Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì I môn Công nghệ Lớp 10 - Năm học 2020 2021

Câu 1: Hệ thống sản xuất giống cây trồng có thể tóm tắt:

a. Hạt giống Siêu nguyên chủng (SNC) Xác nhận (XN) Nguyên chủng (NC)

b. Hạt giống nguyên chủng  Siêu nguyên chủng  Xác nhận

c. Hạt giống Siêu nguyên chủng  Nguyên chủng  Xác nhận

d. Hạt giống Nguyên chủng  Xác nhận Siêu nguyên chủng

 Câu 2: Hạt giống được tạo ra từ giống Nguyên chủng để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà, đó chính là :

Giống Siêu nguyên chủng c. Giống Nguyên chủng

Giống Xác nhận d. Giống Đại trà

Câu 3: Quy trình sản xuất giống cây trồng theo sơ đồ duy trì ở cây trồng tự thụ phấn:

a. Vật liệu khởi đầu  Cây ưu tú  Nguyên chủng Siêu nguyên chủng  Xác nhận

b. Hạt tác giả( SNC) Cây ưu tú  Nguyên chủng Siêu nguyên chủng  Xác nhận

c. Vật liệu khởi đầu  Cây ưu tú  Nguyên chủng Siêu nguyên chủng  Xác nhận

d. Hạt tác giả( SNC) Cây ưu tú Siêu nguyên chủng  Nguyên chủng  Xác nhận

 

