Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học Lớp12 - Năm học 2020-2021

Câu 1. Chất X có công thức phân tử C2H4O2, cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra muối và nước. Chất X thuộc loại

A. ancol no đa chức. B. axit không no đơn chức. C. este no đơn chức. D. axit no đơn chức.

Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam este X thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam H2O. Công thức phân tử của este là A. C4H8O4 B. C4H8O2 C. C2H4O2 D. C3H6O2

Câu 3. Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam este no, đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1,3M (vừa đủ) thu được 5,98 gam một ancol Y. Tên gọi của X là

A. Etyl fomat B. Etyl axetat C. Etyl propionat D. Propyl axetat

 

doc26 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học Lớp12 - Năm học 2020-2021, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 /NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dd glucozơ đã dùng 
A. 0,20 M	B. 0,01 M	C. 0,02 M	D. 0,10 M
Từ một tấn nước mía chứa 13% saccarozơ, cho biết hiệu suất thu hồi saccarozơ đạt 80% thì khối lượng saccarozơ thu được là:
A. 104 kg	B. 140 kg	C. 108 kg	D. 204 kg
Để nhận biết 3 dung dịch: Glucozơ, ancol etylic, saccarozơ đựng riêng biệt trong 3 lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là:
A. Cu(OH)2	B. AgNO3/NH3 và H2O/H+ C. AgNO3/NH3	D. CH3OH/CHl
Thủy phân hoàn toàn 62,5g dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu được dung dịch X. Cho AgNO3 trong dung dịch NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng bạc thu được là: A. 6,57g	B. 7,65g	C. 13,5g	D. 8,5g
CHƯƠNG 3 : AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN
AMIN
Khái niệm: khi thay nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon ta thu được amin.
CTC của amin no, đơn chức: CnH2n + 3N (hay CnH2n+1NH2) 
 CTC của amin đơn chức: CxHyN ( hay RNH2)
Số đồng phân : 
CTPT
Tổng số ĐP
2n-1
Bậc
bậc 1 (2n-2 )
bậc 2
bậc 3
C2H7N
2
1
1
0
C3H9N
4
2
1
1
C4H11N
8
4
3
1
 4. Tên gọi: CH3NH2 : metylamin (metanamin) 	 
 C2H5NH2 : etylamin (etanamin) 
	 CH3-NH-CH3 : đimetylamin (N-metylmetanamin)
	 CH3-NH-C2H5 : etylmetylamin (N-metyletanamin) 
	 CH3-N-CH3 : trimetylamin (N,N-đimetylmetanamin) 
 │	 
 CH3
 C6H5NH2 : phenylamin ( hay benzenamin, anilin )
5. Tính chất hóa học:
+ Tính bazơ: làm quỳ tím hóa xanh, phenolphtalein hoá hồng (từ C6 trở lên và anilin C6H5NH2 không làm đổi màu quỳ tím)
Lực bazơ : R-NH-R’ > RNH2 > NH3 > C6H5NH2 (R là nhóm đẩy e như CH3, C2H5 ,. )
VD:Lực bazơ giảm theo thứ tự: NaOH>(C2H5)2NH>C2H5NH2>NH3>C6H5CH2NH2 >C6H5NH2 >(C6H5)2NH
+ Tác dụng với axit: RNH2 + HCl → RNH3Cl
+ Phản ứng thế brom của anilin : C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2 ↓ trắng + 3HBr
	M= 93	M=330
 C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH ↓ trắng + 3HBr
	M= 94	M=331
+ Phản ứng cháy: 	CnH2n+3N + 	O2 → n CO2 + H2O + N2
AMINOAXIT
1. Khái niệm: hchc tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH) 
2. CTC của aminoaxit no, đơn chức: H2N-CnH2n-COOH hay CnH2n+1NO2 
 CTC của Aminoaxit : (H2N)a -R-(COOH)b
3. Đồng phân:
CTPT
Số đồng phân
C2H7NO2
1
C3H7NO2
2
C4H9NO2
5
 4. Tên gọi : 
Công thức
Tên thay thế
Tên bán hệ thống
Tên thường
Kí hiệu
Axit aminoetanoic
Axit aminoaxetic
Glyxin
Gly
Axit 
2-aminopropanoic
Axit 
a-aminopropionic
Alanin
Ala
Axit
2-amino-3-metylbutanoic
Axit 
a-aminoisovaleric
Valin
Val
Axit
2-aminopentan-1,5-đioic
Axit 
a-aminoglutaric
Axit glutamic
Glu
Axit
2,6-điaminohexanoic
Axit
điaminocaproic
Lysin
Lys
Tính chất vật lí: chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy cao. 
