Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021- Trường THPT Đức Trọng

Câu 1: Công trình sử học đầu tiên của dân tộc ta?

A. Đại Việt Sử kí

B. Nam Sơn thực lục

C. Đại Việt sử kí toàn thư

D. Dư Địa chí

Câu 2: Chùa Một Cột ở Hà Nội - một di tích văn hoá - lịch sử của dân tộc ta được xây dựng

dưới thời nào?

A. Tiền Lê B. Lý

C. Trần D. Hồ

THÔNG HIỂU (2 CÂU)

Câu 3 Loại hình sân khấu nào lần đầu tiên xuất hiện vào thời Lý được lưu truyền đến ngay

nay?

A. Chèo B. Tuồng

C. Múa rối nước D. Quan họ Bắc Ninh

pdf12 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2020-2021- Trường THPT Đức Trọng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
1 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG 
TRƯỜNG THPT ĐỨC TRỌNG 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II – LỊCH SỬ 10 
NĂM HỌC: 2020 – 2021 
BÀI 14: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM 
NHẬN BIẾT (2 CÂU) 
I. TRẮC NGHIỆM 
Câu 1: Quốc gia cổ Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ nào 
dưới đây ? 
A. Sa Huỳnh. 
B. Đồng Nai. 
C. Ốc Eo. 
D. Đông Sơn. 
Câu 2: Quốc gia cổ Cham - pa được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ nào dưới đây? 
A. Sa Huỳnh. 
B. Đồng Nai. 
C. Ốc Eo. 
D. Đông Sơn. 
THÔNG HIỂU (2 CÂU) 
Câu 3: Các tầng lớp chính trong xã hội quốc gia Văn Lang – Âu Lạc là 
A. vua, quan lại, tăng lữ. 
B. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì. 
C. vua, tăng lữ, nông dân tự canh. 
D. vua, địa chủ và nông nô. 
Câu 4: Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là 
A. du mục. 
B. trồng lúa nước. 
C. thủ công nghiệp. 
D. thương nghiệp. 
II. TỰ LUẬN 
Câu 1: Phân tích cơ sở và điều kiện dẫn tới sự hình thành nhà nước Văn Lang. 
Câu 2: Đánh giá vai trò, ý nghĩa của sự ra đời các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. 
2 
BÀI 15,16 : THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP 
DÂN TỘC (TỪ THẾ KỈ II TCN ĐẾN DẦU TK X) 
NHẬN BIẾT (4 CÂU) 
I. TRẮC NGHIỆM 
Câu 5: Để bóc lột nhân dân ta, chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách nhất 
quán nào? 
A. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt 
B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi 
C. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra 
D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ 
Câu 6 : Quân Nam Hán đã lợi dụng cơ hội nào để xâm lược nước ta lần thứ hai 
A. Dương Đình Nghệ - người đứng đấu chính quyền tự chủ bị giết hại 
B. Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán giúp chống lại Ngô Quyền 
C. Khúc Thừa Dụ qua đời 
D. Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn 
Câu 7 : Kinh đô của nước Vạn Xuân được dựng lên ở đâu? 
A. Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội) 
B. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) 
C. Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh) 
D. Hoa Lư (Ninh Bình) 
Câu 8 : Mùa xuân năm 544 diễn ra sự kiện gì? 
A. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí bước vào giai đoạn quyết liệt 
B. Lý Bí lên ngôi vua, lập nên nước Vạn Xuân 
C. Nước Vạn Xuân được thành lập 
D. Lý Bí trao quyền lãnh đạo cho Triệu Quang Phục 
THÔNG HIỂU (2 CÂU) 
Câu 9 : Những chính sách về chính trị - văn hóa – xã hội, của chính quyền đô hộ phương Bắc 
