Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2020-2021

Câu 6. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?

Câu 7. Dựa trên cơ sở khoa học nào để người ta thu được lượng sinh khối lớn khi nuôi VSV?

* Trong nuôi cấy không liên tục: thu hoạch sinh khối ở cuối pha lũy thừa dầu pha cân bằng vì:

- Ở pha lũy thừa: TB phân chia, Tốc độ sinh trưởng lớn nhất, không đổi. Số lượng tế bào tăng rất nhanh theo lũy thừa → cuối pha này số lượng tb tạo ra lớn nhất

- Ở pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt cực đại, không đổi

Vậy: nên thu sinh khối nhiều là ở cuối pha lũy thừa đầu pha cân bằng

* Trong nuôi cấy liên tục: để tránh quá trình suy vong nên thường xuyên bổ sung thêm chất dinh dưỡng, rút bỏ không ngừng các chất thải → thu được nhiều sinh khối hay các sản phẩm của VSV → đây là phương pháp thu sinh khối lớn

Câu 8. Trong môi trường tự nhiên (đất, nước) pha lũy thừa có xảy ra không? Tại sao?

* Trong môi trường tự nhiên không xảy ra pha lũy thừa vì:

- VSV luôn chịu tác động với đk ngoại cảnh luôn thay đổi: thành phần dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, pH,

- Sự cạnh tranh giữa các VSV ® thức ăn cạn kiệt

- Các VSV tiết ra chất ức chế kềm hãm nhau

Câu 9. Trong nuôi cấy không liên tục nguyên nhân nào dẫn đến pha suy vong? Tại sao nuôi cấy liên tục không có pha này?

 