-Aminoaxit là những nguyên liệu tạo nên các chất protit (đạm) trong cơ thể sinh vật. Aminoaxit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo ra các polipeptit. Các polipeptit kết hợp với nhau tạo ra các loại protit.
Cấu tạo: thường tồn tại dạng ion lưỡng cực H2N-R-COOH 
Tính chất hóa học:
+ Tính axit – bazơ: (NH2)b - R - (COOH)a 
	a > b à quỳ tím hóa đỏ 
	 Nếu 	a = b à quỳ tím không đổi màu
	a < b à quỳ tím hóa xanh.	
+ Tính lưỡng tính: vừa tác dụng với axit (HCl) vừa tác dụng với bazơ (NaOH, KOH)
H2N-R-COOH + NaOH → H2N-R-COONa + H2O ( H2N-R-COONa + 2HCl → sp)
H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH ( hay HOOC-R-NH3Cl +2 NaOH → sp)
+ Phản ứng riêng của nhóm COOH: T/d với kim loại đứng trước H2, oxit bazơ, bazơ, ancol (xt HCl)
+ Phản ứng trùng ngưng: polime thuộc loại poliamit
Ví dụ: (-HN-[CH2]5-CO-)n : tơ capron (nilon-6) ; (-HN-[CH2]6-CO-)n : tơ enang (nilon-7)
PEPTIT VÀ PROTEIN
1. Khái niệm peptit: chứa 2-50 gốc α-aminoaxit. Liên kết peptit là liên kết CO-NH giữa 2 α-aminoaxit
 + Oligopeptit: gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α- amino axit và được gọi tương ứng là đipeptit, tripeptit,  
 + Polipeptit: gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α- amino axit. Polipeptit là cơ sở tạo nên protein. 
2. Khái niêm protein: polipeptit cao phân tử (có dạng dd keo và bị đông tụ khi đun nóng)
§ Dạng sợi : như keratin (trong tóc), miozin (trong cơ), fibroin (trong tơ tằm). => Không tan
§ Dạng cầu : như anbumin (trong lòng trắng trứng), hemoglobin (trong máu). => Tan và đông tụ.
3. Tính chất hóa học của peptit và protein: 
+ Phản ứng thủy phân: peptit (protein) chuỗi polipeptit α-aminoaxit
+ Phản ứng màu biure: Peptit ; protein (lòng trắng trứng) + Cu(OH)2 → màu tím
 Riêng : protein (lòng trắng trứng) + HNO3 → kết tủa vàng
4. Chú ý: nếu phân tử peptit có n gốc aminoaxit khác nhau thì
+ số đồng phân peptit là: n !	+ Số đipeptit tối đa : n2
+ số liên kết peptit là : n – 1 	+ Số tripeptit tối đa : n3
Chú ý; khi bài tập cho 1 a.a tác dụng với dd HCl theo tỉ lệ 1:1(n) thí => a.a cod 1 nhóm NH2 , hoặc khi tác dụng với dd NaOH theo tỉ lệ 1:1 (n) à a.a có 1 nhóm COOH
-Protit bị đông tụ khi đun nóng, ví dụ anbumin trong lòng trắng trứng. Khi đốt protit có mùi khét như mùi tóc cháy. 
II. Bài tập
Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là A. 5. 	B. 7. 	C. 6. 	D. 8.
Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là A. 4. B. 3. C. 2. 	D. 5.
Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là A. 4. B. 3. C. 2. 	D. 5.
Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N ? A. 3	 B. 5	 C. 6	 D. 7 
Anilin có công thức là A. CH3COOH. 	 B. C6H5OH. C. C6H5NH2. 	 D. CH3OH. 
Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?
A. H2N-[CH2]6–NH2 	B. CH3–CH(CH3)–NH2 C. CH3–NH–CH3	D. C6H5NH2
Có bao nhiêu amin bậc hai có cùng công thức phân tử C5H13N ?
