Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Đức Trọng

Câu 1: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cuối thế kỉ XVIII.

Câu 2: Phân tích đặc điểm của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cuối thế kỉ XVIII.

Câu 3: Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ đối với sự nghiệp thống nhất đất nước và các cuộc kháng

chiến chống ngoại xâm.

pdf11 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Đức Trọng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
1 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG 
TRƯỜNG THPT ĐỨC TRỌNG 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II – LỊCH SỬ 10 
NĂM HỌC: 2020 – 2021 
Bài 15 + 16: THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN 
TỘC 
Câu 1(NB). Nhà Hán chia nước ta làm mấy quận và sáp nhập vào đâu? 
A. Ba quận – bộ Giao Chỉ. B. Hai quận – nước Nam Việt. 
C. Ba quận – bộ Cửu Chân. D. Hai quận – bộ Nhật Nam. 
Câu 2(NB).Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 chống lại ách cai trị của triều đại phong kiến 
phương Bắc nào? 
A. Nhà Lương. B. Nhà Ngô. 
C. Nhà Nam Hán. D. Nhà Hán. 
Bài 17, 18, 19, 20: 
Bài 17: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNCỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN 
( Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) 
Câu 1 (NB). Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách? 
A. Lộ, phủ, huyện, châu, xã. B. Lộ, trấn, phủ, châu, xã. 
C. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã. D. Đạo, phủ, châu, hương, giáp. 
Câu 2 (NB). Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV được xây dựng theo thể chế 
A. dân chủ. B. cộng hòa. 
C. quân chủ. D. quân chủ chuyên chế. 
Câu 3(TH). Ý nào không phản ánh chính xác hoạt động đối nội của nhà nước phong kiến Việt Nam 
trong các thế kỉ X – XV? 
A. Coi trọng việc bảo vệ an ninh đất nước. 
B. Thực hiện chính sách đoàn kết với các dân tộc. 
C. Cho phép các tù trưởng miền núi lập thành vùng tự trị. 
D. Chăm lo đến đời sống nhân dân. 
Câu 4 (TH).Ý không phản ánh chính xác hoạt động đối ngoại của nhà nước phong kiến Việt Nam 
trong các thế kỉ X – XV là gì? 
A.Thực hiện cống nạp với các triều đại phương Bắc, nhưng vẫn giữ vững tư thế của một quốc gia 
độc lập, tự chủ. 
2 
B. Thần phục các triều đại phương Bắc và các nước láng giềng. 
C. Giữ mối quan hệ hòa hiếu, thân thiện với các nước láng giềng. 
D. Khi bị xâm lược hoặc bị xâm phạm biên giới thì sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 
II. TỰ LUẬN (Bài 14 20) 
Bài 14 (câu hỏi vận dụng): Phân tích cơ sở và điều kiện dẫn tới sự hình thành nhà nước Văn Lang. 
Bài 18 (câu hỏi vận dụng): Phân tích biểu hiện phát triển nông nghiệp nước ta trong thời Lý, Trần, 
Lê. 
Bài 19 (câu hỏi vận dụng cao): 
Câu 1: Rút ra nguyên nhân dẫn tới sự thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vào thế 
kỉ X – XV 
Câu 2: Rút ra bài học về truyền thống yêu nước. 
BÀI 21: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRONG CÁC THẾ KỶ XVI-
XVIII 
Nhận biết (2 câu) 
Câu 1: Từ sau năm 1672, sông Gianh, Luỹ Thầy (Quảng Bình) là giới tuyến chia đất nước thành 
Đàng Trong và Đàng Ngoài. Cát cứ hai miền thuộc quyền cai trị của chính quyền nào? 
A. Trịnh (Đàng Ngoài) - Lê (Đàng Trong). 
B. Trịnh (Đàng Trong) - Lê (Đàng Ngoài). 
C. Lê (Đàng Trong) - Nguyễn (Đàng Ngoài). 
D. Lê - Trịnh (Đàng Ngoài) - Nguyễn (Đàng Trong). 
Câu 2: Để tránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh, Nguyễn Hoàng đã tìm cách vào trấn thủ ở đâu? 