nhằm mục đích gì? 
A. Đồng hóa dân ta về văn hóa 
B. Đồng hóa dân ta về mặt giống nòi 
C. Đồng hóa dân ta, thôn tính vĩnh viễn nước ta, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của Trung Quốc 
D. Mở rộng cương vực lãnh thổ, ảnh hưởng của phong kiến Trung Quốc 
Câu 10 : Ý nghĩa cơ bản của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền là 
A. kết thúc thắng lợi quá trình giành độc lập của nước ta. 
B. chấm dứt hơn một trăm năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. 
C. mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc ta. 
D. phong kiến Trung Quốc không bao giờ đến xâm lược nước ta nữa. 
3 
II. TỰ LUẬN 
Câu 1 : Mục đích của các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với 
nước ta 
Câu 2 : Hãy nêu nguyên nhân, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng 
Câu 2 : Hãy nêu nguyên nhân, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lí Bí và sự thành lập nước Vạn 
Xuân 
Câu 3 : Hãy nêu nguyên nhân, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ. 
Hãy nêu nguyên nhân, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 
BÀI 17 : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG 
KIẾN ( TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV) 
I. TRẮC NGHIỆM 
NHẬN BIẾT (2 CÂU) 
Câu 11 : Ý không phản ánh chính xác hoạt động đối nội của nhà nước phong kiến Việt Nam 
trong các thế kỉ X – XV là 
A. coi trọng đến việc bảo vệ an ninh đất nước 
B. thực hiện chính sách đoàn kết với các dân tộc 
C. cho phép các tù trưởng miền núi lập thành vùng tự trị 
D. chăm lo đến đời sống nhân dân 
Câu 12: Từ năm 1054 quốc hiệu nước ta là 
A. Đại Việt. B. Đại Cồ Việt. C. Đại Nam. D. Đại La. 
THÔNG HIỂU (2 CÂU) 
Câu 13: Với cải cách của Lê Thánh Tông, ở địa phương chia thành 
A. lộ, phủ, huyện, châu, xã 
B. lộ, trấn, phủ, châu, xã 
C. đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã 
D. đạo, phủ, châu, hương, giáp 
Câu 14: Với cuộc cải cách của Lê Thánh Tông đã 
A. đưa bộ máy nhà nước quân chủ lập hiến đạt đến đỉnh cao. 
B. đưa bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao. 
C. đưa bộ máy nhà nước cộng hòa đạt đến đỉnh cao. 
D. tăng quyền lực cho các qua lại. 
II. TỰ LUẬN 
Câu 1 : Phân tích ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính thời vua Lê Thánh Tông. 
Câu 2: Hãy rút ra nhận xét về sự hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến thờ Lê. 
4 
BÀI 18: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TRONG CÁC 
THẾ KỈ X - XV. 
I. TRẮC NGHIỆM 
NHẬN BIẾT (2 CÂU) 
Câu 15: Việc đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn (đê quai vạc) được thực 
hiện bắt đầu từ triều đại nào? 
A. Nhà Lý 
B. Nhà Tiền Lê 
C. Nhà Trần 
D. Nhà Lê sơ 
Câu 16: Công việc chủ yếu trong các xưởng thủ công triều đình là 
A. đúc vũ khí, làm gốm. 
B. đúc vũ khí, đóng thuyền. 
C. đúc tiền, làm gốm. 
D. đúc tiền, dệt vải. 
THÔNG HIỂU (2 CÂU) 
Câu 17: Một trong những nguyên nhân làm nông nghiệp thế kỷ X-XV phát triển là 
A. sử dụng rộng rãi phân bón trong trồng trọt. 
B. bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. 
C. lai tạo nhiều giống lúa mới. 
D. trọng thương ức nông. 
Câu 18: Các triều đại phong kiến tổ chức lễ cày tich điền nhằm mục đích 