docx9 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì I môn Công nghệ Lớp 10 - Năm học 2020 2021, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
hực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và cung cấp nguyên liệu cho các ngành
 công nghiệp chế biến
	- Sản xuất hàng hóa xuất khẩu
Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay
	1. Thành tựu :	
	- Nổi bật nhất là sản lượng lương thực tăng liên tục
	- Đã hình thành các ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu
 dùng trong nước và xuất khẩu
	- Nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế
	2. Hạn chế : 
	- năng xuất, chất lượng sản phẩm còn thấp
	- Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi; cơ sở vật chất bảo quản chế biến còn lạc hậu, chưa đáp ứng 
 được yêu cầu của nần sản xuất hàng hóa chất lượng cao
Phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta
	- Tăng cường sản xuất lương thực để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia
	- đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa ngành này thành ngành sản xuất chính
	- Xây dựng một nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái 
 – Một nền nông nghiệp sản xuất đủ lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước 
 và xuất khẩu nhưng không gây ô nhiễm và suy thoái môi trường
	- Áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng để nâng cao năng 
 suất và chất lượng sản phẩm
	- Đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch để giảm bớt hao hụt sản 
 phẩm và nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản. 
Bài 2 : KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
Em hiểu thế nào là khảo nghiệm giống cây trồng ? 
	Đưa giống mới chọn tạo hay nhập nội trồng thử ở các vùng sinh thái khác nhau, hệ thống luân canh 
 khác nhau để đánh giá mức độ phù hợp của giống 
Mục đích, ý nghĩacủa công tác khảo nghiệm giống cây trồng (SGK)
Nội dung ( quy trình ) khảo nghiệm giống là tiến hành 3 nội dung thí nghiệm :
 Thí nghiệm so sánh giống : 
 Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật : 
 Thí nghiệm sản xuất quảng cáo : .
Tại sao phải khảo nghiệm giống khi đưa giống mới vào sản xuất đại trà ?
 Nếu không khảo nghiệm mà đưa giống mới vào trồng sẽ xảy ra 1 trong 2 trường hợp : 
 Điều kiện sống phù hợp cây cho năng suất, chất lượng cao 
 Điều kiện sống không phù hợp cây sinh trưởng phát triển kém, năng suất, chất lượng thấp 
 nông dân mất mùa tổn thất về kinh tế 
=> Phải khảo nghiệm giống trước khi đưa giống mới vào sản xuất đại trà để tránh rủi ro. 
Bài 3,4 : SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG
Sản xuất giống cây trống có 3 mục đích (SGK)
Hệ thống sản xuất giống cây trồng là : 
	Bắt đầu từ khi nhận hạt giống do các cơ quan chọn tạo giống cung cấp đến khi nhận được một lượng lớn hạt giống cung cấp cho sản xuất đại trà
 Gồm 3 giai đoạn : (SGK)
Qui trình sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn
	Sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì ( SGK)
Sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo (SGK)
So sánh với sản xuất giống cây trồng tự thụ phấn :
giống nhau : Đều tiến hành theo trình tự sản xuất hạt giống SNC -> NC -> XN
 Đều tiến hành đánh giá chọn lọc giống
Khác nhau : - Tiến hành ở khu cách ly ( Tránh hạt phấn bay theo gió từ khu sản xuất lận cận vào thụ phấn cho cây giống đang sản xuất )
 - Chọn lọc cá thể là chủ yếu
 - Chọn lọc ( loại bỏ ) cây xấu trước khi tung phấn (Tránh hạt phấn của cây xấu thụ phấn cho cây tốt làm giảm chất lương của giống )
Sản xuất giống ở cây trồng nhân giống vô tính gồm 3 giai đoạn (SGK)
Sản xuất giống cây rừng gồm 2 giai đoạn (SGK). Vì Cây rừng thời gian sinh trưởng dài, thường ở nơi địa hình hiểm trở rừng núi
Bài 5 	XÁC ĐỊNH SỨC SỐNG CỦA HẠT
Chuẩn bị ( SGK)
Qui trình thực hành (SGK)
Giải thích tại sao hạt bị nhuộm màu là hạt chết ? 
	Màng tế bào sống có tính thấm chọn lọc. Cho những chất có lợi vào, không cho các chất có hại vào. Các tế bào bao quanh hạt, giống như một màng thấm chọn lọc không cho thuốc nhuộm ( là chất có hại ) thấm vào trong -> là hạt sống. Các tế bào bao quanh hạt bị tổn thương, hư hại hay đã chết mất khả năng chọn lọc, thuốc nhuộm tự do thấm vào bên trong hạt làm cho hạt bị nhuộm màu -> Hạt đã chết