A. Thanh Hoá. B. Quảng Nam. 
C. Thuận Hoá. D. Thuận – Quảng. 
BÀI 22: TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỶ XVI-XVIII 
Nhận biết (2 câu) 
Câu 1: Từ giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương nước ta dần suy yếu vì 
A. giai cấp thống trị chuyển sang ăn chơi, hưởng thụ. 
B. chúa Trịnh, chúa Nguyễn hạn chế ngoại thương do tình hình chính trị. 
C. chính sách thuế khóa ngày càng phức tạp, quan lại sách nhiễu. 
D. bị cạnh tranh bởi các nước trong khu vực. 
Câu 2: Câu thơ sau chứng tỏ điều gì 
“Đình Bảng bán ấm, bán khay 
3 
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông”(sgk lịch sử 10 trang 113-NXB giáo dục) 
A. Sự phát triển của thủ công nghiệp. 
B. Sự xuất hiện nhiều nghề thủ công mới. 
C. Sự giao lưu buôn bán trong nước ngày càng phát triển. 
D. Người dân họp chợ buôn bán hàng hóa. 
BÀI 23: PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ 
TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỈ XVIII 
TỰ LUẬN: 
Câu 1: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cuối thế kỉ XVIII. 
Câu 2: Phân tích đặc điểm của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cuối thế kỉ XVIII. 
Câu 3: Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ đối với sự nghiệp thống nhất đất nước và các cuộc kháng 
chiến chống ngoại xâm. 
BÀI 24: TÌNH HÌNH VĂN HOÁ Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII 
Thông hiểu (2 câu) 
Câu 1: Lúc đầu, chữ Quốc ngữ ra đời do nhu cầu 
A. truyền bá đạo Thiên chúa. 
B. truyền bá đạo Phật. 
C. truyền bá đạo Hồi. 
D. truyền bá đạo Tin Lành. 
Câu 2: Đạo Thiên chúa được truyền bá vào nước ta thông qua 
A. giáo sĩ Ấn Độ. B. giáo sĩ phương Tây. 
C. thương nhân Trung Quốc. D. giáo sĩ Nhật Bản. 
BÀI 25 :TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN 
Nhận biết bài 25 
Câu 1: Trong hai năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng đã có cuộc cải cách đặc trưng trong vấn đề 
nào ? 
A. Cải cách hành chính 
 B. Cải cách quân sự 
C. Cải cách luật pháp 
D. Cải cách kinh tế. 
Câu 2: Tổ chức bộ máy cai trị ở địa phương dưới thời Minh Mạng như thế nào? 
A. Tỉnh, phủ, huyện và xã 
4 
B. Tỉnh, phủ, huyện, châu, tổng và xã 
C. Tỉnh, huyện, phủ, tổng và xã 
D. Tỉnh, phủ, huyện, châu và xã 
BÀI 26 : TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỮA ĐẦU THẾ KỈ XIX VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH 
CỦA NHÂN DÂN 
Thông hiểu 
Câu 3: Xã hội Việt Nam dưới thời Nguyễn như thế nào? 
A. Càng rối ren, phức tạp 
B. ổn định và phát triển 
C. Bế tắc, khủng hoảng trầm trọng 
D. Có những bước phát triển vượt bậc so với các triều đại phong kiến trước đây. 
Câu 4: Vì sao dưới thời nhà Nguyễn, trong nửa đầu thế kỷ XIX đã có hằng trăm cuộc khởi nghĩa 
chống lại triều đình? 
A. Xã hội rối ren, triều đình không quan tâm nhân dân, nạn đói xảy ra nhiều nơi 
B. Nạn thổ phỉ diễn ra hoành hành, triều đình không đủ sức chống trả 
C. Nạn đói xảy ra nhiều nơi, thổ phỉ hoành hành cướp bóc 
D. Kinh tế phát triển nhưng xã hội kém ổn định. 
Bài 29: CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH 
Câu 1 (NB). Cuộc nội chiến ở nước Anh (thế kỉ XVII) diễn ra giữa các thế lực nào? 
A. Vua Sác-lơ I và Quốc hội. B. Vua Sác-lơ I và địa chủ phong kiến. 
C. Quý tộc mới và nông dân. D. Tư sản và địa chủ phong kiến. 
Câu 2 (NB). Đến thế kỉ XVII, ngành sản xuất nào trở nên có lợi nhất ở nướcAnh? 
A.Nôngnghiệp. B.Thủy tinh. 
C.Lendạ. D.Đồgỗ. 
Câu 3 (NB).Tháng 4 – 1640, vua Sác-lơ I đã buộc phải triệu tập Quốc hội để 
A. thông qua việc tăng thuế để có tiền chi cho việc đàn áp các cuộc nổi dậy. 
B. thông qua những chính sách cải cách. 
C. thông qua những chính sách cải cách mới về chính trị - quân sự. 
D. phê chuẩn nội các mới. 
Câu 4 (NB).Sự kiện nào đánh dấu cách mạng tư sản Anh bùng nổ? 