docx18 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
a. Xảy ra sự biến đổi của nhiễm sắc thể 
b. Có sự phân chia của tế bào chất 
c. Có 2 lần phân bào 
d. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi 
3. Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là :
a. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng 
b. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín 
c. Đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể 
d. Cả a, b, c đều đúng 
4. Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là :
a. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể 
b. Có một lần phân bào 
c. Chỉ xảy ra ở các tế bào xô ma 
d. Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội 
 Bỏ câu5,6,7
8. Trong giảm phân , nhiễm sắc thể tự nhân đôi vào :
a. Kỳ giữa I
b. Kỳ trung gian trước lần phân bào I
c. Kỳ giữa II
d. Kỳ trung gian trước lần phân bào II
9. Trong giảm phân các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở :
a. Kỳ giữa I và sau I 
b. Kỳ giữa II và sau II 
c. Kỳ giữa I và sau II 
d. Kỳ giữa I và sau II 
10. Trong giảm phân , ở kỳ sau I và kỳ sau II có điềm giống nhau là :
a. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn 
b. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép 
c. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể 
d. Sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào 
Phần III: SINH HỌC VI SINH VẬT
Chương I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Bài 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT Ở VI SINH VẬT
I. Khái niệm về vi sinh vật.
- Là cơ thể bé nhỏ, tính bằng micromet, chỉ nhìn rõ dưới KHV.
- Đặc điểm: 
+ Cấu tạo đơn bào nhân sơ hay nhân thực.
+ Có kích thước hiển vi.
+ Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh, sinh trưởng nhanh và có khả năng thích ứng cao với môi trường sống.
+ Phân bố rộng.
- Bao gồm: Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, vi nấm.
II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng.
1. Các loại môi trường cơ bản.
a. Môi trường tự nhiên.
- Là môi trường: nước, không khí, đất, sinh vật.
- Vi sinh vật có khắp nơi trong môi trường có điều kiện sinh thái đa dạng.
b. Môi trường phòng thí nghiệm
Bao gồm 3 loại môi trường.
- Môi trường tự nhiên: gồm các chất tự nhiên. 
- Môi trường tổng hợp: gồm các chất hóa học đã biết về thành phần hoá học và số lượng.
- Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và hoá học.
2. Các kiểu dinh dưỡng.
a. Tiêu chí để phân biệt các kiểu dinh dưỡng.
- Nhu cầu về nguồn năng lượng.
- Nguồn cacbon.
b. có 4 kiểu dinh dưỡng.
Kiểu dinh dưỡng
Nguồn năng lượng
Nguồn cacbon
Ví dụ
Quang tự dưỡng
Ánh sang
CO2
VK lam, tảo đơn bào, VK lưu huỳnh màu tía và màu lục.
Hóa tự dưỡng
Chất vô cơ
CO2
VK nitrat hóa, VK oxi hóa hidro, oxi hóa lưu huỳnh
Quang dị dưỡng
Ánh sang
Chất hữu cơ
VK không chứa lưu huỳnh màu lục, màu tía.
Hóa dị dưỡng
Chất hữu cơ
Chất hữu cơ
Nấm, động vật nguyên sinh.
III. Hô hấp và lên men.
1. Hô hấp.
1.Hô hấp hiếu khí
2.Hô hấp kị khí
Khái niệm
Là quá trình oxi hoá các phân tử hữu cơ
Qúa trình phân giải Cacbohiđrat để thu năng lượng cho tế bào
Chất nhận điện tử cuối cùng
Oxi phân tử
Phân tử vô cơ chứ không phải là oxi phân tử
Sản phẩm
CO2, H2O, NL nhiều
Năng lượng ít
Điều kiện
Có oxi
Không có oxi
Nơi xảy ra
Màng trong ti thể và màng sinh chất
Màng sinh chất
2. Lên men
- Là quá trình chuyển hoá kị khí diễn ra trong tế bào.
- Chất cho điện tử và chất nhận điện tử là các phân tử hữu cơ.
- Sản phẩm tạo thành là: Rượu, dấm,
ÔN TẬP
Tự luận:
Câu 1. Trình bày khái niệm vi sinh vật? Kể tên một số đại diện của vi sinh vật mà em biết?
Câu 2. Trình bày các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật cơ bản?
Câu 3. Trình bày các kiểu dinh dưỡng cơ bản của vi sinh vật?
Câu 4. Vì sao không nên bón phân đạm cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước?
Câu 5. Cho các ví dụ về môi trường tự nhiên có vi sinh vật phát triển.
Câu 6. Nêu những tiêu chí cơ bản để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật.