Bài 6 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO 
TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG NÔNG, LÂM NGHIỆP
Khái niệm (SGK)
Cơ sở khoa học ( SGK)
Ý nghĩa (SGK)
Qui trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào (SGK)
Tại sao chọn vật liệu nuôi cấy là mô phân sinh ? 
	Mô phân sinh là các tế bào chưa phân hóa, còn non khả năng phân chia mạnh => Điều khiển sự phát sinh hình thái của tế bào thực vật dễ hơn, tỉ lệ thành công cao hơn
Khử trùng có tác dụng khử sạch bệnh không ?
	Không. Vì bệnh là các loại VK, VR xâm nhập vào bên trong tế bào thực vật. Khử trùng có tác dụng làm sạch mẫu cắt để tránh sự xâm nhập của VSV làm thối hỏng mẫu cắt
Bài 7 MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG
Keo đất và khả năng hấp phụ của đất (SGK)
Phản ứng của dung dịch đất ( SGK)
Độ phì nhiêu của đất (SGK)
Đất trồng có những tính chất nào ? Biện pháp cải tạo tính chất của đất trồng ?
	Đất trồng có 3 tính chất : 
1- Khả năng hấp phụ của đất – Biện pháp cải tạo : Tăng lượng keo đất : Tưới nước phù xa, bón bùn ao, bón nhiều phân hữu cơ 
2- Phản ứng của dung dịch đất –Biện pháp cải tạo : Đất chua : Bón vôi. Đất kiềm : Bón phân hóa học có gốc axít mạnh như KCL, (NH4)SO4, . ..)
3- Độ phì nhiêu của đất – Biên pháp cải tạo : Tăng lượng keo đất, khử chua : Bón nhiều phân hữu cơ, phân hóa học, vôi hợp lý, cày xới, tới nước giữ ẩm cho đất, luân canh hợp lý các loại cây trồng,.)
Bài 8 XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA CỦA ĐẤT
Chuẩn bị (SGK)
Qui trình thực hành ( SGK )
Cùng loại đất độ PHH2O và độ PHKCL. Độ PH nào cao hơn ? Tại sao ?
	PHH2O > PHKCl. Vì khi cho H2O vào đất xác định được độ chua hoạt tính của đất. Khi cho dung dịch KCL 1N vào đất xác định được độ chua tiềm tàng của đất lớn hơn độ chua hoạt tính ( có thể giải thích bằng phương trình phản ứng trao đổi ion của keo đất )
Bài 9 BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU,
 ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ
Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu
Nguyên nhân hình thành (SGK)
Tính chất của đất xám bạc màu (SGK)
Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng (SGK)
Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá 
Nguyên nhân hình thành (SGK)
Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá (SGK)
Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng (SGK)
Giải thích tại sao đất xám bạc màu ( đất trơ sỏi đá) mang các tính chất xấu ? 
	Vì các nguyên nhân hình thành của đất đó. Chỉ ra từng nguyên nhân
Cho biết tác dụng của từng biện pháp cải tạo ? 
	Chỉ ra tác dụng của tửng biện pháp cải tạo được tính chất nảo, khắc phục nguyên nhân hình thành nào ?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ 10
 **************************
Chương I: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG
Bài 2: KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
Câu 1: Những ý nào sau đây không đúng khi nói về mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?
Xác định được năng suất và chất lượng sản phẩm của giống mới
Biết được những yêu cầu của giống đối với kỹ thuật canh tác
Nhằm tạo ra số lượng giống mới , giống tốt phục vụ sản xuất đại trà 
Xác định mức độ phù hợp của giống mới đối với điều kiện môi trường cụ thể 
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
Cung cấp thông tin chủ yếu về yêu cầu kỹ thuật canh tác và hướng sử dụng của những giống mới được công nhận
Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất 
 Giúp người sản xuất có được những biện pháp kỹ thuật đúng, phù hợp giống mới
Giúp người sản xuất khẳng định về việc nên hay không nên sử dụng giống mới vào sản xuất đại trà
Câu 3 : Hãy sắp xếp các thí nghiệm trong quy trình khảo nghiệm giống cây trồng theo trật tự đúng.
Thí nghệm kiểm tra kỹ thuật 
Thí nghiệm so sánh giống 
Thí nghiệm trên đồng ruộng
Thí nghiệm sản xuất quảng cáo 
Câu 4 : Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào không phải chỉ tiêu của thí nghiệm so sánh giống trong công tác khảo nghiệm giống cây trồng. 