A. Nông dân tấn công nơi ở của vua Sác-lơ I. 
B. Quốc hội tuyên chiến với nhà vua. 
5 
C. Quốc hội tuyên chiến với nhà vua và Giáo hội Anh. 
D. Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội. 
Bài 30: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ 
Câu 1 (NB).Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc 
địa ở Bắc Mĩ là gì? 
A. 13 thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất. 
B. 13 thuộc địa bị cấm không được buôn bán với nước ngoài. 
C. 13 thuộc địa bị cấm không được khai hoanh những vùng đất ở miền Tây. 
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc. 
Câu 2 (NB). Sự kiện nào đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ? 
A. Thực dân Anh đặt ra luật thuế chè. 
B. Quần chúng đánh chiếm ngục Ba-xti. 
C. Đại hội lục địa lần thứ hai thông qua Tuyên ngôn Độc lập. 
D. Sự kiện “chè Bô-xtơn” cuối năm 1773. 
Câu 3 (NB).Tháng 7 – 1776, diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại nào ở 13 thuộc địa của Bắc Mĩ? 
A. Đại hội lục địa lần thứ nhất được tổ chức. 
B. Đại hội lục địa lần thứ hai được tổ chức. 
C. Các đại biểu của 13 thuộc địa thông qua Tuyên ngôn độc lập. 
D. Nghĩa quân giành thắng lợi lớn tại Xa-ra-tô-ga. 
Câu 4 (NB).Hãy lựa chọn phương án thích hợp để hoàn thiện đoạn trích sau về Tuyên ngôn độc lập 
(năm 1776) của nước Mĩ: “Tất cả mọi người đều sinh ratạo hóa cho họ những quyền không 
ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có .. và quyền mưu cầu hạnh phúc” – (Tuyên 
ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). 
A. có quyền bình đẳng.quyền được sống, quyền tự do 
B. có quyền sống.quyền được sống, quyền tự do 
C. có quyền bình đẳngquyền tư hữu tài sản 
D. có quyền tự doquyền sống 
Bài 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII 
Câu 1 (TH). Mâu thuẫn cơ bản dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kì XVIII) là 
gì? 
A.Mâu thuẫn giữa đẳngcấpthứbavớiđẳngcấpTănglữvàQuýtộc. 
B.Mâu thuẫn giữa chế độ phongkiến,Tănglữvớinôngdân. 
6 
C.Mâu thuẫn giữa nôngdânvớiQuýtộcphongkiến. 
D.Mâu thuẫn giữa côngnhân,nôngdânvớiQuýtộc. 
Câu 2 (TH). Ý nào không phản ánh đúng tình trạng của nền nông nghiệp Pháp trước cách mạng? 
A. Chỉ còn số lượng nhỏ nông dân làm nông nghiệp. 
B. Công cụ, kĩ thuật canh tác còn thô sơ, năng suất thu hoạch rất thấp. 
C. Nông dân phải nộp địa tô rất nặng nền và làm mọi nghĩa vụ phong kiến. 
D. Nạn đói xảy ra thường xuyên. 
Câu 3 (TH). Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của các đẳng cấp Quý tộc và Tăng lữ? 
A. Chiếm đa số trong dân cư. 
B. Được hưởng được mọi đặc quyền, đặc lợi không phải nộp thuế. 
C. Giữ chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. 
D. Muốn duy trì quyền lực cũng như củng cố chế độ phong kiến. 
Câu 4 (TH). Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII? 
A. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền. 
B. Xóa bỏ các trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. 
C. Đáp ứng quyền lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới. 
D. Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới. 
Câu 5 (TH). Cuối thế kỉ XVIII, đời sống nông dân Pháp ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến 
cùng cực của ai? 
A. Quý tộc phong kiến và Giáo hội. B. Lãnh chúa phong kiến và Giáo hội. 
C. Quý tộc, Tăng lữ và Giáo hội. D. Vua, lãnh chúa phong kiến, Quý tộc, Tăng lữ và Giáo 
hội. 
Câu 6 (TH). Đẳng cấp thứ ba trong xã hội Pháp trước cách mạng không bao gồm thành phần nào 
sau đây? 
A. Tư sản. B. Công nhân. 
C. Nông dân. D.Bình dân thành thị. 
II. TỰ LUẬN (Bài 29 31) 
Bài 31: 
* Câu hỏi vận dụng: 
Câu 1: Chứng minh thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao cách mạng tư sản Pháp. 
Câu 2: Phân tích tính chất, ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp. 