A. khuyến khích nhân dân sản xuất. 
B. khai khẩn đất hoang. 
C. bảo vệ đê điều. 
D. bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp. 
II. TỰ LUẬN 
Câu 1: Phân tích biểu biện phát triển của kinh tế nước ta thời Lý, Trần, Lê. 
Câu 4 :Em hãy đánh giá ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với sự phát triển của xã hội trong 
thế kỷ X-XV ? 
5 
BÀI 19: NHỮNG CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM 
Ở CÁC THẾ KỈ X ĐẾN XV 
I. TRẮC NGHIỆM 
NHẬN BIẾT (4 CÂU) 
Câu 1: Thời Tiền Lê, nước ta đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của quân nào ở Trung 
Quốc? 
A. Nhà Tống B. Nhà Minh 
C. Nhà Nguyên D. Nhà Hán 
Câu 2: Lê Lợi chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh giành được thắng lợi ở 
đâu? 
A. Sông Như Nguyệt B. Sông Bạch Đằng 
C. Ở Rạch Gầm - Xoài Mút D. Ở Chi Lăng - Xương Giang 
Câu 3: Nhà Tống đã giải quyết những khó khăn giữa thế kỉ XI như thế nào? 
A. Đánh hai nước Liêu, Hạ 
B. Đánh Cham - pa để mở rộng lãnh thổ 
C. Đánh Đại Việt làm cho Liêu, Hạ Kiêng nể 
D. Giải hoà với Đại Việt để đánh Liêu, Hạ 
Câu 4: Nước Đại Việt dưới thời nào đã phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống quân xâm 
lược Mông - Nguyên. 
A. Thời Đinh - Tiền Lê B. Thời nhà Lý 
C. Thời nhà Trần D. Thời nhà Hồ 
THÔNG HIỂU (2 CÂU) 
Câu 5: Cuộc kháng chiến quân xâm lược Nam Tống thời Lý, ông Lý Thường Kiệt sử dụng 
biện pháp quân sự nào khi đánh vào Châu Ung trong giai đoạn 1075-1076? 
A. Tiên phát chế nhân 
B. Đánh ăn chắc, đánh chắc thắng. 
C. Hậu phát chế nhân 
D. Lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. 
Câu 6). Để đối phó với quân xâm lược Mông – Nguyên, cả ba lần nhà Trần đều 
thực hiện kế sách nào sau đây? 
A. Lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. 
B. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng. 
C. Vườn không nhà trống. 
D. Tiên phát chế nhân. 
6 
II. TỰ LUẬN 
Câu 1 Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nguyên 
nhân nào là quan trọng nhất ? Vì sao ? 
Câu 2 Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông – 
Nguyên nhà Trần. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất ? Vì sao ? 
Câu 3: Phân tích ý nghĩa lịch sử kháng chiến chống Mông – Nguyên nhà Trần. 
Với 3 lần đập tan 90 vạn quân giặc khiến cả châu Á phải nể phục vậy khi còn 
ngồi trên ghế nhà trường em sẽ làm gì để phát huy hơn nữa lòng yêu nước của 
mình. 
Câu 4: Tại sao nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc 
giữ nước? 
Câu 5: Nêu một vài đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn. So sánh với các cuộc 
kháng chiến thời Lý, Trần. 
BÀI 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ 
TRONG CÁC THẾ KỶ X ĐẾN XV 
I. TRẮC NGHIỆM 
NHẬN BIẾT (2 CÂU) 
Câu 1: Công trình sử học đầu tiên của dân tộc ta? 
A. Đại Việt Sử kí 
B. Nam Sơn thực lục 
C. Đại Việt sử kí toàn thư 
D. Dư Địa chí 
Câu 2: Chùa Một Cột ở Hà Nội - một di tích văn hoá - lịch sử của dân tộc ta được xây dựng 
dưới thời nào? 
A. Tiền Lê B. Lý 
C. Trần D. Hồ 
THÔNG HIỂU (2 CÂU) 
Câu 3 Loại hình sân khấu nào lần đầu tiên xuất hiện vào thời Lý được lưu truyền đến ngay 
nay? 
A. Chèo B. Tuồng 
C. Múa rối nước D. Quan họ Bắc Ninh 
Câu 4 Dưới thời nhà Lê, các bia đá dựng ở Văn Miếu để làm gì? 
