Đề cương ôn tập kiểm tra 45 phút môn Địa lí Lớp 11 – Năm học 2020-2021

Câu 37: Biểu hiện của hiện tượng hiệu ứng nhà kính hiện nay là

A. nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên. B. lượng mưa có độ pH nhỏ hơn 5,6.

C. tầng ozon ngày càng mỏng dần. D. thiên tai ngày càng gia tăng.

Câu 38:Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm tự nhiên của châu Phi?

A. Khí hậu nóng khô. B. Nghèo khoáng sản. C. Không có rừng rậm. D. Không có sông lớn.

Câu 39: Những cảnh quan thiên nhiên chủ yếu của châu Phi là

A. hoang mạc, bán hoang mạc và xa van.

B. hoang mạc, bán hoang mạc và rừng nhiệt đới ẩm.

C. hoang mạc, bán hoang mạc và rừng xích đạo.

D. hoang mạc, bán hoang mạc và rừng lá kim.

Câu 40: Nhận định nào sau đây đúng với dân số của châu Phi?

A. Bùng nổ dân số. B. Già hóa dân số. C. Dân số giảm. D. Nhập cư ồ ạt.

Câu 41: Vấn đề nổi bật trong xã hội châu Phi hiện nay là

A. đói nghèo, bệnh tật và chiến tranh. B. sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc.

C. hiện tượng đô thị hóa tự phát. D. nhập cư diễn ra quá mức.

Câu 42: Nguyên nhân nào sau đây làm cho châu Phi kém phát triển so với thế giới?

A. Sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân. B. Nghèo tài nguyên thiên nhiên.

C. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt. D. Thiếu nguồn lao động.

Câu 43: Nhận định nào dưới đây không chính xác về châu Phi?

A. Một vài nước châu Phi có nền kinh tế kém phát triển.

B. Xã hội tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết.

C. Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức.

