Đề cương ôn tập kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Đức Trọng
Câu 26. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến vương quốc Lan Xang suy yếu là
A. mâu thuẫn trong hoàng tộc, đất nước phân liệt thành ba tiểu quốc đối địch.
B. Xiêm xâm lược và cai trị Lào.
C. Pháp gây chiến tranh xâm lược Lào.
D. các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng phát.
Câu 27. Đến nửa cuối thế kỉ XIX, nét tương đồng của lịch sử Lào và lịch sử các nước trên bán
đảo Đông Dương thể hiện ở điểm nào?
A. Đều trở thành đối tượng nhòm ngó, xâm lược của nước ngoài.
B. Đều bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
C. Bị thực dân Pháp xâm lược và áp đặt ách cai trị.
D. Là quốc gia phong kiến phát triển trong khu vực.
Câu 28. Văn hóa Lào chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Thái.
B. Văn hóa Khơme.
C. Văn hóa Trung Quốc.
D. Văn hóa Ấn Độ.
D. Bà Là Môn giáo.
Câu 29. Nét đặc sắc của văn hóa lào và văn hóa Campuchia thể hiện như thế nào?
A. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
B. Đều có hệ thống chữ viết riêng.
C. Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hóa từ bên ngoài, kết hợp văn hóa bản địa để xây dựng
nền văn hóa riêng đặc sắc.
D. Có nhiều công trình kiến trúc đền, tháp rất nổi tiếng.
1 Trường THPT Đức Trọng Tổ: Sử - Địa - GDCD Mơn: Lịch sử - Khối 10 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (2020- 2021) Phần một LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI A. KIẾN THỨC: * Phần kiểm tra trắc nghiệm khách quan: - Học sinh học các bài sau: 6,7,8,9,10,11 * Phần kiểm tra tự luận: Chương IV-Ấn Độ thời phong kiến - Vương triều Gup –ta và sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ - Vương triều Mô-gôn Chương V– Đông Nam Á thời phong kiến - Sự h́ình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. - Các chặng đường lịch sử và những thành tựu văn hóa truyền thống đặc sắc của vương quốc Cam- pu-chia và vương quốc Lào. ChươngVI – Tây Âu thời trung đại - Hiểu được khái niệm “lãnh địa phong kiến”, tổ chức của lãnh địa phong kiến. - Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa phong kiến. - Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí. - Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. B. KĨ NĂNG: - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ Đông Nam Á để xác định vị trí các nước Đông Nam Á, phân tích điều kiện tự nhiên của khu vực. - Rèn luyện cho HS khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức, lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử của Lào và Cam-pu-chia. - Giúp cho học sinh biết trình bày, phân tích được các vấn đề lịch sử thời hậu kỳ trung đại Tây Âu. - Kĩ năng giao tiếp: Rèn luyện kĩ năng phản hồi, trình bày suy nghĩ về những nội dung ôn tập kiểm tra. - Kĩ năng tư duy: Rèn luyện cho học sinh khả năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức lịch sử. - Giải quyết vấn đề: Giúp cho học sinh biết, hiểu, nắm, trình bày, phân tích được các vấn đề lịch sử; đối chiếu, so sánh, nhận định về các sự kiện lịch sử khác nhau để hiểu ý nghĩa, bản chất của chúng. C. HÌNH THỨC * Phần kiểm tra trắc nghiệm khách quan: 20 câu hỏi trắc nghiệm 1 lựa chọn (5.0 điểm) * Phần kiểm tra tự luận: 02 câu hỏi tự luận (5.0 điểm) D. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP PHẦN TRẮC NGHIỆM - TỰ LUẬN: Chương IV-Ấn Độ thời phong kiến I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh vượng nhất? A. Vương triều Hồi giáo Đê-li. C. Vương triều Hác-sa. B. Vương triều Ấn Độ Mô-Gôn. D. Vương triều Gúp-ta. Câu 2. Ai là người đánh chiếm Đê li lập ra vương triều Mô gôn ở Ấn Độ? A. Ti – mua – Leng. C. Ba bua. 2 B. A cơ ba. D. Sa Gia – han. Câu 3. Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, đó là chữ nào? A. Chữ tượng hình. C. Chữ tượng ý. B. Chữ Hin đu. D. Chữ Phạn. Câu 4. Vị vua kiệt xuất của vương triều Mô gôn? A. A sô ca. C. A cơ b. B. Gúp ta. D. Ba bua. Câu 5. Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của Ấn Độ? A.Tôn giáo (Phật giáo và Hin-đu giáo). B. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ, tượng phậ. C. Chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn. D. Lễ, hội tổ chức vào mùa gặt hái. Câu 6. Nét đặc săc và nổi bật nhất của vương triều Gup-ta ở Ấn Độ là gì? A. Bắc Ấn được thống nhất trở lại, bước vào thời kì phát triển cao. B. Vương triều Gup-ta có 9 đời vua qua 150 nắm quyền. C. Sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ. D. Đạo phật phát triền mạnh dưới thời Gup-ta. Câu 7. Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại? A. Văn hóa Ấn Độ được hình thành từ rất sớm. B. Ấn Độ có nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện,ảnh hưởng ra bên ngoài trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày na.y C. Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc ĐNA. D. Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo. Câu 8. Nơi nào ở Châu Á chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ rõ nét nhất? A. Đông Bắc Á. C. Đông Nam Á. B. Trung Quốc. D. Việt Nam. Câu 9. Do đâu thời Gup-ta ở Ấn Độ nhiều ngôi chùa Hang được xây dựng? A. Do người ta bắt đầu nghĩ đến tín ngưỡng. B. Do lòng tôn sùng đạo Phật của dân chúng. C. Do đạo phật được truyền bá rộng rãi. D. Do xây dựng nhiều chùa sẽ át được tà m.a Câu 10. Vương triều Hồi giáo Đê-li buộc người dân không theo đạo Hồi phải nộp thuế nào sau đây? A. Thuế ngoại đạo. C. Thuế đinh. B. Thuế đất. D. Thuế thủy lợi. Câu 11. Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1556-1605) đã thi hành nhiều biện pháp tiến bộ, đó là những biện pháp gì? A. Xóa bỏ kỳ thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo. B. Thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục và phát triển kinh tế. C. Khôi phục và phát triển kinh tế, xóa bỏ kỳ thị tôn giáo. D. Xóa bỏ kỳ thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục và phát triển kinh tế. 3 Câu 12. Đặc điểm nổi bật nhất của văn hóa Ấn Độ vào thế kỷ VII là gì? A. Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán, mỗi vùng có những điều kiện và sắc thái văn hóa riêng của mình. B. Nước Pa-la ở vùng Đông bắc và nước Pa-la-va ở miền Nam có vai trò nổi trội hơn cả. C. Văn hóa Ấn Độ đa dạng, phong phú và ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài. D. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài, đặc biệt là ĐNA. Câu 13. Nguyên nhân khách quan làm cho vương triều Mô-Gôn ở Ấn Độ bị sụp đổ? A. Do sự suy yếu của đất nước dưới thời vua Gia-han và Sa-gia-han. B. Do dân chúng bất mãn, chống đối, khởi nghĩa. C. Do thực dân Anh xâm lược Ấn Độ. D. Do sự suy yếu của đất nước, sự bất mãn của quần chúng, bị ngoại xâm. Câu 14. Đạo Hinđu- một tôn giáo lớn ở Ấn Độ – được hình thành trên cơ sở nào ? A. Giáo lí của đạo Phật. B. Những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ. C. Giáo lí của đạo Hồi. D. Văn hóa truyền thống Ấn Độ. II. TỰ LUẬN. 1. Vương triều Gup ta và sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ. 