A. 4	B. 5	C. 6. 	D. 7 
tên phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2 là: 
A. Metyletylamin. 	B. Etylmetylamin. 	C. Isopropanamin. D. Isopropylamin. 
 chất dưới đây có lực bazơ mạnh nhất 
A. NH3 	B. C6H5CH2NH2 	C. C6H5NH2 	 	D. (CH3)2NH 
 chất dưới đây có lực bazơ yếu nhất 
A. C6H5NH2 	B. C6H5CH2NH2 	C. (C6H5)2NH 	D. NH3 
 tên nào phù hợp với chất C6H5-CH2-NH2 
A. Phenylamin.	 	B. Benzylamin.	 	C. Anilin. 	D. Phenylmetylamin.
 chất nào dưới đây có tính bazơ mạnh nhất ?
A. p-CH3-C6H4-NH2.	B. (C6H5)2NH	C. C6H5NH2.	D. C6H5-CH2-NH2
Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là
A. Anilin 	B. Natri hiđroxit. 	C. Natri axetat. 	 	D. Amoniac.
Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là
A. C6H5NH3Cl. 	B. C6H5CH2OH. 	C. p-CH3C6H4OH. 	D. C6H5OH.
Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp benzen, anilin, phenol ta chỉ cần dùng các hoá chất (dụng cụ,điều kiện thí nghiệm đầy đủ) là
A. dd NaOH, dd HCl, khí CO2. 	B. dd Br2, dd HCl, khí CO2.
C. dd Br2, dd NaOH, khí CO2. 	D. dd NaOH, dd NaCl, khí CO2.
Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. anilin, metyl amin, amoniac. 	 B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.
C. anilin, amoniac, natri hiđroxit. 	D. metyl amin, amoniac, natri axetat.
Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào 
A. ancol etylic. 	 B. benzen. 	 	C. anilin. 	 	D. axit axetic. 
Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là
A. C2H5OH. 	 B. CH3NH2. 	 	C. C6H5NH2. D. NaCl.
Anilin (C6H5NH2) phản ứng với dung dịch
A. NaOH. 	B. HCl. 	C. Na2CO3. 	D. NaCl.
Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
A. dd phenolphtalein. 	 B. nước brom.	C. dd NaOH. 	 D. giấy quì tím.
Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
A. dd NaCl. 	B. dd HCl. 	C. nước Br2. 	 D. dd NaOH.
Dung dịch metylamin trong nước làm
A. quì tím không đổi màu. 	B. quì tím hóa xanh.
C. phenolphtalein hoá xanh. 	D. phenolphtalein không đổi màu.
Cho 500 gam benzen phản ứng với HNO3 (đặc) có mặt H2SO4 đặc, sản phẩm thu được đem khử thành anilin. Nếu hiệu suất chung của quá trình là 78% thì khối lượng anilin thu được là
A. 456 g. 	B. 564 g	C. 465 g. 	D. 546 g
Cho 9,3 gam anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là 
A. 11,95 g. 	B. 12,95 g	C. 12,59 g. 	D. 11,85 g
Cho 5,9g etylamin tác dụng vừa đủ với HCl. Khối lượng muối thu được là 
A. 8,15 g. 	B. 9,65 g. 	C. 8,10 g. 	D. 9,55 g
Cho 4,5g etylamin tác dụng vừa đủ với HCl. Khối lượng muối thu được là 
A. 7,65 g	B. 8,15 g. 	C. 8,10 g	D. 0,85 g
Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 38,85 gam muối. Khối lượng anilin đã phản ứng là
A. 18,6g 	B. 9,3g 	C. 37,2g 	D. 27,9g.
Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H5N 	B. CH5N 	C. C3H9N 	D. C3H7N
Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,05 mol H2SO4 loãng. Khối lượng muối thu được bằng bao nhiêu gam? 
A. 7,1g. 	B. 14,2g. 	C. 19,1g. 	D. 28,4g.
Để trung hòa 20 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 22,5% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là 
A. C2H7N	B. CH5N	C. C3H5N	D. C3H7N
Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 8.	B. 7.	C. 5.	D. 4.
Thể tích nước brom 3% (d = 1,3g/ml) cần dùng để điều chế 4,4 gam kết tủa 2,4,6 – tribrom anilin là A. 164,1ml.	B. 49,23ml.	C 146,1ml.	 	D. 16,41ml.