Câu 7. Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 – 1,5; KH2PO4 – 1,0; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl – 0,5
a. Môi trường trên là môi trường loại tổng hợp
b. Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng
c. Nguồn cacbon là CO2, nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn nitơ (NH4)3PO4 – 1, 
Câu 8. Căn cứ vào nguồn cacbon, nguồn năng lượng vi sinh vật được chia thành những nhóm nào? Căn cứ vào nguồn năng lượng, vi sinh vật được chia thành những nhóm nào
Câu 9. Căn cứ vào thành phần của các loại môi trường, người ta chia môi trường sống của VSV trong phòng thí nghiệm gồm những loại nào?
Câu 10. Hô hấp là gì? So sánh đặc điểm giữa hô hấp hiếu khí, kị khí và lên men?
Hô hấp hiếu khí
Hô hấp kị khí
Lên men
Khái niệm
- Là quá trình oxi hóa chất hữu cơ
- Nấm, động vật nguyên sinh, xạ khuẩn
- Là quá trình phân giải cacbohydrat để thu năng lượng cho tế bào
- VK phản nitrat hóa, vk phản lưu huỳnh hóa
- Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất
- VK lactic,
Sự có mặt của oxi
Cần oxi
Không cần oxi
Không cần oxi
Chất nhận electron cuối cùng
- Oxi phân tử
- Xảy ra ở màng trong ty thể ( SV nhân thực), màng sinh chất (SV nhân sơ)
- Phân tử vô cơ: NO3-, 
SO42-
- Diễn ra ở MSC
- Phân tử chất hữu cơ
- Diễn ra trong TBC
Sản phẩm tạo thành
CO2, H2O, năng lượng nhiều hơn
CO2, H2O, năng lượng ít, các sản phẩm khác
Rượu, axit lactic,, năng lượng ít
Năng lượng thu được từ 1 mol glucozo
38 ATP
22 – 25 ATP
2 ATP
Câu 10. Trình bày nội dung và cánh tiến hành làm sữa chua? Vì sao sữa đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt? VÌ sao sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng?
* Nội dung và cách làm sữa chua:
- Đun nước sôi, pha sữa ngọt vừa uống , để nguội 40oC , cho một thìa sữa chua vinamilk vào, trộn đều, đổ ra cốc, để vào nơi có nhiệt độ 40oC đậy kín, sau 3 – 5 giờ sẽ thành sữa chua, muốn bảo quản thì để vào tủ lạnh
* Sữa chua đang ở trạng thái lỏng trở thanh sệt vì: acid lactic được hình thành, pH của dung dịch sữa giảm nên casein protein trong sữa) bị kết tủa
* Sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng vì: trong sữa chua chứa vitamin, các protein dạng đơn giản, có nhiều vi sinh vật có lợi cho quá trình tiêu hoá
Trắc nghiệm khách quan:
1. Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu , người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật ?
a. 1	b. 2	c. 3	d. 4
2. Các vi sinh vật có hình thức quang tự dưỡng là :
a. Tảo , các vi khuẩn chứa diệp lục 
b. Nấm và tất cả vi khuẩn 
c. Vi khuẩn lưu huỳnh 
d. Cả a,b,c đều đúng 
3. Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là:
a. Hoá tự dưỡng 	c. Quang tự dưỡng 
b. Hoá dị dưỡng 	d. Quang dị dưỡng 
4. Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây ?
a. Ánh sáng và chất hữu cơ 
b. CO2 và ánh sáng 
c. Chất vô cơ và CO2
d. Ánh sáng và chát vô cơ 
5. Quang dị dưỡng có ở :
a. Vi khuẩn màu tía 	c. Vi khuẩn sắt 
b. Vi khuẩn lưu huỳnh 	d. Vi khuẩn nitrat hoá 
 bỏ câu 6,7
8. Vi sinh vật vào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại ?
a. Tảo đơn bào 
b. Vi khuẩn nitrat hoá 
c. Vi khuẩn lưu huỳnh 
d. Vi khuẩn sắt 
9. Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi là :
a. Quang dị dưỡng 
b. Hoá dị dưỡng 
c. Quang tự dưỡng 
d. Hoá tự dưỡng 
10. Tự dưỡng là :
a. Tự dưỡng tổng hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ 
b. Tự dưỡng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ 
c. Tổng hợp chất hữu cơ này từ chất hữu cơ khác 
d. Tổng hợp chất vô cơ này từ chất vô cơ khác 
Bài 23: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT 
Ở VI SINH VẬT
I. Quá trình tổng hợp.
- Quá trình tổng hợp các chất của VSV là phần lớn VSV tự tổng hợp những chất phức tạp và cần thiết cho cơ thể như pro, lipit,... từ những chất đơn giản lấy từ môi trường.
- Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các loại axit amin.
- Vi sinh vật sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất.
a) Tổng hợp Protein:
(Axit amin)n Peptit Protein