2. Nội dung, ý nghĩa của chính sách của acơba Chương V– Đông Nam Á thời phong kiến I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Đông Nam Á từ lâu được coi là khu vực A. “châu Á gió mùa”. C. “châu Á thức tỉnh”. B. “châu Á lực địa”. D. “châu Á bùng cháy”. Câu 2. Từ thế kỉ XI, vương quốc nào đã trở thành một trong những vương quốc hùng mạnh và ham chiến trận nhất ở ĐôngNam Á? A. Phù Nam. C. Pa gan. B. Campuchia. D. Chămpa. Câu 3. Cư dân ĐNA tiếp thu tôn giáo nào của Ấn Độ sớm nhất? A. Hin đu. B. Bà la môn, Hin đu. C. Phật giáo. D. Tất cả các tôn giáo trên. Câu 4. Từ khi người phương Tây bắt đầu có mặt ở Đông Nam Á, tôn giáo nào cũng xuất hiện ở khu vực này? A. Hồi giáo. C. Đạo giáo. B. Ki tô giáo. d. Hin-đu. Câu 5. Năm 1353, vương quốc nào được thành lập ở vùng trung lưu sông Mê công? A. Campuchia. C. Đại Việt. B. Lan Xang. B. Xiêm. Câu 6. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á? A. Từ sự tấn công của các thế lực ngoại xâm B. Từ sự suy yếu ngay trong lòng của chế độ phong kiến mỗi nước C. Từ sự chia rẽ của các tộc người ở Đông Nam Á. 4 D. Từ sự tấn công của các thế lực ngoại xâm và sự suy yếu ngay trong lòng của chế độ phong kiến mỗi nước Câu 7. Vào cuối thế kỉ XIX, nước nào ở Đông Nam Á bị thực dân Pháp xâm lược? A. Việt Nam. C. Lào. B. Camphuchia. D. Ba nước Đông Dương. Câu 8. Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là gì? A. Đầu TK X đến đầu TK XVIII. B. Giữa TK X đến đầu TK XVIII. C. Nửa sau TK X đến đầu TK XVIII. D. Cuối TK X đến đầu TK XVIII. Câu 9. Vào cuối TK XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây, trừ nước nào? A. Việt Nam. C. Xiêm. B. Phi – líp – pin. D. Xingapo. Câu 10. Văn hoá ĐNA ảnh hưởng nhiều nhất của văn hoá nước nào? A. Ấn Độ. C. Trung Quốc. B. Triều Tiên. D. Nhật Bản. Câu 11. Kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu đậm của kiến trúc nào? A. Ấn Độ (KT Hin đu, KT Phật giáo). C. Hồi giáo. B. Ấn Độ (KT Hin đu, KT Phật giáo, KT Hồi giáo). D. Nho giáo. Câu 12. Nền văn hóa của các quốc gia ĐNA được hình thành gắn với A. sự hình thành những vùng kinh tế quan trọng, và có khả năng cung cấp một lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công B. quá trình xác lập các “quốc gia dân tộc”. C. việc du nhập nền văn hóa Ấn Độ. D. sự đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị tinh thần độc đáo. Câu 13. Những sản vật của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được các thương nhân trên thế giới rất ưa chuộng là A. lúa gạo, cá. B. cá, các loại hoa quả. C. sản phẩm thủ công như vải, hàng sơn, đồ sứ, thuốc nhuộm, chế phẩm kim khí, D. những sản vật thiên nhiên như các loại gỗ quý, hương liệu, gia vị, cánh kiến, Câu 14. Ý không phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên Campuchia? A. Nằm trên một cao nguyên rộng lớn. B. Địa hình giống như một lòng chảo khổng lồ. C. Xung quanh là rừng và cao nguyên. D. Giữa là Biển Hồ với vùng phụ cận là những cánh đồng phì nhiêu. Câu 15. Tộc người chiếm đa số ở Campuchia là người nào? A. Người Môn. B. Người Khơme. C. Người Chăm. D. Người Thái. Câu 16. Người Campuchia đã sớm tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nền văn hóa A. Việt. B. Ấn Độ. 5 C. Trung Quốc. D. Thái. Câu 17. Thời kì phát triển nhất của Campuchia được gọi là thời kỳ nào? A. Thời kì Ăngco. B. Thời kì vàng. C. Thời kì hoàng kim. D. Thời kì Phnôm Pênh. Câu 18.Thế kỉ X – XII, ở khu vực Đông Nam Á, Campuchia được gọi là gì? A. Vương quốc