A. Khắc tên những người đỗ Tiến sĩ 
7 
B. Khắc tên những anh hùng có công với nước 
C. Khắc tên những vị vua thời Lê Sơ 
D. Khắc tên những người có học hàm 
BÀI 21: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN 
TRONG CÁC THẾ KỶ XVI-XVIII 
I. TRẮC NGHIỆM 
NHẬN BIẾT (2 CÂU) 
Câu 1 Từ năm 1527 đến năm 1592 đất nước ta diễn ra cục diện: Nam - Bắc triều. Đó là cuộc 
tranh giành quyền lực giữa 2 các phe phái đối lập là 
A. Lê (Nam triều) - Trịnh (Bắc triều) 
B. Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều) 
C. Mạc (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều) 
D. Lê, Trịnh (Nam Triều) - Mạc (Bắc triều) 
Câu 2 Từ đầu thế kỉ XVII, sông Gianh, luỹ Thầy (Quảng Bình) là giới tuyến chia đất nước 
thành Đàng trong và Đàng Ngoài. Cát cứ hai miền thuộc quyền cai trị của chính quyền nào? 
A. Trịnh (Đàng Ngoài) - Lê (Đàng trong) 
B. Trịnh (Đàng Trong) - Lê (Đàng Ngoài) 
C. Lê (Đàng Trong) - Nguyễn (Đàng Ngoài) 
D. lê - Trịnh (Đàng Ngoài) - Nguyễn (Đàng Trong) 
THÔNG HIỂU (2 CÂU) 
Câu 3 Đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVII thế sự của nước ta diễn ra như thế nào? 
A. Nội chiến nam - Bắc triều 
B. Chiến tranh - trịnh - Nguyễn 
C. Nội chiến Nam - Bắc triều và chiến tranh Trịnh Nguyễn 
D. Đất nước chia cắt thành nhiều cát cứ 
Câu 4 Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố chính quyền thống trị Thuận Hoá 
nhằm mục đích gì? 
A. Sẵn sàng chống lại thế lực của họ Trịnh 
B. Thoát li dần sự lệ thuộc của họ Trịnh 
C. Thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh 
D. Củng cố thế lực của họ Nguyễn ở Nam Triều 
8 
BÀI 22: TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỶ XVI-XVIII 
I. TRẮC NGHIỆM 
NHẬN BIẾT (2 CÂU) 
Câu 1 Đầu thế kỷ XVIII, tình hình nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài như thế nào? 
A. Đàng Trong ổn định và phát triển, Đàng Ngoài điêu đứng 
B. Cả hai Đàng vẫn có dấu hiệu ổn định và phát triển. 
C. Cả hai Đàng lâm vào tình trạng bất ổn định 
D. Đàng Ngoài ổn định, Đàng Trong điêu đứng 
Câu 2 Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây sao cho đúng: "Do sự phát triển giao lưu buôn bán 
thế giới và do sự mở cửa của các chính quyền Trịnh, Nguyễn nên phát triển nhanh 
chóng ". (SGK Lịch sử 10 – Bài 22) 
A. Ngoại thương. B. Nội thương. 
C. buôn bán, trao đổi hàng hóa. D. thương nghiệp. 
THÔNG HIỂU (2 CÂU) 
Câu 3 Ý nghĩa của sự phát triển của các làng nghề thủ công? 
A. Mặt hàng nhiều hơn mang tính chuyên môn hóa cao và gìn giữ được những nét giá 
trị truyền thống. 
B. Thủ công hộ gia đình chính thức khai tử. 
C. Thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển nhanh hơn nông nghiệp. 
D. Do Nhà nước khuyến khích hình thành làng nghề. 
Câu 4 Các thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp  xin lập phố xá định cư lâu dài nhằm: 
A. Mở cửa hàng buôn bán lâu dài. 
B. Đồng hóa văn hóa nước ta 
C. Mở cửa lập trạm buôn với các nước khác. 
D. Quảng bá về kiến trúc nước ngoài vào Việt Nam. 
BÀI 23: PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO 
VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỈ XVIII 
I. TRẮC NGHIỆM 
NHẬN BIẾT (2 CÂU) 
Câu 1 Sau khi làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào, nhiệm vụ còn lại của quân Tây Sơn là 