Đốt cháy hoàn toàn amin no đơn chức X, thu được 16,8 lít CO2 ; 2,8 lít N2 (đktc) và 20,25 g H2O. Công thức phân tử của X là A. C4H9N.	B. C3H7N.	C. C2H7N.	D. C3H9N.
Một amin đơn chức có chứa 31,111%N về khối lượng. Công thức phân tử và số đồng phân của amin tương ứng là
A. CH5N; 1 đồng phân. B. C2H7N; 2 đồng phân. C. C3H9N; 4 đồng phân. D. C4H11N; 8 đồng phân.
Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng với 200 ml dd HCl x(M). Sau khi phản ứng xong thu được dd có chứa 22,2 gam chất tan. Giá trị của x là
A. 1,3M	B. 1,25M	C. 1,36M	D. 1,5M
Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức, mạch hở thu được tỉ lệ khối lượng của CO2 so với nước là 44 : 27. Công thức phân tử của amin đó là
A. C3H7N	B. C3H9N	C. C4H9N	 	D. C4H11N
Cho m gam Anilin tác dụng hết với dung dịch Br2 thu được 9,9 gam kết tủa. Giá trị m đã dùng là
A. 0,93 g	B. 2,79 g	C. 1,86 g	D. 3,72 g
Ba chất lỏng: C2H5OH, CH3COOH, CH3NH2 đựng trong ba lọ riêng biệt. Thuốc thử dùng để phân biệt ba chất trên là A. quỳ tím. 	B. kim loại Na. 	C. dd Br2. 	D. dd NaOH.
Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần là 
A. CH3NH2, NH3, C6H5NH2. B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3. C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. 	 D. NH3, CH3NH2, C6H5NH2. 
Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là A. 3. 	B. 2. 	C. 1. 	D. 4.
 Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là:
A. C3H5N	B. C2H7N	C. CH5N	D. C3H7N
Có hai amin bậc một : X (đồng đẳng của anilin) và Y (đồng đẳng của metylamin). Đốt cháy hoàn toàn 3,21g amin X sinh ra CO2 và hơi H2O và 336 cm3 khí N2 (đktc). Khi đốt cháy hoàn toàn amin Y cho VCO2: VH2O= 2 : 3. Công thức phân tử của 2 amin đó là:
A. CH3C6H4NH2 và CH3CH2-CH2NH2 	 	B. C2H5C6H4NH2 và CH3CH2CH2NH2 
C. CH3C6H4NH2 và CH3(CH2)4NH2 	D. C2H5C6H4NH2 và CH3NH2 
 Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, người ta thu được 10,125g H2O, 8,4 lít khí CO2 và 1,4 lít N2 (các V đo ở đktc). Số đồng phân của amin trên là:
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
AMINOAXIT – PEPTIT - PROTEIN
Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử
A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. 	B. chỉ chứa nhóm amino.
C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. 	D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.
C4H9O2N có mấy đồng phân amino axit có nhóm amino ở vị trí α?
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 5.
Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C4H9O2N? 
A. 3 chất. 	B. 4 chất. 	C. 5 chất. 	D. 6 chất. 
Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C3H7O2N? 
A. 3 chất. 	B. 4 chất. 	C. 2 chất. 	D. 1 chất. 
 tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH ? 
A. Axit 2-aminopropanoic. B. Axit a-aminopropionic. 	C. Anilin. 	D. Alanin. 
 tên không phù hợp với chất CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH là:
A. Axit 3-metyl-2-aminobutanoic. B. Valin. C. Axit 2-amino-3-metylbutanoic.	D. Axit a-aminoisovaleric.
Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin?
A. H2N-CH2-COOH 	B. CH3–CH(NH2)–COOH 
C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH	D. H2N–CH2-CH2–COOH 
Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím :
A. Glixin (CH2NH2-COOH) 	 	B. Lizin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH) 
C. Axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH)	 D. Natriphenolat (C6H5ONa)
Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là
A. CH3COOH. 	 	B. H2NCH2COOH. 	 C. CH3CHO. 	 D. CH3NH2.
Chất vừa tác dụng với H2NCH2COOH, vừa tác dụng với CH3NH2?