D. Trình độ dân trí thấp so với trung bình thế giới.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra 45 phút môn Địa lí Lớp 11 – Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 45P – ĐỊA LÍ KHỐI 11 – 2020 – 2021
I. Lý thuyết (7 điểm) – Trắc nghiệm khách quan 
1. Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nhóm nước.
- Hiểu nghĩa của các kí hiệu viết tắt: FDI, ODA, HDI.
- Sự phân chia các nhóm nước trên thế giới: Nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển, nhóm nước Nic. 
- Sự phân bố của các nhóm nước trên bản đồ thế giới.
- Mỗi nhóm nước kể tên từ 5 đến 10 quốc gia. 
- Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế giữa nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển: Tương phản về GDP/người; tương phản về cơ cấu GDP theo khu vực (khu vực I, khu vực II, khu vực III), tương phản về FDI và ODA.
- Sự tương phản về các chỉ số xã hội giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển: chỉ số tuổi thọ, chỉ số gia tăng dân số tự nhiên, chỉ số HDI.
- Đặc trưng của cuộc CMKH-CN hiện đại; 04 công nghệ trụ cột; Tác động của nó đến nền kinh tế thế giới.
2. Bài 2: Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế.
- Giải thích được các thuật ngữ: Toàn cầu hóa, toàn cầu hóa kinh tế, khu vực hóa, khu vực hóa kinh tế.
- Hiểu được nghĩa của các kí hiệu viết tắt: WTO, WB, IMF, ASEAN, APEC, EU, NAFTA, MERCOSUR.
- 04 biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.
- Biểu hiện của khu vực hóa kinh tế.
- Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế.
3. Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu.
- Kể tên được 10 vấn đề mang tính toàn cầu.
- Vấn đề bùng nổ dân số: Phạm vi xảy ra và nêu một số hậu quả.
- Vấn đề già hóa dân số: Phạm vi xảy ra và nêu một số hậu quả.
- Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu: Cần hiểu được biểu hiện và nguyên nhân của các hiện tượng hiệu ứng nhà kính, mưa axit, suy giảm tầng ozon và một số hậu quả của chúng.
- Vấn đề ô nhiễm nguồn nước: Kể được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương.
- Vấn đề suy giảm đa dạng sinh vật: Nêu được những nguyên nhân làm cho các loài sinh vật tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
4. Bài 5 – Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi.
- Khái quát về châu Phi: Vị trí tọa độ địa lí; tiếp giáp; số quốc gia; số dân (1,216 tỉ người – 2016).
- Các vấn đề ở châu Phi:
+ Vấn đề tự nhiên.
+ Vấn đề dân cư.
+ Vấn đề xã hội.
+ Vấn đề kinh tế. 
5. Bài 5 – Tiết 2: Một số vấn đền của Mỹ La Tinh.
- Khái quát về Mỹ La Tinh: Vị trí tọa độ địa lí; tiếp giáp; số quốc gia; số dân (643 triệu người – 2016).
- Các vấn đề ở Mỹ La Tinh:
+ Vấn đề tự nhiên.
+ Vấn đề xã hội.
+ Vấn đề kinh tế.
II. Thực hành – Tự luận – 3 điểm. 
1. Tính GDP/người và cảm nhận số liệu sau khi tính được.
2. Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và cảm nhận số liệu sau khi tính được.
3. Nhận xét bảng số liệu, biểu đồ về các nội dung: tốc độ tăng trưởng kinh tế; tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên; chỉ số HDI; chỉ số tuổi thọ trung bình; GDP/người; nợ nước ngoài so với GDP. 
ÔN TẬP KIỂM TRA HKI
Câu 1: Các quốc gia trên thế giới được chia thành hai nhóm nước là 
A. nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.
B. nhóm nước phát triển và nhóm nước công nghiệp mới.
C. nhóm nước đang phát triển và nhóm nước công nghiệp mới.
D. nhóm nước phát triển và nhóm nước kém phát triển.
Câu 2: FDI là từ viết tắt của thuật ngữ nào sau đây?
A. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
B. Chỉ số phát triển con người.
C. Tổng sản phẩm trong nước.
D. Thu nhập bình quân đầu người. 
Câu 3: Các quốc gia trên thế giới được chia thành nhóm nước phát triển và đang phát triển dựa vào tiêu chí nào sau đây?
A. Sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
B. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
C. Sự khác nhau về quy mô dân số, chủng tộc, tôn giáo.
D. Sự khác nhau về quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP). 
Câu 4: Chỉ số HDI là chỉ số nào trong các chỉ số sau?