* Câu vận dụng cao: 
7 
Câu 1: Phân tích biểu hiện phát triển nông nghiệp nước ta trong thời Lý, Trần, Lê. 
Câu 2: Liên hệ tuyên ngôn Nhân quyền - dân quyền của Pháp với tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. 
BÀI 32: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU 
Thông hiểu (6 câu) 
Câu 1: Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến đầuthế kỷ 
XIX là gì? 
A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản. 
B. Thúc đẩy những chuyển biển trong nông nghiệp và giao thông. 
C. Hình thành tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp 
D. Góp phần giải phóng nông dân, góp phần bổ sung lao động cho thành thị. 
Câu 2: Cách mạng công nghiệp đã đưa đến sự hình thành các giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là 
A. tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. 
B. tư sản và tiểu tư sản. 
C. tư sản và quý tộc mới. 
D. tư sản công nghiệp và thương nghiệp. 
Câu 3: Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là 
A. quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. 
B. quá trình sử dụng lao động máy móc sang tự động. 
C. quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu. 
D. Quá trình hình thành nền tảng chính trị của xã hội tư bản. 
Câu 4: Nội dung nào không phải là hệ quả cuộc cách mạng công nghiệp? 
A. Tăng năng suất lao động. 
B. Nhiều trung tâm công nghiệp mới ra đời. 
C. Hình thành 2 giai cấp tư sản công nghiệp-vô sản công nghiệp 
D. Giai cấp vô sản tăng cường bóc lột giai cấp tư sản. 
Câu 5: Ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước là 
A. khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh. 
B. Luân Đôn trở thành trung tâm thương mại của thế giới. 
C. Anh tiến lên con đường công nghiệp hóa. 
D. lượng lượng lao động ở nông thôn được giải phóng. 
Câu 6: Trong các phát minh về máy móc thế kỷ XVIII, phát minh nào là quan trọng nhất? 
A. Máy kéo sợi. 
8 
B. Máy dệt. 
C. Máy dệt chạy bằng sức nước. 
D. Máy hơi nước. 
TỰ LUẬN. 
Câu 1: Phân tích ý nghĩa ra đời của máy hơi nước? 
Câu 2: Phân tích ý nghĩa của cách mạng công nghiệp ở Anh? 
Câu 3: Hệ quả kinh tế của cách mạng công nghiệp châu Âu 
BÀI 34: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA 
Nhận biết (6 câu) 
Câu 1: Giữa thế kỉ XIX phát minh quan trọng nhất trong lĩnh vực liên lạc là gì? 
A. Điện thoại cố định. 
B. Điện thoại di động. 
C. Máy điện tín. 
D. Máy Fax. 
Câu 2: Học thuyết nào cho thấy nguyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất của vật chất? 
A. Thuyết electron. 
B. Thuyết tiến hóa. 
C. Thuyết năng lượng hạt nhân. 
D. Thuyết về hiện tượng phóng xạ. 
Câu 3: Men-đê-lê-ép đã tìm ra 
A. định luật tuần hoàn đặt cơ sở cho sự phân hạng các nguyên tố hóa học. 
B. phản xạ có điều kiện. 
C. thuyết tiến hóa. 
D. thuốc nổ. 
Câu 4: Việc sử dụng động cơ đốt trong đã tạo ra khả năng phát triển ngành nào? 
A. Chế tạo ô tô. 
B. Chế tạo máy bay. 
C. Khai thác mỏ. 
D. Hàng không. 
Câu 5: Năm 1903 là mốc đánh dấu 
A. sự xuất hiện chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới. 
B. sự xuất hiện chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới. 
9 
C. sự xuất hiện chiếc tàu thủy đầu tiên trên thế giới. 
D. sự xuất hiện chiếc tàu hỏa đầu tiên trên thế giới. 
Câu 6: Học thuyết Tiến hóa là do nhà bác học nào nêu ra? 
A. Đác-uyn. 
B. Lô-mô-nô-xốp. 
C. Len-xo. 
D. Pap-lop. 
BÀI 36: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO CÔNG NHÂN 
Nhận biết 
Câu 5. Công lao của các nhà xã hội không tưởng là bảo vệ cho giai cấp nào? 
A. Công nhân . 
B. Nông dân. 
C. Tư sản. 
D. Phong kiến. 
Câu 6. Trong những năm 20 - 30 của thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi quyền lợi gì? 
A. Đòi tăng lương, giảm giờ làm. 
B. Đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương, 
C. Đòi quyền tuyển cử. 
D. Đòi quốc hội Anh thông qua đạo luật cải cách tuyển cử. 
Câu 7. "Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu!", đó là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân 
nước nào? 