b) Tổng hợp Polisaccarit:
(Glucozơ)n + ADP- Glucozơ Glucozơ)n+1 + ADP
c) Tổng hợp Lipit:
Là sự kết hợp giữa Glixêrol & axit béo.
d) Tổng hợp axit Nucleic:
Bazơ nitơ kết hợp với đường 5C & H3PO4 --> các nuclêôtit, các nuclêôtit LK với nhau tạo ra axit nuclêic.
II. Quá trình phân giải.
- Quá trình phân giải các chất: VSV có khả năng phân giải những chất phức tạp từ môi trường thành những chất đơn giản và sau đó hấp thụ để tổng hợp những chất cần thiết cho TB.
- Vi sinh vật tiết enzim nội bào ra môi trường để phân giải các chất phức tạp từ môi trường.
1. Phân giải Protein và ứng dụng.
Protein proteaza axit amin.
- Vi sinh vật hấp thụ các axit amin và tiếp tục phân giải để tạo năng lượng.
* Ứng dụng: 
- Làm nước mắm, các loại nước chấm từ pro của cá.
- Làm nước tương từ pro các loại đậu
2. Phân giải Polisaccarit và ứng dụng.
Polisaccarit Đường đơn
- Vi sinh vật hấp thụ đường đơn phân giải bằng hô hấp hiếu khí, kị khí, lên men.
* Ứng dụng.
- Lên men Etylic:
Tinh bột nấm (đường hoá) Glucozo
Glucoso nấm men rượu Etanol (2C2H5OH + 2CO2 + NL)
- Lên men Lactic:
Glucose vk lactic đồng hình axit lactic + CO2.(2CH3CHOHCOH + NL)
Glucose vk lactic dị hình axit lactic + CO2 + etylic + axit axetic.
3. Phân giải Xenluzơ.
Xenluse xenlulaza chất mùn
* Ứng dụng.
- Chủ động cấy VSV để phân giải nhanh xác thực vật.
- Tận dụng xác thực vật để làm nấm ăn.
- Nuôi VSV thu sinh khối.
III. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải.
- Là hai quá trình ngược chiều nhưng thống nhất trong hoạt động sống.
- Tổng hợp cung cấp nguyên liệu cho phân giải.
- Phân giải cung cấp nguyên liệu cho tổng hợp.
ÔN TẬP
Tự luận:
Câu 1. Tại sao khi nướng bánh mì lại trở lên xốp?
Khi làm bánh mì, ngoài bột mì ra thì một thành phần không thể thiếu là nấm men, đây là những vi sinh vật sinh sản nhanh và biến đường, ôxi có trong bột mì thành khí cacbonic, sinh khối và vitamin. Khí cacbonic trong bột sẽ giãn nở và tăng thể tích khi nướng nên làm bánh mì nở, rỗng ruột và trở nên xốp hơn.
Câu 2. Kể tên những ứng dụng của quá trình phân giải prôtêin và pôlisaccarit trong đời sống?
Câu 3. Kể tên một số loại enzim tham gia phân giải các chất ở vi sinh vật?
Câu 4. Trình bày quá trình tổng hợp các chất trong tế bào vi sinh vật và ứng dụng của chúng trong đời sống con người?
Câu 5. Tại sao nói: tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (dị hóa) là hai quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào?
Tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (dị hóa) là hai quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào bởi vì đồng hóa tổng hợp các chất cung cấp nguyên liệu cho dị hóa, còn dị hóa phân giải các chất cung cấp năng lượng, nguyên liệu cho đồng hóa.
Chương II
SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA SINH VẬT
Bài 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I. Khái niệm sinh trưởng.
1. Sự sinh trưởng ở vi sinh vật.
- Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
2. Thời gian thế hệ.
- Là thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào đến khi tế bào phân chia hoặc số TB trong quần thể tăng lên gấp đôi.(kí hiệu là g).
Ví dụ: E.coli là 20 phút tế bào phân chia 1 lần.
- Số tế bào trong bình sau n lần phân chia từ N0 tế bào ban đầu là trong một thời gian xác định (t).
Nt = N0.2n 
II. Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật.
1. Nuôi cấy không liên tục.
- Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung các chất dinh dưỡng và không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa trong quá trình nuôi cấy.
- Sinh trưởng theo đường cong gồm 4 pha.
a. Pha tiềm phát (pha lag).
- Vi khuẩn thích nghi với môi trường, không có sự gia tăng số lượng tế bào, enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất.
b. Pha luỹ thừa (pha log).
- Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân, tốc độ sinh trưởng cực đại.
c. Pha cân bằng.
- Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi).
d. Pha suy vong.
- Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần do:
+ Chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt.
+ Chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều.
2. Nuôi cấy liên tục.
- Là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy và lấy đi sinh khối.
- Sinh trưởng theo đường thẳng gồm 2 pha: pha lũy thừa và pha cân bằng. Không có pha tiềm phát và pha suy vong.
- Trong nuôi cấy liên tục, chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, môi trường sống của vi khuẩn được ổn định, chúng đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát.
- Trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng liên tục được bổ sung, các chất được tạo ra qua quá trình chuyển hóa cũng được lấy ra một lượng tương đương, do đó môi trường nuôi cấy luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có pha suy vong.
* Ứng dụng: Sản xuất sinh khối để thu nhận Protein đơn bào, các axit amin, các kháng sinh, hoocmon.
ÔN TẬP
Tự luận:
Câu 1. Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
- Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục cần có pha tiềm phát để giúp vi khuẩn có thời gian thích nghi với môi trường mới, enzim cảm ứng tương ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
- Trong nuôi cấy liên tục, chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, môi trường sống của vi khuẩn được ổn định, chúng đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát.
Câu 2. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?
- Trong nuôi cấy không liên tục, các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, đồng thời các chất độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển hóa vật chất được tích lũy ngày càng nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, chúng tự phân hủy ở pha suy vong.
- Trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng liên tục được bổ sung, các chất được tạo ra qua quá trình chuyển hóa cũng được lấy ra một lượng tương đương, do đó môi trường nuôi cấy luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng vi sinh vật bị phân hủy.
Câu 3. Vẽ đồ thị đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục và trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
– Đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục: 
Câu 4. Trình bày các khái niệm: sinh trưởng của vi sinh vật, thời gian thế hệ, nuôi cấy không liên tục, nuôi cấy liên tục?
Câu 5. So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục?
Nuôi cấy không liên tục.
Nuôi cấy liên tục.
Định nghĩa
- Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung các chất dinh dưỡng và không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa trong quá trình nuôi cấy.
- Là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất thải và sinh khối trong quá trình nuôi cấy.
Dạng sinh trưởng
Sinh trưởng theo đường cong gồm 4 pha
Sinh trưởng theo đường thẳng gồm 2 pha
Đặc điểm
- Trải qua 4 pha:
a. Pha tiềm phát (pha lag).
- Vi khuẩn thích nghi với môi trường, không có sự gia tăng số lượng tế bào, enzim cảm ứng hình thành để phân giải các chất.
b. Pha luỹ thừa (pha log).
- Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân, tốc độ sinh trưởng cực đại.
c. Pha cân bằng.
- Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi).
d. Pha suy vong.
- Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần do:
+ Chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt.
+ Chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều.
- Trải qua 2 pha:
a. Pha luỹ thừa (pha log) 
- Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân, tốc độ sinh trưởng cực đại.
b. Pha cân bằng. 
- Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi).
- Trong nuôi cấy liên tục, chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, môi trường sống của vi khuẩn được ổn định, chúng đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát.
- Trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng liên tục được bổ sung, các chất được tạo ra qua quá trình chuyển hóa cũng được lấy ra một lượng tương đương, do đó môi trường nuôi cấy luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có pha suy vong.