A. Chỉ số phát triển con người.	B. Chỉ số thu nhập bình quân.
C. Chỉ số thông minh.	D. Chỉ số hòa bình. 
Câu 4: Các nước Lào, Cam-pu-chia, In-do-ne-si-a, Thái Lan thuộc nhóm nước nào?
A. Nhóm nước đang phát triển.	B. Nhóm nước phát triển.
C. Nhóm nước NICs.	D. Nhóm nước công nghiệp mới.
Câu 5:Nước nào sau đây thuộc nhóm nước công nghiệp mới trên thế giới?
Chỉ số HDI là chỉ số nào trong các chỉ số sau?
A. Ac-hen-ti-na.	B. Liên Bang Nga.	C. Đức.	D. Phi-lip-pin. 
Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng đối với cơ cấu GDP theo khu vực của nhóm nước đang phát triển?
A. Tỉ trọng khu vực III còn thấp, tỉ trọng khu vực I còn cao.
B. Tỉ trọng khu vực III rất cao, tỉ trọng khu vực I rất thấp.
C. Tỉ trọng khu vực III và tỉ trọng khu vực I ít chênh lệch.
D. Tỉ trọng khu vực III và tỉ trọng khu vực I đều khá cao. 
Câu 7: Một trong bốn công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là
A. công nghệ sinh học.	B. công nghệ hóa dược.	 
C. công nghệ nano. 	D. công nghệ hóa chất.
Câu 8: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển dựa trên các yếu tố 
A. tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao.	B. vốn, kĩ thuật, lao động dồi dào.
C. máy móc hiện đại, thị trường rộng lớn.	D. vốn và lao động có trình độ. 
Câu 9: Các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp thuộc nhóm nước nào?
A. Nhóm nước phát triển.	B. Nhóm nước đang phát triển.
C. Nhóm nước NICs.	D. Nhóm nước công nghiệp mới.
Câu 10: Nước nào sau đây thuộc nhóm nước công nghiệp mới trên thế giới?
A. Bra-xin.	B. Mông Cổ.	C. Liên Bang Nga.	D. My-an-ma. 
Câu 11: Nhận định nào sau đây đúng đối với cơ cấu GDP theo khu vực của nhóm nước phát triển?
A. Tỉ trọng khu vực III rất cao, tỉ trọng khu vực I rất thấp.
B. Tỉ trọng khu vực III còn thấp, tỉ trọng khu vực I còn cao.
C. Tỉ trọng khu vực III và tỉ trọng khu vực I ít chênh lệch.
D. Tỉ trọng khu vực III và tỉ trọng khu vực I đều khá cao. 
Câu 12:Một trong bốn công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là
A. công nghệ vật liệu.	B. công nghệ xây dựng.	 
C. công nghệ thực phẩm. 	D. công nghệ hóa dầu.
Câu 13: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển dựa trên các yếu tố 
A. tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao.	B. vốn, kĩ thuật, lao động dồi dào.
C. máy móc hiện đại, thị trường rộng lớn.	D. vốn và lao động có trình độ. 
Câu 14:Toàn cầu hóa kinh tế là
A. quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về lĩnh vực kinh tế.
B. quá trình liên kết một số quốc gia trên thế giới về nhiều lĩnh vực.
C. quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về kinh tế - xã hội.
D. quá trình liên kết một số quốc gia trên thế giới về kinh tế - xã hội. 
Câu 15:Tổ chức nào sau đây là tổ chức liên kết kinh tế khu vực?
A. ASEAN.	B. WB.	C. IMF.	D. WTO.
Câu 16: Ý nào sau đây là biểu hiện của khu vực hóa kinh tế?
A. Hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.	 
B. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng.
C. Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. 
D. Đầu tư nước ngoài ngày càng tăng nhanh.
Câu 17: Thương mại thể giới phát triển mạnh được biểu hiện qua đặc điểm nào sau đây?
A. WTO với 150 thành viên chi phối 95% thương mại toàn cầu.
B. Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông.
C. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
D. Các công ty xuyên quốc gia ngày càng chi phối nhiều ngành kinh tế. 
Câu 18: Mục đích chủ yếu của việc thành lập các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là 
A. tăng khả năng cạnh tranh của khu vực và từng nước so với thế giới.
B. trao đổi nguồn vốn và nguồn lao động giữa các nước trong khu vực.
C. làm phong phú đời sống văn hóa, xã hội của các nước trong khu vực.
D. trao đổi hàng hóa giữa các nước trong khu vực để phát triển thương mại. 
Câu 19: Hệ quả tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế là
A. làm tăng sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước. 
B. làm cho các nước nghèo ngày càng nghèo đi.
C. chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các nước phát triển.
D. chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho các cường quốc. 
Câu 20: Nhận định nào sau đây đúng với Việt Nam hiện nay?
A. Việt Nam đã và đang tham gia toàn cầu hóa, khu vực hóa.
B. Việt Nam đã tham gia khu vực hóa, chưa tham gia toàn cầu hóa.
C. Việt Nam đã tham gia toàn cầu hóa, chưa tham gia khu vực hóa.
D. Việt Nam chưa tham gia toàn cầu hóa cũng như khu vực hóa. 
Câu 21: Toàn cầu hóa là
A. quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều lĩnh vực.
B. quá trình liên kết một số quốc gia trên thế giới về nhiều lĩnh vực.
C. quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về kinh tế - xã hội.
D. quá trình liên kết một số quốc gia trên thế giới về kinh tế - xã hội. 
Câu 22: Tổ chức nào sau đây là tổ chức liên kết kinh tế thế giới?
A. WB.	B. ASEAN.	C. APEC.	D. EU.
Câu 23: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.	 
B. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng.
C. Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. 
D. Đầu tư nước ngoài ngày càng tăng nhanh.
Câu 24: Thương mại thế giới phát triển mạnh được biểu hiện qua đặc điểm nào sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế.
B. Hàng vạn ngân hàng trên thế giới được nối với nhau qua mạng viễn thông.
C. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế. 
Câu 25: Mục đích chủ yếu của việc thành lập các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là 
A. tăng khả năng cạnh tranh của khu vực và từng nước so với thế giới.
B. trao đổi nguồn vốn và nguồn lao động giữa các nước trong khu vực.
C. làm phong phú đời sống văn hóa, xã hội của các nước trong khu vực.
D. trao đổi hàng hóa giữa các nước trong khu vực để phát triển thương mại. 
Câu 26: Hệ quả tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế là 
A. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước. 
B. làm cho các nước nghèo ngày càng nghèo đi.
C. chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các nước phát triển.
D. chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho các cường quốc. 
Câu 27: Nhận định nào sau đây đúng với Việt Nam hiện nay?
A. Việt Nam đã và đang tham gia toàn cầu hóa, khu vực hóa.
B. Việt Nam đã tham gia khu vực hóa, chưa tham gia toàn cầu hóa.
C. Việt Nam đã tham gia toàn cầu hóa, chưa tham gia khu vực hóa.
D. Việt Nam chưa tham gia toàn cầu hóa cũng như khu vực hóa. 
Câu 28:Vấn đề nào sau đây là vấn đề mang tính toàn cầu?
A. Bùng nổ dân số. B. Nạn đói nghèo. C. Trình độ dân trí thấp. D. Sự phân hóa giàu nghèo.
Câu 29: Vấn đề nào sau đây là vấn đề mang tính toàn cầu?
A. Biến đổi khí hậu toàn cầu.	B. Xâm hại tình dục trẻ em.
C. Tuổi thọ trung bình thấp. 	D. Sự phân hóa giàu nghèo.
Câu 30: Già hóa dân số thế giới hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ 
A. nhóm nước phát triển.	B. nhóm nước đang phát triển.
C. cả hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển).D. các nước phát triển và nhóm nước NICs. 
Câu 31: Ý nào dưới đây thể hiện đúng đặc điểm dân số thế giới hiện nay?
A. Dân số thế giới vẫn đang tăng.	B. Dân số thế giới đang giảm dần.
C. Quy mô dân số thế giới ổn định.	D. Quy mô dân số thế giới biến động.
Câu 32: Ý nào sau đây là hậu quả của vấn đề già hóa dân số?
A. Thiếu lao động trong tương lai. 	B. Tốc độ khai thác tài nguyên tăng.
C. Gánh nặng cho ngành giáo dục. 	D. Thiếu việc làm và thất nghiệp gia tăng.
Câu 33: Nguyên nhân của hiện tượng mưa axit là do
A. trong không khí có chứa nhiều khí thải (gốc axit). B. nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên.
C. tầng ozon ngày càng mỏng dần.	 D. hiện tượng hiệu ứng nhà kính. 
Câu 34 Bùng nổ dân số thế giới hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ 
A. nhóm nước đang phát triển.	 B. nhóm nước phát triển.
C. cả hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển). D. các nước phát triển và nhóm nước NICs. 
Câu 35: Biểu hiện của già hóa dân số là 
A. tỉ lệ trẻ em giảm, tỉ lệ người già tăng, tuổi thọ trung bình ngày càng cao.
B. tỉ lệ trẻ em nhỏ hơn tỉ lệ người già trong cơ cấu dân số theo tuổi.
C. tỉ lệ người già trong cơ cấu dân số theo tuổi chiếm hơn 50%.