A. NaCl. 	 	B. HCl. 	 	C. CH3OH. 	 D. NaOH.
Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là
A. C6H5NH2. 	 B. C2H5OH. 	 C. H2NCH2COOH. D. CH3NH2.
Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. C2H5OH. 	 B. CH2 = CHCOOH. C. H2NCH2COOH. D. CH3COOH.
Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là A. 4. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 5.
Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dd KOH và dd HCl. B. dd NaOH và dd NH3. C. dd HCl và dd Na2SO4 . 	D. dd KOH và CuO.
Chất phản ứng được với các dung dịch: NaOH, HCl là 
A. C2H6. 	B. H2N-CH2-COOH. 	C. CH3COOH. 	 D. C2H5OH. 
Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch
A. NaNO3. 	B. NaCl. 	C. NaOH. 	 	D. Na2SO4.
Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím 
A. CH3NH2.	B. NH2CH2COOH
C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.	D. CH3COONa.
Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là 
A. dd NaOH. 	B. dd HCl. 	C. natri kim loại. D. quỳ tím. 
 Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là	 A. 2. 	B. 5. 	C. 4. 	D. 3.
Glyxin không tác dụng với A. H2SO4 loãng. 	B. CaCO3. 	C. C2H5OH. 	D. NaCl. 
Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là 
A. 43,00 g	B. 44,00 g.	C. 11,05 g.	D. 11,15 g
Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là 
A. 9,9 g.	B. 9,8 g	C. 7,9 g.	D. 9,7 g.
Cho m gam alanin phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được 11,1 gam. Giá trị m đã dùng 
A. 9,9 g	B. 9,8 gam.	C. 8,9 g.	D. 7,5 g
Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là
A. H2NC3H6COOH. B. H2NCH2COOH. 	C. H2NC2H4COOH.	 D. H2NC4H8COOH.
1 mol a - amino axit X tác dụng vừa hết với 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,287% Công thức cấu tạo của X là 
A. CH3-CH(NH2)–COOH B. H2N-CH2-CH2-COOH C. H2N-CH2-COOH D. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH 
Khi trùng ngưng 13,1 g axit e - aminocaproic với hiệu suất 80%, ngoài aminoaxit còn dư người ta thu được m gam polime và 1,44 g nước. Giá trị m là A. 10,41 	B. 9,04 	C. 11,02 D. 8,43
Este A được điều chế từ ancol metylic và amino axit no B(chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl). Tỉ khối hơi của A so với oxi là 2,78125. B là 
A. axit amino fomic. 	B. axit aminoaxetic. C. axit glutamic. 	D. axit β-amino propionic.
Cứ 0,01 mol aminoaxit (A) phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 1,5 gam aminoaxit (A) phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Khối lượng phân tử của A là 
A. 150. 	 B. 75.	C. 105. 	D. 89.
0,01 mol aminoaxit (A) tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 0,2M. Cô cạn dd sau phản ứng được 1,835 gam muối khan. Khối lượng phân tử của A là 
A. 89. 	 B. 103.	C. 117.	D. 147.
Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là 
A. axit glutamic. 	B. valin.	 C. alanin.	 D. glixin
Este A được điều chế từ-amino axit và ancol metylic. Tỉ khối hơi của A so với hidro bằng 44,5. Công thức cấu tạo của A là:
A. CH3–CH(NH2)–COOCH3.	 B. H2N-CH2CH2-COOH
C. H2N–CH2–COOCH3.	D. H2N–CH2–CH(NH2)–COOCH3.
A là một a–aminoaxit. Cho biết 1 mol A phản ứng vừa đủ với 1 mol HCl, hàm lượng clo trong muối thu được là 19,346%. Công thức của A là :
A. HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COOH	B. HOOC–CH2CH2CH2–CH(NH2)–COOH
C. CH3CH2–CH(NH2)–COOH	D. CH3CH(NH2)COOH
Tri peptit là hợp chất 
A.mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit. 	
B.có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.
C.có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.
D.có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.
Có bao nhiêu tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc amino axit khác nhau?
A. 3 chất. 	B. 5 chất. 	 C. 6 chất. 	D. 8 chất. 
Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?
A.H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.	B.H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
C.H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH. D.H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit ?
