Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kì II môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Đức Trọng
Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy kết thúc năm 1892 đánh dấu bằng sự kiện
A. các thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa bị bắt, đày sang An-giê-ri.
B. các thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa phải lánh sang Trung Quốc.
C. những tướng lĩnh còn lại gia nhập vào nghĩa quân của Đề Thám.
D. quân Pháp đàn áp dã man, phá hủy hoàn toàn các căn cứ khởi nghĩa.
Câu 6. Nhận xét nào dưới đây là không đúng về cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
A. Chế tạo và sử dụng vũ khí hiện đại.
B. Kéo dài nhất trong phong trào Cần vương.
C. Địa bàn khởi nghĩa rộng khắp bốn tỉnh Bắc Trung Kì.
D. Có sự phối hợp với cuộc khởi nghĩa Ba Đình của Đinh Công Tráng.
Câu 7. Một trong những nét độc đáo của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa lớn
trong phong trào Cần vương là
A. phong trào có sự tham gia của đông đảo nhân dân.
B. cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra quyết liệt.
C. nhiều cuộc chiến đấu đấu quyết liệt diễn ra tại vùng căn cứ.
D. buộc thực dân Pháp phải chấp nhận giảng hòa với nghĩa quân.
Câu 8. Khởi nghĩa Yên Thế kết thúc bằng sự kiện nào?
A. Đề Thám bị sát hại.
B. Thực dân Pháp phá hủy hoàn toàn căn cứ Yên Thế.
C. Nông dân không còn hưởng ứng tham gia phong trào.
D. Thực dân Pháp bắt sống toàn bộ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.
1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG TRƯỜNG THPT ĐỨC TRỌNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ II – LỊCH SỬ 11 NĂM HỌC: 2020 – 2021 Bài 17. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945) (10 Câu) TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (6 CÂU) Câu 1. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là do A. mâu thuẫn gay gắt về vấn đề vũ khí. B. mâu thuẫn gay gắt về vấn đề thuộc địa. C. mâu thuẫn gay gắt về việc phát triển kinh tế. D. mâu thuẫn gay gắt về chính sách huấn luyện quân độỉ. Câu 2. Nguyên nhân trực tiếp đến sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 2 là gì? A. Mâu thuẩn các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. B. Quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản. C. Hệ quả của trật tự Véc xai – Oasinhtơn. D. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. Câu 3 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9-1939, với sự kiện khởi đầu là A. Quân đội Đức tấn công Ba Lan B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức C. Đức tấn công Anh, Pháp D. Đức tấn công Liên Xô Câu 4: Chiến tranh Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) bùng nổ bằng sự kiện A. Chiến tranh gần kết thúc và Mỹ muốn vào chia lợi nhuận B. Mỹ lo sợ nạn tuyệt chủng của phát xít C, Anh, Pháp cầu cứu Mĩ D. Nhật tấn công Mĩ tại Trân Châu cảng Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chủ nghĩa phát xít chỉ thất bại tạm thời. B. Các nước phát xít Đức, l-ta-li-a, Nhật Bản bị sụp đổ hoàn toàn. C. Cuộc đấu tranh chống phát xít của các dân tộc trên thế giới thắng lợi. D. Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, quyết định việc tiêu diệt phát xít. Câu 6. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thể hiện rõ tính chất gì? A. Cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ các nước tư bản. B. Cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa các nước đế quốc. C. Cuộc chiến tranh phi nghĩa của các tập đoàn tư bản. D. Cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ thuộc địa 2 THÔNG HIỂU ( 4 CÂU) Câu 1: Nội dung nào sau đây là tác động của chiến thắng X ta lin grat (2/1943) ở Liên Xô đến cục diện chiến tranh thế giới thứ 2( 1939 - 1945) A. Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh chuyển sang phản công B. phe phát xít kí các hiệp ước đầu hàng không điều kiện C. Mốc đánh dấu chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc D. Khối đồng minh chống phát xít được hình thành. Câu 2. Tuyên ngôn Liên hợp quốc (1- 1-1942) của 26 quốc gia do Liên Xô, Mĩ, Anh đứng đầu đề cập đến nội dung chủ yếu nào? A. Cam kết hợp tác chặt chẽ với nhau về kinh tế. B. Cam kết tập trung tiềm lực kinh tế tiêu diệt chủ nghĩa xã hội. C. Cam kết hợp tác chặt chẽ với nhau về kỉnh tế, ủng hộ về quân sự. D. Cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít. Câu 3. Chiến thắng nào đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức? A. Chiến thắng Mát-xcơ-va. B. Chiến thắng Xta-lin-gơ-rat. C. Chiến thắng En A-la-men. D. Chiến thắng Gu-a-đan-ca-nan Câu 4: Chiến thắng có ý nghĩa thay đổi bước ngoặt cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai tại mặt trận Xô - Đức là A. trận phản công tại Cuốc-xcơ. B. trận phản công tại Lê-nin-grat. C. trận phản công tạỉ Xta-lin-grat. D. trận phản công tại Mát-xcơ-va. Bài 18 ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) (6 Câu) TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (2 CÂU) Câu 1: Nhân tố thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với một tốc độ cao trong giai đoạn 1917 – 1945 là A. những tiến bộ về khoa học kỹ thuật. B. những tiến bộ về khoa học quân sự C. những tiến bộ về khoa học xã hội D. những tiến bộ về công nghệ thông tin Câu 2: Sư kiện tàn phá nặng nề và khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại giai đoạn 1917 – 1945 là A. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). B. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). C. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933). D. Phong trào cách mạng trong những năm 1918 – 1923. 3 THÔNG HIỂU (4 CÂU) Câu 1 : Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập, tiến hành chạy đua vũ trang giữa Mĩ, Anh, Pháp và Đức, Ialia, Nhật Bản đã báo hiệu A. nguy cơ bành trướng của chủ nghĩa phát xít B. nguy cơ mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc C. nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới D. nguy cơ sụp đổ của chủ nghĩa tư bản Câu 2. Sự kiện nổi bật nào dưới đây đã chi phối sự phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919-1939)? A. Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn được thiết lập. B. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933). C. Sự ra đời của tổ chức Quốc tế Cộng sản năm 1919. D. Làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ ở các nước. Câu 3 : Nội dung nào sau đây là một đặc điểm nổi bật của lịch sử thế giới hiện đại thời kì 1917- 1945 ? A. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới. B. Chủ nghĩa đế quốc hoàn thành việc phân chia thuộc địa trên thế giới C. Tình trạng đối đầu và cục diện chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới D. Thế lực phát xít thắng thế tuyệt đối ở phạm vi toàn Châu Âu Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng nhất đối với thế giới là A. dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu B. xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh C. bạn thất nghiệp tràn lan D. sản xuất đình đốn 4 CHỦ ĐỀ: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1884) (16 Câu) I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT (8 CÂU) Câu 1. Lực lượng nào đã tấn công Đà Nẵng năm 1858? A. Liên quân Pháp – Anh. B. Liên quân Pháp – Hà Lan. C. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha. D. Liên quân Pháp - Bồ Đào Nha. Câu 2. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1861, chiến công vang dội nhất nhân dân Gia Định và ba tỉnh miền Đông Nam Kì giành được là A. đánh sập đồn Chợ Rẫy. B. đốt cháy tàu chiến Pháp trên sông Cần Giờ. C. đốt cháy tàu chiến Pháp trên sông Vàm Cỏ Tây. D. đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng trên sông Vàm Cỏ Đông. Câu 3. Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Pháp tại thành Hà năm 1873 là A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Lâm. C. Viên Chưởng cơ. D. Nguyễn Tri Phương. Câu 4. Dưới sự lãnh đạo của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, trận đánh giữ thành Hà Nội năm 1873 diễn ra quyết liệt nhất tại A. Ô Cầu Dền. B. Ô cửa Đông. C. Ô Đống Mác. D. Ô Thanh Hà. Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy kết thúc năm 1892 đánh dấu bằng sự kiện A. các thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa bị bắt, đày sang An-giê-ri. B. các thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa phải lánh sang Trung Quốc. C. những tướng lĩnh còn lại gia nhập vào nghĩa quân của Đề Thám. D. quân Pháp đàn áp dã man, phá hủy hoàn toàn các căn cứ khởi nghĩa. Câu 6. Nhận xét nào dưới đây là không đúng về cuộc khởi nghĩa Hương Khê? A. Chế tạo và sử dụng vũ khí hiện đại. B. Kéo dài nhất trong phong trào Cần vương. C. Địa bàn khởi nghĩa rộng khắp bốn tỉnh Bắc Trung Kì. D. Có sự phối hợp với cuộc khởi nghĩa Ba Đình của Đinh Công Tráng. Câu 7. Một trong những nét độc đáo của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương là A. phong trào có sự tham gia của đông đảo nhân dân. B. cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra quyết liệt. C. nhiều cuộc chiến đấu đấu quyết liệt diễn ra tại vùng căn cứ. D. buộc thực dân Pháp phải chấp nhận giảng hòa với nghĩa quân. Câu 8. Khởi nghĩa Yên Thế kết thúc bằng sự kiện nào? A. Đề Thám bị sát hại. B. Thực dân Pháp phá hủy hoàn toàn căn cứ Yên Thế. C. Nông dân không còn hưởng ứng tham gia phong trào. D. Thực dân Pháp bắt sống toàn bộ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. 