phải làm gì? 
A. Tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê - Trịnh, thực hiện thống nhất đất nước. 
B. Tiến quân ra Bắc hội với quân vua Lê để đánh đổ chúa Trịnh. 
9 
C. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh. 
D. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh, thành lập vương triều Tây Sơn. 
Câu 2. Ý nào không phản ánh đúng biện pháp của hoàng đế Quang Trung để ổn định và phát 
triển đất nước sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Thanh? 
A. Xây dựng chính quyền mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập các trấn để kiểm soát 
đất nước. 
B. Ban Chiếu khuyến nông, để kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất. 
C. Tổ chức giáo dục thi cử để tuyển chọn nhân tài; tổ chức quân đội quy củ, chặt chẽ. 
D. Cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhà Thanh. 
THÔNG HIỂU (2 CÂU) 
Câu 3 Trước khi tiến quân ra Bắc để tiêu diệt quân Thanh, vua Quang Trung đã ra hiểu dụ: 
“ Đánh cho để dài tóc 
 Đánh cho để đen răng” 
Nghĩa là gì? 
A.Đánh để bảo vệ truyền thống của dân tộc ta. 
B. Đánh để giữ phong tục tập quán lâu đời của nhân dân ta. 
C. Đánh để bảo vệ nền văn hóa dân tộc ta. 
D. Đánh để chứng tỏ sức mạnh của dân tộc ta. 
Câu 4 “Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (đầu năm 1785), ngoài miệng tuy nói khoác 
nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp” Trích: Đại Nam Thực Lục. Câu nói trên 
chứng tỏ điều gì? 
A. Cách đánh giặc tài tình của quân Tây Sơn. 
B. Những tên lính Xiêm chạy thoát khi nhắc đến quân Tây Sơn thì vô cùng sợ hãi. 
C. Khẳng định uy tín và sức mạnh của phong trào Tây Sơn. 
D. Quân Xiêm không dám sang xâm lược nước ta. 
II. TỰ LUẬN 
Câu 1 .Phân tích nguyên nhân thắng lợi, đặc diểm của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm 
cuối thế kỉ XVIII. 
Câu 2 .Phân tích vai trò của Nguyễn Huệ (Quang Trung) đối với sự nghiệp thống nhất đất nước 
và các cuốc kháng chiến chống ngoại xâm. 
10 
BÀI 24: TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỈ XVI –XVIII 
I. TRẮC NGHIỆM 
NHẬN BIẾT (4 CÂU) 
Câu 1 Đạo Thiên Chúa được truyền bá vào nước ta thông qua 
A. thương nhân phương Tây. B. giáo sĩ phương Tây. 
C. thương nhân Trung Quốc. D. giáo sĩ Nhật Bản. 
Câu 2 Hệ tư tưởng giữ địa vị thống trị ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là 
A. Đạo giáo. B. Nho giáo. 
C. Phật giáo. D. Thiên Chúa giáo. 
Câu 3 Nội dung giáo dục ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII chủ yếu là 
A. các môn khoa học. B. các môn khoa học tự nhiên. 
C. giáo lí Nho giáo. D. giáo lí Phật giáo. 
Câu 4 Nghệ thuật dân gian ở các thế kỉ XVI – XVIII chủ yếu phản ánh điều gì 
A. Mâu thuẫn trong xã hội. 
B. Sự sao chép của nghệ thuật cung đình. 
C. Cuộc sống ấm no của nhân dân. 
D. Những cảnh sinh hoạt thường ngày của nhân dân. 
THÔNG HIỂU (2 CÂU) 
Câu 5 Cơ sở khẳng định trong các thế kỉ XVI – XVIII, Thiên Chúa giáo đã trở thành một tôn 
giáo lan truyền trong cả nước là 
A. nhân dân không coi trọng Nho giáo như trước nữa. 
B. số người theo Thiên Chúa giáo ngày càng đông. 
C. nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi. 
D. nhà nước phong kiến cho phép các giáo sĩ nước ngoài tự do truyền đạo. 