A. 1 chất. 	B. 2 chất. 	C. 3 chất. 	D. 4 chất. 
Số đồng phân tripeptit có chứa gốc của cả glyxin và alanin là
A. 6. 	B. 3. 	C. 5. 	D. 4.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là
A. α-aminoaxit. 	B. β-aminoaxit. 	C. axit cacboxylic. 	D. este.
Số đồng phân đipeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 1 phân tử alanin là
A. 3. 	B. 1. 	C. 2. 	D. 4.
Phát biểu nào sau đây đúng:
A.Trong phân tử amino axit chỉ có một nhóm OH và một nhóm COOH
B.Dung dịch amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.
C.Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím. D.Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.
. pH của dung dịch ba chất tăng theo trật tự nào sau đây ?
A.CH3(CH2)3NH2 < NH2CH2COOH < CH3CH2COOH.B.CH3CH2COOH < NH2CH2COOH < CH3(CH2)3NH2 
C.NH2CH2COOH < CH3CH2COOH < CH3(CH2)3NH2 D.CH3CH2COOH < CH3(CH2)3NH2 < NH2CH2COOH
 Phát biểu nào sau đây đúng:
A.Phân tử dipeptit có hai liên kết peptit B.Phân tử dipeptit có một liên kết peptit
C.Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bao giờ cũng bằng số đơn vị amino axit.
D.Peptit có hai loại: Oligopeptit và polipeptit
 Giữa polipeptit, protein và amino axit có đặc điểm chung là:
A.Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố như nhau B.Đều tác dụng với dung dịch axit
C.Có tỉ lệ số mol các nguyên tố C, H, N, O bằng nhau. D.Đều có phản ứng màu.
. Dùng các hóa chất nào sau đây có thể phân biệt được các dung dịch: Glixerol, glucozơ, anilin, alanin, anbunmin ?
 A.Dùng Cu(OH)2 rồi đun nóng nhẹ, sau đó dùng dung dịch Br2 B.Dùng lần lượt các dung dịch CuSO4,H2SO4 , l2
C.Dùng lần lượt các dung dịch AgNO3/NH3 , CuSO4 , NaOH.
D.Dùng lần lượt các dung dịch HNO3 , NaOH, CuSO4 
 Có thể nhận biết dung dịch anilin bằng cách nào sau đây ?
A. Ngửi mùi;	B. Tác dụng với giấm;
C. Thêm vào giọt dung dịch Na2CO3;	D. Thêm vào giọt dung dịch brom
Hãy chọn một thuốc thử trong các thuốc thử sau đây để phân biệt các dung dịch glucozơ, glixerol, etanol và lòng trắng trứng.
A. Dd NaOH	B. Dd AgNO3/NH3 	C. Cu(OH)2 	D. Dd HNO3
Một chất có công thức phân tử C3H7O2N. Số đồng phân của chất này là
A. 4	B. 5	C. 3	D. 2
Phân tử khối của amino axit có công thức H2N-R-COOH (R là gốc hiđrocacbon) là một số:
A. chẵn	B. lẻ	C. thập phân	D. chẵn hoặc lẻ
 Một tập hợp chất hữu cơ X mạch thẳng có công thức phân tử là C3H10O2N2. X tác dụng với kiềm tạo thành NH3; mặt khác X tác dụng với axit tạo thành muối amin bậc 1. X có công thức cấu tạo là:
A. H2N-CH2-CH2-COONH4	B. CH3CH(NH2)COONH4	
C. A hoặc B	D. H2NCH2COOH3NCH3
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, là đồng đẵng liên tiếp thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6g H2O. Công thức phân tử của 2 amin là:
A. CH3NH2 và C2H5NH2	B. C2H5NH2 và C3H7NH2
C. C3H7NH2 và C4H9NH2 	D. C4H9NH2 và C5H11NH2 
Đốt cháy hoàn toàn 8,7 g amino axit X (axit đơn chức) thì thu được 0,3 mol CO2, 0,25 mol H2O và 1,12 lit (đktc) của một khí trơ. X có công thức cấu tạo là:
A. H2N-CH-CH-COOH	B. CH2=C(NH2)-COOH C. H2N-CH2-CH2-COOH	D. A và B
. Đun 100ml dung dịch amino axit 0,

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop12_nam_hoc_2020_2021.doc
Bài giảng liên quan