5 THÔNG HIỂU (8 CÂU) Câu 1. Đâu là nguyên nhân sâu xa bùng nổ phong trào Cần Vương? A. Mâu thuẫn giữa phe chủ hòa và chủ chiến. B. Mâu thuẫn giữa triều đình và nhân dân. C. Mâu thuẫn giữa thực dân Pháp với Tôn Thất Thuyết. D. Mâu thuẫn giữa thực dân Pháp với dân tộc Việt Nam. Câu 2. Trước những hành động của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp đã không thực hiện việc làm nào dưới đây? A. Siết chặt bộ máy kìm kẹp triều đình. B. Chủ động thương lượng với phái chủ chiến. C. Tăng cường thêm lực lượng quân sự tại Huế. D. Tìm mọi cách loại phái chủ chiến ra khỏi triều đình. Câu 3. Đâu là nguyên nhân trực tiếp bùng nổ phong trào Cần Vương? A. Phe chủ chiến xây sơn phòng Tân Sở. B. Phe chủ chiến đưa Ưng Lịch lên ngôi. C. Cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến tại kinh thành Huế thất bại. D. Pháp tăng cường quân sự tìm cách loại bỏ phe chủ chiến. Câu 4 Trước hành động của phe chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn, âm mưu của Pháp là A. tìm cách loại bỏ phe chủ chiến. B. tìm cách thương lượng với phe chủ chiến. C. tìm cách hợp tác với phe chủ chiến. D. tìm cách giảng hòa với phe chủ chiến. Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào Cần vương? A. Nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân. B. Gây khó khăn cho thực dân Pháp trong việc bình định đất nước ta. C. Buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ phong trào đấu tranh của quần chúng. D. Tạo thành phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục, kéo dài. Câu 6. Nội dung nào phản ánh ý nghĩa của phong trào Cần vương? A. Củng cố và phát triển chế độ phong kiến Việt Nam B. Buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập C. Thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh cứu nước trong nhân dân D. Tạo tiền đề cho sự xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX Câu 7. Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là A. mang tính chất địa phương chưa có sự liên kết. B. lực lượng yếu, trang bị thô sơ. C. Pháp có quân đội mạnh trang bị hiện đại. D. thiếu đường lối lãnh đạo thống nhất. Câu 8. Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là A. triều đình đầu hàng B. lính Pháp trang bị hiện đại. C. Pháp có quân đội mạnh D. lực lượng yếu, trang bị thô sơ. 6 II. TỰ LUẬN Câu 1: Phân tích nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam .cuối thế kỉ XIX Câu 2: Phân tích nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần vương Câu 3: Rút ra bài học kinh nghiệm từ thất bại của cuộc chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX BÀI 22: XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP (8 câu) NHẬN BIẾT: (6 Câu) Câu 1: Dưới tác động của chương trình khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam hình thành các lực lượng mới nào? A. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản. B. Nông dân, công nhân, tiểu tư sản. C. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản. D. Nông nhân, tư sản, tiểu tư sản. Câu 2: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp chưa đầu tư xây dựng ngành giao thông A. đường hàng không. B. đường thủy. C. đường sắt. D. đường bộ. Câu 3: Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa từ thời điểm nào? A. Bắt đầu xâm lược Việt Nam. B. Hiệp ước Hác- măng được ký kết. C. Khi quân nhà Nguyễn thất bại ở Nam Kỳ. D. Khi Pháp căn bản hoàn thành xâm lược Việt Nam. Câu 4: Đầu thế kỉ XX, mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam là gì? A. Đòi quyền lợi kinh tế. B. Đòi quyền lợi giai cấp. C. Đòi quyền lợi dân tộc. D. Đòi quyền tự do, dân chủ. Câu 5: Trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng vào ngành nào? A. Công nghiệp nặng. B. Công nghiệp nhẹ. C. Khai thác mỏ. D. Luyện kim và cơ khí. Câu 6: Thành phần xuất thân của công nhân Việt Nam chủ yếu từ A. tầng lớp tư sản. B. giai cấp nông dân. C. tầng lớp tiểu tư sản. D. tầng lớp địa chủ nhỏ. THÔNG HIỂU (2 Câu) Câu 1: Với công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào từng bước du nhập vào Việt Nam? A. Phương thức sản xuất phong kiến. B. Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp. C. Phương thức sản xuất thực dân. D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. 7 Câu 2: Vì sao dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tạo ra điều kiện mới bên trong cho cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới? A. Vì làm cho kinh tế Việt Nam kiệt quệ. B. Vì làm kinh tế Việt Nam phát triển hơn trước. C. Vì đã tạo ra những chuyển biến mới về kinh tế - xã hội. D. Vì đã du nhập phương thức sản xuất tiến bộ vào nước ta. BÀI 23: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914) (12 câu) I. TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT: (6 Câu) Câu 1: Năm 1906, Phan Chu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã A. mở cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ. B. thành lập Duy Tân hội. C. thành lập Việt Nam Quang phục hội. D. tổ chức phong