Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Hóa học Lớp 8

I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA OXI VÀ HIDRO

- Giống nhau: chất khí, không màu, không mùi, , ít tan trong nước.

- Khác nhau: Oxi nặng hơn không khí, Hidro nhẹ hơn không khí

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC VÀ ĐIỀU CHẾ OXI

1.Tính chất hóa học: ở nhiệt độ cao

a.Tác dụng với Phi kim: tạo ra oxit axit

pdf8 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Hóa học Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 1 
Họ tên HS: Lớp:.. 
I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA OXI VÀ HIDRO 
- Giống nhau: chất khí, không màu, không mùi, , ít tan trong nước. 
- Khác nhau: Oxi nặng hơn không khí, Hidro nhẹ hơn không khí 
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC VÀ ĐIỀU CHẾ OXI 
1.Tính chất hóa học: ở nhiệt độ cao 
a.Tác dụng với Phi kim: tạo ra oxit axit 
S + O2 
→ SO2 ; 4P + 5O2 
→ 2P2O5 ; C + O2 
→ CO2 
b. Tác dụng với kim loại : tạo ra oxit bazơ (tìm CTHH theo hóa trị) 
3Fe + 2O2 
→ Fe3O4 ; 4Na + O2 
→ 2Na2O 
 2Mg + O2 
→ 2MgO ; 4Al + 3O2 
→ 2Al2O3 
c.Tác dụng với hợp chất (C,H) : tạo ra CO2 và H2O 
CH4 + 2O2 
→ CO2 +2H2O ; 2C4H10 + 13 O2 
→ 8CO2 + 10H2O 
(khí metan) (khí butan) 
2.Điều chế oxi 
a. Nguyên tắc điều chế 
2KMnO4 
→ K2MnO4+ MnO2 + O2 ; 2KClO3 
→ 2KCl + 3O2 
Kali pemanganat Kali clorat 
b. Cách thu : 2 cách 
Đẩy không khí (vì O2 nặng hơn không khí nên đặt đứng bình) 
Đẩy nước (vì O2 ít tan trong nước) 
III. THÀNH PHẦN KHÔNG KHÍ: 
 = 
VKK  VKK = 5. 
IV. SỰ CHÁY 
 * Điều kiện phát sinh: 
- Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy. 
- Phải có đủ oxi cho sự cháy. 
 2 
* Biện pháp dập tắt: 
- Hạ nhiệt độ chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy. 
- Cách ly chất cháy với oxi. 
V. OXIT : 1 nguyên tố + O 
- Phân loại: có 2 loại 
+ oxit bazơ OB (là oxit của kim loại): K2O, Al2O3, ZnO. 
+ oxit axit OA( thường là oxit của phi kim): P2O5, SO2 . 
- Cách gọi tên : 
Tên OB = Tên kim loại + oxit 
 (kèm hóa trị với: Cu, Fe, Pb, Hg, Mn,Cr) 
VD : Na2O : Natri oxit FeO : Sắt (II) oxit 
 CuO : đồng (II) oxit Fe2O3 : Sắt (III) oxit 
Tên OA = tiền tố chỉ số ngtử PK + Tên PK + tiền tố chỉ số nguyên tử 
oxi + “oxit” 
Cách đọc tên tiền tố :1- mono ; 2- đi ; 3- tri ; 4- tetra ; 5- penta 
Vd : CO2 : cacbon đioxit SO3 : lưu huỳnh trioxit 
VI. TÍNH CHẤT HÓA HỌC VÀ ĐIỀU CHẾ HIDRO 
1.Tính chất hóa học: ở nhiệt độ cao 
a.Tác dụng với oxi: 2H2+ O2 
→ 2H2O 
b. Tác dụng với oxit kim loại: tạo ra kim loại và H2O 
H2 + CuO 
→ H2O + Cu ; 3H2 + Fe2O3 
→ 3H2O + 2Fe 
2. Điều chế khí Hiđro 
1. Điều chế hiđro 
a) Trong phòng thí nghiệm: 
-Nguyên tắc: Kim loại + Axit  Muối + H2 
 (Mg, Al, Zn, Fe.) (HCl, H2SO4 loãng) 
-Phương trình 
Zn + 2 HCl  H2 + ZnCl2 
Fe + 2 HCl  H2 + FeCl2 (Sắt (II) clorua) 
2Al + 3H2SO4  3 H2 + Al2(SO4)3 
 3 
-Cách thu : 2 cách 
Đẩy nước.(do H2 ít tan trong nước) 
Đẩy không khí. (do H2 nhẹ hơn không khí nên đặt ngược bình) 
b) Trong công nghiệp: 2 H2O 
→ 2 H2 + O2 
VII. PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG HÓA HỌC 
1. Phản ứng hóa hợp: nhiều chất tham gia  1 sản phẩm 
2Mg + O2 
→ 2MgO ; Na2CO3 + CO2 + H2O  2NaHCO3 
2. Phản ứng phân hủy: 1 chất tham gia  nhiều sản phẩm 
2KMnO4 
→ K2MnO4+ MnO2 + O2 ; 2 H2O 
→ 2 H2 + O2 
3. Phản ứng thế: xảy ra giữa đơn chất và hợp chất, nguyên tử đơn chất 
thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất 
Zn + 2 HCl  H2 + ZnCl2 ; H2 + CuO 
→ H2O + Cu 
Bài 1: Hoàn thành các PTHH sau (ghi điều kiện phản ứng nếu có) 
và chỉ ra đâu là phản ứng hóa hợp, đâu là phản ứng phân hủy, đâu 
là 