phát triển nhất. B. Vương quốc hung mạnh nhất. C. Vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất. D. Vương quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Ấn Độ. Câu 19. Điều kiện tự nhiên chi phối sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của Vương quốc Lào là gì? A. Sông Mê Công. B. Dải đồng bằng hẹp nhưng màu mỡ. C. Dãy Trường Sơn. D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Câu 20. Chủ nhân đầu tiên của Lào là A. người Khơme. B. người Lào Lùm. C. người Lào Thơng. D. người Môn cổ. Câu 21. Hiện vật tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay của tộc người này là gì? A. Các đền, tháp. B. Những chiếc khum đá khổng lồ. C. Các công cụ bằng đá. D. Các công cụ bằng đồng. Câu 22. Thế kỉ XIII, một bộ phận cư dân di cư đến Lào là người nào? A. Người Khơme. B. Người Thái. C. Người Việt. D. Người Mường. Câu 23. Địa bàn sinh sống của người Lào Lùm có điểm gì khác so với người Lào Thơng? A. Sống ở vùng đồi núi. B. Sống ở những vùng thấp. C. Sống trên sông nước. D. Du canh du cư. Câu 24. Người có công thống nhất các mường Lào và sáng lập nước Lan Xang là ai ? A. Khún Bolom. B. Pha Ngừm. C. Xulinha Vôngxa. D. Chậu A Nụ. Câu 25. Ý nào không phản ánh đúng tình hình vương quốc Lan Xang giai đoạn phát triển thịnh đạt (từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII)? A. Là quốc gia cường thịnh nhất trong khu vực Đông Nam Á. B. Tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện và củng cố vững chắc, có quân đội hùng mạnh. C. Nhân dân có cuộc sống thanh bình, đất nước có nhiều sản vật, có quan hệ buôn bán với nhiều nước, kể cả người Châu Âu. 6 D. Luôn giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng, nhưng cũng cương quyết trong việc chống xâm lược. Câu 26. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến vương quốc Lan Xang suy yếu là A. mâu thuẫn trong hoàng tộc, đất nước phân liệt thành ba tiểu quốc đối địch. B. Xiêm xâm lược và cai trị Lào. C. Pháp gây chiến tranh xâm lược Lào. D. các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng phát. Câu 27. Đến nửa cuối thế kỉ XIX, nét tương đồng của lịch sử Lào và lịch sử các nước trên bán đảo Đông Dương thể hiện ở điểm nào? A. Đều trở thành đối tượng nhòm ngó, xâm lược của nước ngoài. B. Đều bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược. C. Bị thực dân Pháp xâm lược và áp đặt ách cai trị. D. Là quốc gia phong kiến phát triển trong khu vực. Câu 28. Văn hóa Lào chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa nào? A. Văn hóa Thái. B. Văn hóa Khơme. C. Văn hóa Trung Quốc. D. Văn hóa Ấn Độ. D. Bà Là Môn giáo. Câu 29. Nét đặc sắc của văn hóa lào và văn hóa Campuchia thể hiện như thế nào? A. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. B. Đều có hệ thống chữ viết riêng. C. Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hóa từ bên ngoài, kết hợp văn hóa bản địa để xây dựng nền văn hóa riêng đặc sắc. D. Có nhiều công trình kiến trúc đền, tháp rất nổi tiếng. II. TỰ LUẬN 1. Các giai đoạn h́ình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. 2. Tại sao gọi các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là các quốc gia phong kiến "dân tộc"? 3. Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á nửa sau thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ XVIII biểu hiện như thế nào? 4. Sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co biểu hiện như thế nào? (về kinh tế, chính trị, xã hội) 5. Sự phát triển của vương quốc Lào biểu hiện như thế nào? (về kinh tế, chính trị, xã hội) Chương VI – Tây Âu thời trung đại A. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Ý phản ánh đúng nguyên nhân khiến đế quốc Rôma sụp đổ cuối thế kỉ VI? A. Cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nô lệ chống chủ nô. B. Mâu thuẫn dân tộc, giai cấp gay gắt. C. Đế quốc Rôma rộng lớn, khủng hoảng trầm trọng không thể đương đầu với cuộc tấn công của người Giécman từ phương Bắc. D. Các thị quốc nổi dậy và tách khỏi đế quốc Rôma. Câu 2. Đế quốc Rôma sụp đổ gắn liền với sự kết thúc của A. chế độ chiếm nô. B. chế độ nô lệ. C. thời kì phát triển của đế quốc Rôma. D. cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột Câu 3. Ai Được phong các tước vị khác nhau và đất đai theo tước vị? A. Quý tộc thị tộc. B. Quý tộc vũ sĩ. C. Tăng lữ. 7 D. Quý tộc tăng lữ. Câu 4. Đẳng cấp gắn liền với tôn giáo và nhà thờ, được phong cấp đất đai, rất giàu có là A. Quý tộc thị tộc. B. Quý tộc vũ sĩ. C. Tăng lữ. D. Quý tộc tăng lữ. Câu 5. Nguồn gốc hình thành giai cấp nông nô là A. nô lệ và nông dân. B. từ binh chiến tranh. C. người dân Rôma. D. người dân nghèo Giécman. Câu 6. Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình A. tập trung ruộng đất thành những lãnh địa lớn. B. chia tách đế quốc Rôma cổ đại thành nhiều vương quốc nhỏ. C. xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô. D. hình thành các vương quốc phong kiến. Câu 7. Lãnh chúa bóc lột nông nô thông qua A. tô thuế. B. sản phẩm cống nạp. C. tô hiện vật. D. tô lao dịch. Câu 8. Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu là A. trang trại. B. lãnh địa. C. xưởng thủ công. D. thành thị. Câu 9. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của lãnh địa phong kiến? A. Mỗi lãnh địa là một vương quốc nhỏ. B. Là một khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. C. Đât lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, có hào sâu, tường cao bao quanh. D. Đất khẩu phần được giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế. Câu 10. Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nói riêng và xã hội phong kiến Tây Âu nói chung là A. nông dân. B. nông nô. C. thợ thủ công. D. nô lê. Câu 11. Ý nào không phản ánh đúng thân phận của nông nô trong xã hội? A. Được coi như những công cụ biết nói. B. Không có ruộng đất và phải nhận ruộng của lãnh chúa. C. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa. D. Phải nộp tô, thuế rất nặng cho lãnh chúa. Câu 12. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến là gì? A. Sản xuất có những tiến bộ đáng kể: dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ. B. Nông dân sản xuất ra được mọi thứ cân dùng trong lãnh địa. C. Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc. D. Chỉ mua sắt, muối và sa xỉ phẩm từ bên ngoài lãnh địa. Câu 13. Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì A. chính quyền được phân thành nhiều bộ với những chức năng, nhiệm vụ độc lập. 8 B. mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm. C. nhà vua có quyền lực tối cao nhưng quyền hành của bộ máy giúp việc, đứng đầu là Tể tướng, cũng không nhỏ. D. có sự phân biệt rõ giữa quyền lập pháp của nhà vua và quyền hành pháp của lãnh chúa. Câu 14. Để thoát khỏi lãnh địa, một số thợ thủ công đi thành lập gì? A. Nông nghiệp. B. Thủ công nghiệp. C. Lãnh địa. D. Thương nghiệp. Câu 15. Cư dân chủ yếu của thành thị là A. thợ thủ công, thương nhân. B. thợ thủ công, nông dân. C. lãnh chúa, quý tộc. D. lãnh chúa, thợ thủ công. Câu 16. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là gì? A. Con đường giao thương từ Tây Âu qua Tây Á sang phương Đông bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm. B. Khoa học – kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể. C. Thương nhân châu Âu có đủ kinh nghiệm cho các chuyến đi xa. D. Do quyết định của các triều đình phong kiến Tây Âu. Câu 17. Tiền đề quan trọng nhất để các cuộc phát kiến địa lí có thể thực hiện được là A. sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu. B. ước mơ chinh phục tự nhiên, lòng ham hiểu biết của con người. C. khoa học – kĩ thuật, đặc biệt ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể. D. thương nhân châu Âu tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong các cuộc hành trình sang phương Đông. Câu 18. Quốc gia nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí? A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. B. Hi Lạp, Italia. C. Anh, Hà Lan. D. Tây Ban Nha, Anh. Câu 19. Người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới là A. Ph.Magienlan. B. C.Côlômbô. C. B.Điaxơ. D. Vaxco đơ Gama. Câu 20. Người tìm ra châu lục mới – Châu Mĩ là A. Vexpuchi. B. Hoàng tử Henri. C. Vaxco đơ Gama. D. C.Côlômbô. Câu 21. Hãy kết nối tên nhà phát kiến địa lí ở cột bên trái với hành trình phát kiến địa lí ở cột bên phải cho phù hợp 1. Điaxơ 2. C.Côlômbô 3.Vaxcođơ Gama 4. Ph.Magienlan a) Đi sang hướng tây, đặt chân đến một số đảo thuộc vùng biển Caribê ngày nay b) Đi qua mũi Hảo Vọng, đền Calicut ở miền Nam Ấn Độ c) Đến cực Nam châu Phi (mũi Hảo Vọng) d) Lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng đường biển A. 1 – b, 2 – d, 3 – c, 4 – a. 9 B. 1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d. C. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d. D. 1 – c, 2 – a, 3 – b, 4 – d. Câu 22. Hệ quả quan trọng nhất của phát kiến địa lí đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại là gì? A. Tìm được nguồn hương liệu và thị trường mới, đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất. B. Đem lại những hiểu biết về các vùng đất mới, dân tộc mới. C. Mở mang nhận thức khoa học cho con người. D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. Câu 23. Hậu quả của các cuộc phát kiến địa lí là A. thúc đẩy quá trình tan rã của chế độ phong kiến tập quyền. B. bắt đầu thời kì đẩy mạnh xâm lược cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ da đen. C. nhiều người đã bỏ mạng trong các cuộc hành trình phát kiến địa lí. D. các nước châu Âu thời đó chỉ quan tâm đến phát kiến địa lí mà không quan tâm đến phát triểnkinh tế trong nước, nền sản xuất bị kéo lùi đến mấy trục năm. II. TỰ LUẬN 1. Nguồn gốc, vai trò của thành thị trung đại Tây Âu 2. Nguyên nhân, điều kiện dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí. 3. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. * Bài tập: 1. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia có những nét tương đồng nào về văn hóa? 2. Lập bảng niên biểu về quá trình phát triển lịch sử của vương quốc Cam-pu-chia và vương quốc Lào thời phong kiến: Giai đoạn vương quốc Cam-pu-chia vương quốc Lào Hình thành Phát triển (biểu hiện) Suy yếu 3. Lập bảng tóm tắt các giai đoạn lịch sử trong sự phát triển của các quốc gia phong kiến khu vực Đông Nam Á: Giai đoạn Thời gian, biểu hiện. Hình thành Phát triển (biểu hiện) Suy yếu .Hết
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_10_na.pdf