Kết quả
- VSV tự phân hủy ở pha suy vong
- Không có pha tiềm phát và pha suy vong.
- VSV không phân hủy ở pha suy vong
Câu 6. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?
Câu 7. Dựa trên cơ sở khoa học nào để người ta thu được lượng sinh khối lớn khi nuôi VSV?
* Trong nuôi cấy không liên tục: thu hoạch sinh khối ở cuối pha lũy thừa dầu pha cân bằng vì:
- Ở pha lũy thừa: TB phân chia, Tốc độ sinh trưởng lớn nhất, không đổi. Số lượng tế bào tăng rất nhanh theo lũy thừa → cuối pha này số lượng tb tạo ra lớn nhất
- Ở pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt cực đại, không đổi
Vậy: nên thu sinh khối nhiều là ở cuối pha lũy thừa đầu pha cân bằng
* Trong nuôi cấy liên tục: để tránh quá trình suy vong nên thường xuyên bổ sung thêm chất dinh dưỡng, rút bỏ không ngừng các chất thải → thu được nhiều sinh khối hay các sản phẩm của VSV → đây là phương pháp thu sinh khối lớn
Câu 8. Trong môi trường tự nhiên (đất, nước) pha lũy thừa có xảy ra không? Tại sao?
* Trong môi trường tự nhiên không xảy ra pha lũy thừa vì:
- VSV luôn chịu tác động với đk ngoại cảnh luôn thay đổi: thành phần dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, pH,
- Sự cạnh tranh giữa các VSV ® thức ăn cạn kiệt
- Các VSV tiết ra chất ức chế kềm hãm nhau
Câu 9. Trong nuôi cấy không liên tục nguyên nhân nào dẫn đến pha suy vong? Tại sao nuôi cấy liên tục không có pha này?
Câu 10. Trong đường ruột cơ thể người giàu chất dinh dưỡng nhưng các VK vẫn không thể ST với tốc độ cực đại? Vì sao? Tại sao nói: “ Dạ dày – ruột ở người là hệ thống nuôi cấy liên tục đối với VSV”?
 - Trong đường ruột cơ thể người giàu chất dinh dưỡng nhưng các VK vẫn không thể ST với tốc độ cực đại vì: Có nhiều VSV cạnh tranh thức ăn với nhau và tiết ra chất ức chế kềm hãm nhau
 - Dạ dày – ruột ở người là hệ thống nuôi cấy liên tục đối với VSV vì: chất dinh dưỡng thường xuyên được bổ sung đồng thời liên tục thải ra các sp dị hóa
Câu 11. Sinh trưởng ở VSV khác với sinh trưởng ở cơ thể đa bào như thế nào?
- Sinh trưởng của VSV: vì VSV có Kích thước nhỏ nên sự sinh trưởng của vi sinh vật phải xét trên mức độ quần thể → ST VSV là sự tăng tb của cả quần thể VSV
- Sinh trưởng của cơ thể đa bào: là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước của tb làm cho cơ thể lớn lên 
Câu 12. Hình thức nuôi cấy liên tục và không liên tục có ý nghĩa gì?
 - Nuôi cấy không liên tục: nhằm mục đích nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của VSV. Ứng dụng vào việc sx các sản phẩm lên men nhờ VSV
- Nuôi cấy liên tục: nhằm mục đích khắc phục hạn chế của nuôi cấy không liên tục ( hiệu quả không cao ). Ứng dụng để sản xuất sinh khối VSV, enzim, vitamin, hoocmon
Trắc nghiệm khách quan:
1. Loại vi sinh vật tổng hợp axit glutamic từ glucôzơlà :
a. Nấm men 	c. Xạ khuẩn 
b. Vi khuẩn 	d. Nấm sợi 
2.	Vi khuẩn axêtic là tác nhân của quá trình nào sau đây ?
a.	Biến đổi axit axêtic thành glucôzơ
b.	 Chuyển hoá rượu thành axit axêtic 
c.	 Chuyển hoá glucôzơ thành rượu 
d.	 Chuyển hoá glucôzơ thành axit axêtic 
3. Quá trình biến đổi rượu thành đường glucôzơ được thực hiện bởi 
a. Nấm men 	c. Vi khuẩn 
b. Nấm sợi 	d. Vi tảo 
4.Cho sơ đồ tóm tắt sau đây :
(A) axit lactic
(A) là :
a. Glucôzơ	c. Tinh bột 
b. Prôtêin	d. Xenlulôzơ
5. Sản phẩm nào sau đây được tạo ra từ quá trình lên men lactic?
a. Axit glutamic	c. Pôlisaccarit
b. Sữa chua 	d. Đisaccarit
6. Trong gia đình , có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây ?
a. Làm tương 	c. Muối dưa 
b. Làm nước mắm 	d. Làm giấm 
7. Cho sơ đồ phản ứng sau đây :
 Rượu êtanol + O2 (X) + H2O+ năng lượng 
(X) là : 
a. Axit lactic	c. Dưa chua 
b.Sữa chua 	d. Axit axêtic
8. Cũng theo dữ kiện của câu 7 nêu trên ; quá trình của phản ứng được gọi là :
a. Sự lên men 	c. Ô xi hoá 
b. Sự đồng hoá 	d. Đường phân 
9.	Quá trình nào sau đây không phải là ứng dụng lên men 
a. Muối dưa , c

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_10.docx
Bài giảng liên quan