 1) Fe + O2 → ................................ 
2) Al + O2 → .............................. 
3) .............. + ............ → Na2O 
4) .............. + ......... → MgO 
5) P + O2 → ................................. 
6)  + O2 → SO2 (k) 
7) C2H2 + O2 → ............... +................ 
8) CH4 + ............ →.................... + H2O 
9) C4H10 + O2 →................. +................ 
10) H2O → +  
 4 
11) .... + ..→ H2O 
12) KMnO4 → ++ 
13) KClO3 → + 
14) ................ + ............... → CuO 
15) C + O2 → ............................ 
16) K + O2 → ............................. 
17) ................+ ............ → CaO 
18) Ba + O2 → ........................... 
19) .................+ ........... → PbO 
20) Zn + O2 → ............................ 
Bài 2: Viết PTHH thực hiện chuỗi phản ứng sau và cho biết loại 
phản ứng hóa học 
 a. KClO3 
 ( ) 
→ O2 
 ( ) 
→ PbO 
 ( ) 
→ H2O 
 ( ) 
→ H2 
 ( ) 
→ H2O 
 b. KMnO4 
 ( ) 
→ O2 
 ( ) 
→ ZnO 
 ( ) 
→ H2O 
 ( ) 
→ H2 
 ( ) 
→ Cu 
 ( ) 
→ CuO 
c. Zn 
 ( ) 
→ H2 
 ( ) 
→ H2O 
 ( ) 
→ O2 
 ( ) 
→ Fe3O4 
 ( ) 
→ Fe 
 ( ) 
→ FeCl2 
d. KClO3 
 ( ) 
→ O2 
 ( ) 
→ H2O 
 ( ) 
→ O2 
 ( ) 
→ HgO 
 ( ) 
→ Hg 
 Bài 3: Gọi tên và chỉ ra đâu là oxit axit, đâu là oxit bazơ ? 
CuO, MgO, Fe2O3, N2O3, SO3, K2O, SiO2, P2O5, FeO, HgO, PbO, CaO, 
BaO, Al2O3, Ag2O, ZnO, CO2 
Bài 4: Hãy nhận biết các lọ khí mất nhãn sau: 
4.1. khí oxi (O2), khí hidro (H2), không khí, khí cacbon đi oxit (CO2) 
Giải: Cho que đóm đang cháy vào các khí: 
+ Que đóm bùng cháy sáng hơn là O2 
+ Khí cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt là H2: 
 2H2 + O2 
→ 2 H2O 
 5 
+ Que đóm tắt là CO2 
+ Que đóm cháy bình thường là không khí 
4.2. Khí oxi, khí hiđro, không khí 
4.3. Khí hiđro, khí cacbonic, khí oxi 
Bài 5: Hãy mô tả hiện tượng, viết PTHH xảy ra trong các thí 
nghiệm sau: 
5.1. Đốt lưu huỳnh trong oxi 
*PTHH: ....................................................................................................... 
*HT:............................................................................................................. 
5.2. Đốt dây sắt trong oxi 
*PTHH: ....................................................................................................... 
*HT:............................................................................................................. 
5.3. Cho dung dịch axit clohidric HCl vào ống nghiệm chứa lá kẽm 
*PTHH: ....................................................................................................... 
*HT:......................................................................................................... 
5.4. Cho dung dịch axit sunfuric H2SO4 vào ống nghiệm chứa đinh sắt 
*PTHH: ....................................................................................................... 
*HT:......................................................................................................... 
5.5. Dẫn khí hidro qua bột đồng (II) oxit được đun nóng 
*PTHH: ....................................................................................................... 
*HT:......................................................................................................... 
................................................................................................................... 
Bài 6: BÀI TOÁN LƯỢNG ĐỦ 
Bài 6.1: Nhiệt phân hoàn toàn 24,5 gam kali clorat KClO3 thì thu được 
V (lít) khí X (ở đktc). 
a. Viết phương trình hóa học. Khí X là khí nào ? 
 6 
b. Tính giá trị V ? 
 c. Cho lượng oxi trên phản ứng vừa đủ với sắt thì thu được bao 