Câu 6 Vì sao ở các thế kỉ XVI - XVIII, Nho giáo từng bước suy thoái, tôn ti trật tự phong kiến 
không còn được tôn trọng như trước? 
A. Nhà nước trung ương tập quyền Lê sơ bị suy sụp. 
B. Sự phát triển của kinh tế hàng hoá. 
C. Sự phát triển của Phật giáo và Đạo giáo. 
D. Sự truyền bá của Thiên Chúa giáo. 
 II.TỰ LUẬN 
Câu 1: Nêu những biểu hiện cho thấy nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. 
Câu 2. Bản thân em cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy nét đẹp trong tín ngưỡng truyền 
thống của dân tộc. 
11 
BÀI 25: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN 
(NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) 
I. TRẮC NGHIỆM 
NHẬN BIẾT (4 CÂU) 
Câu 1 Vua Gia Long đã chia đất nước thành 
A. hai miền: miền Bắc và miền Nam. 
B. ba miền: miền Bắc, miền Tây và miền Nam. 
C. ba vùng: Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh. 
D. ba trấn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. 
Câu 2 Tên gọi khác của bộ luật “Hoàng triều luật lệ” là 
A. Hình thư. B. Hoàng Việt luật lệ. 
C. Hình luật. D. Luật Hồng Đức. 
Câu 3 Về tổng thể, chính sách của nhà Nguyễn về kinh tế là 
A. trọng nông, ức thương. 
B. trọng thương, ức nông. 
C. hạn chế phát triển các ngành nghề mới. 
D. coi trọng thủ công nghiệp và thương nghiệp. 
Câu 4 Một tập thơ chữ Nôm bất hủ của dân tộc đặc biệt xuất sắc dưới thời nhà Nguyễn là 
A. truyện Kiều của Nguyễn Du. 
B. các bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương. 
C. các bài thơ Nôm của Bà Huyện Thanh Quan. 
D. các truyện Nôm khuyết danh. 
THÔNG HIỂU (2 CÂU) 
Câu 5 Ý nào không phản ánh đúng chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn? 
A. Phục tùng nhà Thanh. 
B. Bắt Lào và Chân Lạp thần phục. 
C. Chủ trương thiết lập quan hệ giao ban với Mĩ. 
D. Chủ trương “đóng cửa”, không chấp nhận việc đặt quan hệ với các nước phương Tây. 
Câu 6 Vị vua nào dưới triều Nguyễn đã quyết định chia cả nước thành các đơn vị hành chính 
tỉnh? 
A. Gia Long. B. Minh Mạng. 
C. Thiệu Trị. D. Tự Đức. 
12 
BÀI 26: TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX VÀ PHONG TRÀO ĐẤU 
TRANH CỦA NHÂN DÂN 
I. TRẮC NGHIỆM 
NHẬN BIẾT (2 CÂU) 
Câu 1 Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân đầu thời Nguyễn 
là 
A. do chế độ phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng. 
B. nhà Nguyễn không quan tâm đến nhân dân. 
C. nhà Nguyễn không đại diện cho giai cấp lãnh đạo nhân dân. 
D. nhà Nguyễn bị thối nát ngay từ đầu. 
Câu 2 Giai cấp thống trị dưới thời nhà Nguyễn gồm 
A. vua quan và địa chủ, cường hào. 
B. vua và các quan lại đại thần. 
C. quan lại triều đình và cường hào ở địa phương. 
D. vua và các tướng lĩnh. 
THÔNG HIỂU (2 CÂU) 
Câu 3 Phong trào đấu tranh của nông dân chống triều Nguyễn diễn ra khi 
A. cuối thời nhà Nguyễn. 
B. nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền. 
C. nhà Nguyễn lên cầm quyền một thời gian. 
D. nhà Nguyễn tỏ ra bất lực. 
Câu 4 Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên là nơi bùng nổ cuộc khởi nghĩa nông dân của 
A. Nông Văn Vân. B. Phan Bá Vành. 
C. Cao Bá Quát. D. Lê Văn Khôi. 
--------- HẾT------------ 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_10_n.pdf
Bài giảng liên quan