A. Nước Anh. B. Nước Pháp. C. Nước Đức. D. Nước Mĩ. 
Câu 8. Các nhà tư tưởng tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội không tưởng là 
A. Mác, Ô-oen, Phu-ri-ê 
B. Ô-oen, Phu-ri-ê, Xanh Xi-mông 
C. Ăng-ghen, Mác, Vôn-te 
D. Rút-xô, Vôn-te, Xanh Xi-mông 
BÀI 37: MÁC VÀ ĂNG-GHEN. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA KHOA HỌC XÃ HỘI 
Nhận biết 
Câu 9. Tổ chức Đồng minh những người cộng sản là chính đảng đầu tiên của 
A. Giai cấp tư sản Đức 
B. Giai cấp vô sản Đức 
10 
C. Những người lãnh đạo Đức 
D. Giai cấp vô sản quốc tế 
Câu 10: Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 184 7 diễn ra kiện lịch sử gì trong Đồng minh những 
người cộng sản? 
A. Đại hội lần thứ nhất của Đồng minh những người cộng sản. 
B. Đại hội lần thứ hai của Đồng minh những người cộng sản. 
C. Đại hội lần thứ ba của Đồng minh những người cộng sản. 
D. Đại hội lần thứ tư của Đồng minh những người cộng sản 
Câu 11. Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản do ai soạn thảo 
A. Mác 
B. Ăng-ghen 
C. Mác và Ăng-ghen 
D. Xanh Xi-mông 
Câu 12. Tổ chức "Đồng minh những người chính nghĩa" đổi tên thành "Đồng mình những người 
cộng sản vào thời gian nào? 
A. Tháng 4- 1847. B. Tháng 5 - 1847. 
C. Tháng 6-1847. D. Tháng 7-1847. 
BÀI 36: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO CÔNG NHÂN 
Thông hiểu 
Câu 13. Hạn chế lớn nhất của các nhà xã hội không tưởng là 
A. Chưa đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp vô sản mà mới chỉ đòi quyền lợi cho giai cấp tư sản 
B. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân 
C. Chưa nhận thức đúng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản 
D. Chưa nhận thức đúng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản chưa đánh giá đúng vai trò của giai 
cấp công nhân 
Câu 14. Ý nào không đánh giá đúng về ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội không tưởng? 
A. Là một trào lưu tư tưởng tiến bộ 
B. Là sự kế thừa tư tưởng của các nhà triết học Ánh sáng Pháp (cuối thế kỉ XVIII) 
C. Có tác dụng cổ vũ những người lãnh đạo 
D. Là một trong những tiền đề cho sự hình thành học thuyết Mác sau này 
11 
BÀI 38: QUỐC TẾ THỨ NHẤT VÀ CÔNG XÃ PARI 
Thông hiểu 
Câu 15. Ý nào không phải là mục đích hoạt động của Quốc tế thứ nhất? 
A. Truyền bá học thuyết Mác trong giai cấp công nhân 
B. Chống những tư tưởng lệnh lạc trong nội bộ 
C. Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng 
D. Chỉ đạo việc thành lập các chính đảng của công nhân các nước 
Câu 16. Tại sao nói Công xã Pa-ri là 1 nhà nước kiểu mới? 
A. Nhà nước vô sản, do dân và vì dân. 
B. Nhà nước vô sản, của dân, do dân và vì dân. 
C. Nhà nước tư sản, do dân và vì dân. 
D. Nhà nước phong kiến. 
Câu 17: Điền từ thích hợp vào chổ trống “Cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã 
Pari là 1 nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của giai cấp bóc lột trước đây. Đây là một 
. – nhà nước vô sản, do dân và vì dân. (Lịch sử 10 – NXB GD trang 196) 
A. Nhà nước kiểu mới 
B. Nhà nước kiểu cũ. 
C. Nhà nước dân chủ. 
D. Nhà nước quân chủ. 
Câu 18: Đâu là chính sách tiến bộ của Công xã Pa-ri về mặt giáo dục? 
A. Chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền trong toàn dân. 
B. Chủ trương giáo dục không bắt buộc, không mất tiền trong toàn dân 
C. Sáng tạo, dân chủ và hoạt động vì lợi ích người dân. 
D. Chủ trương giáo dục bắt buộc tiểu học, đóng phần nữa học phí. 
------------------------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_lich_su_lop_10_nam_h.pdf
Bài giảng liên quan