trào Đông du. Câu 2: Chủ trương của Duy Tân hội là gì? A. đánh đuổi thực dân Pháp và phong kiến giành độc lập dân tộc. B. đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hòa dân quốc việt Nam. C. đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, thành lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. D. đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục lại chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam. Câu 3: Chủ trương cứu nước của cụ Phan Châu Trinh là A. chống Pháp và phong kiến. B. dùng bạo lực giành độc lập. C. dựa vào Pháp chống phong kiến xây dựng nước Việt Nam cộng hòa. D. cải cách nâng cao dân sinh, dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến. Câu 4: Hoạt động cứu nước của cụ Phan Châu Trinh thể hiện trên các lĩnh vực A. kinh tế - văn hóa- xã hội. B. kinh tế - quân sự - ngoại giao C. kinh tế - xã hội – quân sự. D. văn hóa – xã hội – quân sự. Câu 5: Phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì chịu ảnh hưởng của A. hoạt động dạy học ở Đông Kinh Nghĩa Thục. B. cuộc vận động Duy Tân. C. phong trào Đông Du. D. Duy Tân hội. Câu 6 : Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giái phóng dân tộc bằng con đường nào? A. Cải cách kinh tế, xã hội. B. Duy tân để phát triển đất nước. C. Bạo lực để giành độc lập dân tộc. D. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang THÔNG HIỂU (6 Câu) Câu 1: Con đường cứu nước đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là A. cứu nước theo tư tưởng phong kiến . B. khuynh hướng dân chủ tư sản. C. cách mạng tư sản. D. cách mạng vô sản. 8 Câu 2: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là A. chưa có sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân. B. chính quyền thực dân phong kiến còn quá mạnh. C. chưa có tổ chức lãnh đạo sáng suốt và phương pháp cách mạng đúng đắn. D. thời gian chuẩn bị sơ sài. Câu 3 : Hạn chế căn bản trong tư tưởng cứu nước của cụ Phan Châu Trinh là A. kịch liệt phản đổi chủ trương bạo động, vốn là phương pháp truyền thống, rất có hiệu quả trong cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc trong lịch sử. B. chủ trương dựa vào Pháp để đem lại sự giàu mạnh, văn minh cho đất nước, coi đó là một trong những cơ sở giành độc lập. C. phản đối tư tưởng dân chủ lập hiến, dựa vào ngôi vua để thu phục nhân tâm, rất phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam cũng như khu vực lúc bấy giờ. D. tư tưởng Duy tân chỉ tác động tới một bộ phận trí thức không thể thâm nhập vào quảng đại quần chúng nhân dân lao động. Câu 4 : Tiêu biểu cho con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu TK XX là A. Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế. B. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền. C. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. D. Thái Phiên, Trần Cao Vân. Câu 5: Tháng 8/1908 phong trào Đông Dương tan rã vì A. phụ huynh đòi đưa con em về trước thời hạn. B. đã hết thời gian đào tạo phải về nước. C. Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa về nước. D. nhà cầm quyền Pháp cấu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam. Câu 6: Nguyên nhân thất bại trong xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là. A. Pháp mạnh, lực lượng nghĩa quân yếu. B. đều dựa vào bên ngoài, không dựa vào sức lực của bản thân mình. C. chuẩn bị sơ sài. D. không có ai giúp đỡ. II. TỰ LUẬN: Câu 1: Hãy tóm tắt xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh Câu 2: Hãy nhận xét điểm tương đồng và khác biệt trong chủ trương và hành động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. 9 BÀI 24: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918) (4 câu) NHẬN BIẾT: (4 Câu) Câu 1: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Việt Nam tăng nhanh về số lượng? A. Công nhân. B. Nông dân. C. Tư sản dân tộc. D. Tầng lớp tiểu tư sản. Câu 2: Nền nông nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự chuyển biến ra sao? A. Từ độc canh cây chuyển một phần sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh. B. Chuyển hẳn sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh C. Chuyển sang nền nông nghiệp chuyên canh hóa. D. Chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa. Câu 3: Trước những hạn chế của khuynh hướng cứu nước của các chí sĩ yêu nước đi trước, Nguyễn Tất Thành đã có quyết định gì? A. Quyết định ra nước ngoài tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. B. Tích cực tham gia các hoạt động yêu nước để tìm hiểu thêm. C. Sang Trung Quốc tìm hiểu và nhờ sự giúp đỡ. D. Sang Nga học tập và nhờ sự giúp đỡ. Câu 4: Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào? A. Pháp. B. Trung Quốc. C. Nhật Bản. D. Liên Xô. -------HẾT ------
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_lich_su_lop_11_nam_h.pdf