D. tỉ lệ trẻ em trong cơ cấu dân số theo tuổi chiếm dưới 50%.
Câu 36: Ý nào sau đây không phải là hậu quả của vấn đề bùng nổ dân số?
A. Thiếu lao động trong tương lai. 	B. Tốc độ khai thác tài nguyên tăng.
C. Gánh nặng cho ngành giáo dục. 	D. Thiếu việc làm và thất nghiệp gia tăng.
Câu 37: Biểu hiện của hiện tượng hiệu ứng nhà kính hiện nay là 
A. nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên.	B. lượng mưa có độ pH nhỏ hơn 5,6. 
C. tầng ozon ngày càng mỏng dần.	D. thiên tai ngày càng gia tăng. 
Câu 38:Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm tự nhiên của châu Phi?
A. Khí hậu nóng khô.	B. Nghèo khoáng sản.	C. Không có rừng rậm.	D. Không có sông lớn. 
Câu 39: Những cảnh quan thiên nhiên chủ yếu của châu Phi là
A. hoang mạc, bán hoang mạc và xa van.
B. hoang mạc, bán hoang mạc và rừng nhiệt đới ẩm.
C. hoang mạc, bán hoang mạc và rừng xích đạo.
D. hoang mạc, bán hoang mạc và rừng lá kim. 
Câu 40: Nhận định nào sau đây đúng với dân số của châu Phi?
A. Bùng nổ dân số.	B. Già hóa dân số.	C. Dân số giảm.	D. Nhập cư ồ ạt. 
Câu 41: Vấn đề nổi bật trong xã hội châu Phi hiện nay là
A. đói nghèo, bệnh tật và chiến tranh.	B. sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc.
C. hiện tượng đô thị hóa tự phát.	D. nhập cư diễn ra quá mức.
Câu 42: Nguyên nhân nào sau đây làm cho châu Phi kém phát triển so với thế giới?
A. Sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân.	B. Nghèo tài nguyên thiên nhiên.
C. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt.	 D. Thiếu nguồn lao động. 
Câu 43: Nhận định nào dưới đây không chính xác về châu Phi?
A. Một vài nước châu Phi có nền kinh tế kém phát triển. 
B. Xã hội tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết.
C. Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức. 
D. Trình độ dân trí thấp so với trung bình thế giới. 
Câu 44: Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm tự nhiên của Mỹ La Tinh?
A. Khí hậu, đất đai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
B. Nghèo khoáng sản không thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
C. Diện tích rừng rậm chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng diện tích khu vực.
D. Khí hậu khô nóng, cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, xa van. 
Câu 45: Vấn đề nổi bật trong xã hội Mỹ La Tinh hiện nay là
A. phân hóa giàu nghèo.	B. đói nghèo, bệnh tật. C. bùng nổ dân số.	D. già hóa dân số. 
Câu 46: Nhận định nào sau đây đúng với nền kinh tế của Mỹ La Tinh?
A. Tốc độ tăng trưởng kinh thế thấp và bất ổn định.
B. Tốc độ tăng trường kinh tế cao nhưng chưa ổn định.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ngày càng tăng.
D. Nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên khoáng sản.
Câu 47: Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm tự nhiên của châu Phi?
A. Diện tích hoang mạc lớn.	B. Khí hậu nóng và ẩm.
C. Không có băng tuyết.	D. Không có sông lớn. 
Câu 48: Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm tự nhiên của châu Phi?
A. Khí hậu nóng khô. B. Nghèo khoáng sản. C. Không có rừng rậm. D. Không có sông lớn. 
Câu 49: Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm dân số của châu Phi?
A. Tuổi thọ trung bình thấp. B. Dân số giảm. C. Nhập cư diễn ra ồ ạt. D. Dân số tăng chậm. 
Câu 50: Nhận định đúng về kinh tế của châu Phi là 
A. quy mô kinh tế nhỏ, tốc độ phát triển đang khởi sắc. 
B. quy mô kinh tế khá lớn, tốc độ phát triển chậm.
C. tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa ổn định.
D. tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp và không ổn định. 
Câu 51: Nguyên nhân nào sau đây làm cho châu Phi kém phát triển so với thế giới?
A. Sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân.	B. Nghèo tài nguyên thiên nhiên.
C. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt.	D. Thiếu nguồn lao động. 
Câu 52: Nhận định nào dưới đây đúng về châu Phi?
A. Tài nguyên thiên nhiên khai thác chưa hợp lí. B. Một vài nước châu Phi có nền kinh tế kém phát triển.
C. Tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác. D. Một số nước châu Phi giàu hàng đầu thế giới. 