nhiêu gam oxit sắt từ ? Biết phản ứng hao hụt 10% 
(O = 16 ; Cl = 35,5 ; K = 39 ; Fe = 56) 
Bài 6.2: Đốt cháy hoàn toàn m (g) lưu huỳnh trong lọ chứa V (lít) oxi 
(đktc) thu được 9,6 gam lưu huỳnh đioxit 
a. Viết phương trình hóa học. 
 b. Tính giá trị m, V ? 
c. Nếu đốt lượng lưu huỳnh trên trong không khí thì cần dùng 
bao nhiêu lít không khí (đktc)? Biết không khí chứa 1/5 thể tích oxi. 
 d. Để điều chế lượng oxi trên thì cần dùng bao nhiêu gam kali 
pemanganat KMnO4 ? biết phản ứng hao hụt 5% 
(O = 16 ; P = 31 ; Cl = 35,5 ; K = 39 ; Mn = 55 ) 
Bài 6.3: Cho một lượng gam kim loại sắt phản ứng vừa đủ với dung 
dịch có chứa 2 ,9 gam axit clohidric (HCl) thu được m (g) muối sắt (II) 
clorua (FeCl2) và V (lít) khí hidro (ở đktc). 
a. Viết phương trình hóa học. 
b. Phản ứng điều chế hidro trên thuốc loại phản ứng hóa học 
nào ? 
c. Tìm giá trị của m, V 
d. Cho toàn bộ lượng khí hidro trên phản ứng vừa đủ với đồng 
(II) oxit đun nóng thì thu được bao nhiêu gam kim loại ? 
(H = 1 ; O = 16 ; Cl = 35,5 ; Fe = 56 ; Cu = 64 ) 
Bài 6.4: Để tái chế kim loại sắt, người ta dùng 3,44 lít khí hidro (đktc) 
để khử hoàn toàn một lượng oxit sắt từ Fe3O4 
a. Viết phương trình hóa học. 
b. Phản ứng tái chế kim loại sắt trên thuốc loại phản ứng hóa 
học nào ? 
c. Tìm khối lượng oxit sắt từ Fe3O4 đã phản ứng 
d. Tính khối lượng sắt được tái chế. 
 7 
e. Để điều chế được lượng hidro trên thì người ta cho m1(gam) 
kẽm phản ứng vừa đủ với dung dịch có chứa m2 (gam) axit 
sunfuric H2SO4. Tính giá trị của m1, m2 
 (H = 1 ; O = 16 ; S = 32 ; Fe = 56 ; Zn = 65 ) 
Bài 7: BÀI TOÁN LƯỢNG DƯ 
Bài 7.1: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí hidro (đktc) trong bình chứa 
3,2g khí oxi thu đươc sản phẩm là nước 
a. Viết PTHH 
b. Sau phản ứng, chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam? 
c. Tính khối lượng nước thu được. 
Hướng dẫn giải 
nH2 = V: 22,4 = 2,24 :22,4 = 0,1 mol 
nO2 = m :M = 3,2 : (16.2) = 0,1 mol 
a/ 2H2 + O2 
→ 2H2O 
 Tỉ lệ 2 1 2 mol 
 Trước phản ứng: 0,1 0,1 0 mol 
 Phản ứng : 0,1 0,05 0,1 mol 
 Sau phản ứng 0 (dư) 0,05 0, mol 
* Lập tỉ lệ: H2 O2 
  O2 dư  tính theo H2 (chất hết) 
b/ sau phản ứng thì O2 dư 
 mO2dư = n (dư) . M = 0,05 x 32 = 1,6 g 
c/ mH2O =n. M = 0,1 x 18 = 1,8 g 
Bài 7.2: Cho 3,6 gam kim loại magie tác dụng với dung dịch có chứa 
 8,25 gam axit clohidric thu được muối magie clorua và khí hidro. 
 8 
a. Viết phương trình hóa học. 
b. Chất nào còn dư ? dư bao nhiêu gam ? 
 c. Tính thể tích khí hidro sinh ra (ở đktc). 
 d. Tính khối lượng muối magie clorua thu được. 
(H = 1 ; Mg = 24 ; Cl = 35,5) 
Bài 7.3: Cho 22,4 gam kim loại sắt tác dụng với dung dịch có chứa 
2 ,9 gam axit clohidric (HCl) thu được m (g) muối sắt (II) clorua 
(FeCl2) và V (lít) khí hidro (ở đktc). 
a. Viết phương trình hóa học. 
b. Chất nào còn dư ? dư bao nhiêu gam ? 
 c. Tìm giá trị của m, V 
(H = 1 ; Cl = 35,5 ; Fe = 56) 
 Bài 7.4: Cho m1 (g) gam nhôm tác dụng hoàn toàn với dung dịch có 
chứa 29,4 gam axit sunfuric. Sau phản ứng tạo thành m2 (g) muối 
nhôm sunfat và V (lít) khí A (ở đktc) 
 a. Viết phương trình hóa học. Khí A là khí nào ? 
 b. Tính giá trị của m1, m2, V ? 
 e. Dẫn toàn bộ lượng khí A trên qua 32 gam đồng (II) oxit ở 
nhiệt độ cao thì thu được x (gam) chất rắn B. Tính x. 
(H = 1 ; O = 16 ; S = 32 ; Al = 27 ; Cu = 64 ) 
Bài 8: CÂU HỎI THỰC TIỄN 
Xem kĩ các kiến thức: 
-Tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng của: oxi, hidro 
-Thành phần không khí 
-Biện pháp dập tắt sự cháy 
-Bảo vệ môi trường không khí trong lành, tránh ô nhiễm 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_8.pdf
Bài giảng liên quan