Đề cương ôn tập HKI môn Ngữ Văn Lớp 10 - Tuần 13-17

1.Kiến thức trọng tâm:

-Nội dung: Lối sống hoà hợp với tự nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung cảm trữ tình, chất trí tuệ

-Nghệ thuật: Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên mà ẩn ý thâm trầm, giàu chất trí tuệ

-> bài thơ là bằng chứng cho sự trưởng thành của thơ Nôm Việt Nam

2. Dạng đề vận dụng:

Cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ “Nhàn”?

Từ bài thơ, em học được điều gì trong cách sống của nhà thơ?

 

docx4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập HKI môn Ngữ Văn Lớp 10 - Tuần 13-17, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN
KHỐI: 10
*Thời gian: Từ tuần 13-> tuần 17(HK I)
I. ÔN TẬP KIẾN THỨC:
Đọc văn
TỎ LÒNG
(Thuật hoài) -Phạm Ngũ Lão
1.Kiến thức trọng tâm:
-Nội dung:Vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế lớn lao, lí tưởng cao cả; vẻ đẹp của thời đại với khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến, quyết thắng- thời đại mang hào khí Đông A
-Nghệ thuật:	
+Hình ảnh thơ kì vĩ, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng
+Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc
2. Dạng đề vận dụng:
Cảm nhận vẻ đẹp của người anh hùng vệ quốc qua bài thơ “Tỏ lòng”(“Thuật hoài”- Phạm Ngũ Lão ).
Qua bài thơ, em rút ra được bài học gì về lẽ sống của thanh niên hiện nay?
› & š
Đọc văn:
CẢNH NGÀY HÈ
(Bảo kính cảnh giới-số 43)-Nguyễn Trãi-
1.Kiến thức trọng tâm:
-Nội dung: 
+Vẻ đẹp của bức tranh ngày hè được gợi tả một cách sinh động
+Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bức tranh phong cảnh ngày hè: nhạy cảm với thiên nhiên và cuộc sống đời thường của nhân dân; luôn hướng về nhân dân với mong muốn “Dân giàu đủ khắp đòi phương”
-Nghệ thuật thơ Nôm độc đáo: từ láy sinh động và câu thơ lục ngôn tự nhiên
-> “Cảnhngày hè” xứng đáng được xem là một trong những bông hoa đầu mùa rực rỡ của thơ Nôm Việt Nam
2. Dạng đề vận dụng:
	Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè”
› & š
Đọc văn:	ĐỌC TIỂU THANH KÍ
	-Nguyễn Du-
1.Kiến thức trọng tâm:
-Nội dung:
+Tiếng khóc cho số phận người phụ nữ tài sắc, bạc mệnh đồng thời là niềm khao khát tri âm của nhà thơ
+Bài thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác của Nguyễn Du
 -Nghệ thuật: Âm điệu ai oán, từ ngữ cô đọng, hình ảnh mang tính biểu tượng
2. Dạng đề vận dụng:
	Cảm nhận nỗi lòng nhà thơ Nguyễn Du qua bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”
Nếu được trả lời cho câu hỏi của Nguyễn Du trong hai câu thơ cuối bài, em sẽ nói gì?
› & š
Đọc văn:	NHÀN
	-Nguyễn Bỉnh Khiêm-
1.Kiến thức trọng tâm:
-Nội dung: Lối sống hoà hợp với tự nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung cảm trữ tình, chất trí tuệ
-Nghệ thuật: Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên mà ẩn ý thâm trầm, giàu chất trí tuệ
-> bài thơ là bằng chứng cho sự trưởng thành của thơ Nôm Việt Nam
2. Dạng đề vận dụng:
Cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ “Nhàn”?
Từ bài thơ, em học được điều gì trong cách sống của nhà thơ?
› & š	
Tiếng việt: 	PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
1.Kiến thức trọng tâm:
-Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt
-Hai dạng tồn tại của ngôn ngữ sinh hoạt 
-Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các đặc điểm về ngôn ngữ phù hợp với ba đặc trưng cơ bản:
+Tính cụ thể, sinh động
+Tính cảm xúc
+Tính cá thể
2. Bài tập vận dụng:
Chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong các văn bản sau:
-Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
-Hỡi cô gánh nước quang mây
Cho anh một gáo tưới cây ngô đồng”
(Ca dao)
.
Tiếng việt: 	THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ, HOÁN DỤ
Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
-Ẩn dụ: dựa trên sự liên tưởng giống nhau(tương đồng) của 2 đối tượng bằng so sánh ngầm và thường có sự chuyển trường nghĩa 
-Hoán dụ: dựa trên sự liên tưởng gần gũi (tương cận) mà không so sánh và không chuyển trường nghĩa(cùng trong một trường nghĩa)
2. Bài tập áp dụng:
Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong các văn bản sau:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”
(Ca dao)
2. Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
(Tố Hữu-Việt Bắc)
	 	3. Sáng đi bóng hãy còn dài
Trưa về bóng đã nghe ai bóng tròn”
(Ca dao)
4. Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
	(Nguyễn Bính-Tương tư)
II. HƯỚNG DẪN THI HỌC KÌ I
Câu trúc đề thi gồm 2 phần:
Phần I: Đọc- hiểu (3,0 điểm) thường bao gồm các dạng câu hỏi sau:
-Nhận diện các phương thức biểu đạt/ phương thức biểu đạt chính của văn bản	
-Nhận diện, xác định câu chủ đề
-Xác định nội dung chính của văn bản
-Giải thích ý nghĩa từ ngữ, câu văn/ ý nghĩa văn bản
-Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong văn bản
-Từ văn bản, rút ra bài học cho bản thân.
..
Phần II: Làm văn nghị luận (7,0 điểm)
Phân tích/ cảm nhận một đoạn thơ, bài thơ trong chương trình Ngữ văn 10- tập 1
Ví dụ:
1/ Cảm nhận của em về bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão
2/ Cảm nhận của em về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
› & š
CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT!

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hki_mon_ngu_van_lop_10_tuan_13_17.docx