Câu 53: Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm tự nhiên của Mỹ La Tinh?
A. Giàu khoáng sản thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
B. Không có các hệ thống sông lớn, chủ yếu là sông ngắn và dốc. 
C. Diện tích rừng chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng diện tích khu vực.
D. Khí hậu khô nóng, cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, xa van. 
Câu 54: Vấn đề nổi bật trong xã hội Mỹ La Tinh hiện nay là
A. hiện tượng đô thị hóa tự phát.	B. chiến tranh, xung đột sắc tộc.
C. tuổi thọ trung bình thấp.	D. nhập cư diễn ra ồ ạt. 
Câu 55:Nhận định nào sau đây đúng với nền kinh tế của Mỹ La Tinh?
A. Nợ nước ngoài nhiều nên làm cho nền kinh tế phải phụ thuộc.
B. Tốc độ tăng trường kinh tế cao và chưa ổn định.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp và khá ổn định.
D. Quy mô kinh tế nhỏ, tốc độ tăng rất chậm.
II_ TỰ LUẬN:
1. Hoàn thành bảng số liệu sau và rút ra nhận xét từ số liệu tính được. (2 điểm)
SỐ LIỆU VỀ NƯỚC THỤY SỸ, NĂM 2014
GDP 
(tỉ USD)
Dân số 
(triệu người)
GDP/người (USD/người)
Tỉ suất sinh thô (%o)
Tỉ suất tử thô
(%o)
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%)
553,6
7,8
..
10,48
8,1
..
2. Chứng minh khi tham gia vào quá trình khu vực hóa kinh tế, ngành ngoại thương Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng phải đối đầu với nhiều thách thức. (1 điểm).
3. Châu Phi - nơi tận cùng của đói nghèo, bệnh tật và chiến tranh... Điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến đời sống của trẻ em ở châu lục này? (1 điểm).
4. Đô thị hóa tự phát diễn ra mạnh ở Mỹ La Tinh. Hiện tượng này ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến xã hội Mỹ La Tinh? (1 điểm).
5.Cho bảng số liệu: 
Tốc độ tăng trưởng GDP của châu Phi, giai đoạn (2000 – 2018) (Đơn vị: %)
Năm
2000
2003
2008
2013
2018
Tốc độ 
tăng trưởng GDP
4,8
5,0
4,9
4,8
3,5
	(Tổng hợp số liệu từ: Ủy ban Kinh tế châu Phi của Liên Hợp Quốc – ECA, 
Ủy ban Liên minh châu Phi – AUC, The Economist và Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF)
a. Em hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của châu Phi, giai đoạn (2000 – 2018). (1,5 điểm)
b. Từ đó, em hãy nhận xét về tốc độ tăng trưởng GDP của châu Phi, giai đoạn (2000 – 2018). (0,5 điểm)
Câu 6.
 “Theo Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc năm 2018, mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỷ túi nhựa và khoảng 40% nhựa được sản xuất dùng để đóng gói. Tại Hội nghị Davos, Thụy Sĩ đã có báo cáo ước tính lượng rác thải nhựa thải xuống biển cho đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng). Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm qua.” (tổng hợp từ thanhnien.vn và vea.gov.vn). Em hãy phân tích hậu quả của vấn đề trên. 
Câu 7.
Cho bảng số liệu: 
Tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinh, giai đoạn (2002 – 2017) (Đơn vị: %)
Năm
2002
2006
2010
2013
2017
Tốc độ 
tăng trưởng GDP
0,5
5,3
6,0
2,5
1,3
	(Tổng hợp số liệu từ: Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF, 
Báo cáo của ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe - CEPAL)
a. Em hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinh, giai đoạn (2002 – 2017). (1,5 điểm)
b. Từ đó, em hãy nhận xét về tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinh, giai đoạn (2002 – 2017). (0,5 điểm)
Câu 8.
 “Hiện nay các sản phẩm nhựa và túi nilon là những vật dụng phổ biến trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, đây chính là tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Lượng tiêu thụ nhựa tính trên đầu người ở Việt Nam qua mỗi năm đã tăng mạnh từ 3,8 kg lên mức 41,3 kg/người trong giai đoạn từ 1990 - 2018. Nhưng phải mất hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, các chất thải từ nhựa và nylon mới bị phân hủy (tổng hợp từ thanhnien.vn và moitruong.net.vn). Em hãy phân tích các biện pháp khắc phục vấn đề trên.
--------------o0o-----------

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_45_phut_mon_dia_li_lop_11_nam_hoc_2.doc