Xây dựng kỹ thuật gieo trồng phù hợp với giống mới 
Năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản
Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
Tính chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi
Câu 5: Mục đích của thí nghiệm so sánh giống trong công tác khảo nghiệm giống là gì?
Xây dựng kỹ thuật gieo trồng phù hợp với giống mới
Xác định giống mới có ưu điểm vượt trội so với giống củ hay không để có hay không nên tiếp tục khảo nghiệm 
Đánh giá giống mới về mọi mặt để đưa giống mới vào sản xuất đại trà.
Tất cả các ý trên
Câu 6 ; Mục đích của thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật là:
Xác định giống mới có ưu điểm vượt trội so với giống cũ hay không để có hay không nên tiếp tục khảo nghiệm 
Đánh giá giống mới về mọi mặt để đưa giống mới vào sản xuất đại trà.
Xây dựng kỹ thuật gieo trồng phù hợp với giống mới 
Nhằm xác định chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống mới trước khi đưa giống mới vào sản xuất đại trà 
Câu 7: Mục đích của thí nghiệm sản xuất quảng cáo là:
Xác định giống mới có ưu điểm vượt trội so với giống cũ hay không để có hay không nên tiếp tục khảo nghiệm 
Đánh giá giống mới về mọi mặt và đưa giống mới vào sản xuất đại trà. 
Xây dựng kỹ thuật gieo trồng phù hợp với giống mới 
Nhằm xác định chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống mới trước khi đưa giống mới vào sản xuất đại trà 
Bài 3 + 4: SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG
Câu 1: Hệ thống sản xuất giống cây trồng có thể tóm tắt:
Hạt giống Siêu nguyên chủng (SNC)à Xác nhận (XN)à Nguyên chủng (NC)
Hạt giống nguyên chủng à Siêu nguyên chủng à Xác nhận 
Hạt giống Siêu nguyên chủng à Nguyên chủng à Xác nhận 
Hạt giống Nguyên chủng à Xác nhận àSiêu nguyên chủng 
 Câu 2: Hạt giống được tạo ra từ giống Nguyên chủng để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà, đó chính là : 
Giống Siêu nguyên chủng c. Giống Nguyên chủng 
Giống Xác nhận d. Giống Đại trà 
Câu 3: Quy trình sản xuất giống cây trồng theo sơ đồ duy trì ở cây trồng tự thụ phấn:
Vật liệu khởi đầu à Cây ưu tú à Nguyên chủng àSiêu nguyên chủng à Xác nhận
Hạt tác giả( SNC)à Cây ưu tú à Nguyên chủng àSiêu nguyên chủng à Xác nhận
Vật liệu khởi đầu à Cây ưu tú à Nguyên chủng àSiêu nguyên chủng à Xác nhận
Hạt tác giả( SNC)à Cây ưu tú àSiêu nguyên chủng à Nguyên chủng à Xác nhận
Câu 4 : Xác định tỷ lệ đúng về năng suất và chất lượng giữa ba cấp giống: Siêu nguyên chủng (SNC) ; Nguyên chủng (NC) ; Xác nhận (XN)
	a. SNC > XN > NC c. NC > SNC > XN
	b. SNC > NC > XN d. NC > XN > SNC
Câu 5 : Xác nhận tỷ lệ đúng độ không thuần khiết về mặt di truyền giữa ba cấp hạt: Siêu nguyên chủng (SNC) ; Nguyên chủng (NC) ; Xác nhận (XN)
	a. SNC > XN > NC c. XN > NC > SNC 
	b. SNC > NC > XN d. NC > XN > SNC
Câu 6: Sắp xếp cặp phù hợp giữa các giai đoạn sản xuất hạt giống với các sản phẩm của chúng
	I. Giai đoạn 1	 1.	Hạt giống xác nhận 
 II. Giai đoạn 2	 2.	Hạt giống siêu nguyên chủng 
 III. Giai đoạn 3	 3.	Hạt giống nguyên chủng 
	a. I -1 ; II - 2 ; III -3 	 c. I – 2 ; II – 1 ; III – 3
	b. I – 2 ; II – 3 ; III – 1 d. I – 3 ; II - 2 ; III – 1
 Bài 5: THỰC HÀNH – XÁC ĐỊNH SỨC SỐNG CỦA HẠT
Câu 1: Khi ngâm hạt giống vào trong dung dịch thuốc thử , sau 15 phút những hạt giống bị nhuộm màu thuốc thử là những hạt chết vì:
Vỏ hạt chính là màng tế bào có khả năng cho tất cả các chất vào ra qua màng.
Vỏ hạt chính là màng tế bào đã chết nên mất khả năng thấm chọn lọc
Cả a và b đều đúng 
Cả a và b đều sai
Câu 2: : Khi ngâm hạt giống vào trong dung dịch thuốc thử , sau 15 phút những hạt giống không nhuộm màu thuốc thử là những hạt sống vì:
Vỏ hạt chính là màng tế bào có tính thấm chọn lọc nên các phân tử hạt màu không thấm được qua lớp vỏ vào trong hạt
Vỏ hạt là lớp bảo vệ khối tế bào hạt nên các phân tử hạt màu không thể thấm qua lớp vỏ hạt vào trong hạt
Cả a và b đều đúng 
Cả a và b đều sai
Câu 3: Chất lượng hạt giống phụ thuộc các tiêu chí nào sau đây?
Sức sống của hạt	c. Nãy mầm với tỷ lệ cao và đồng đều 
Không mang mầm mống sâu bệnh 	d. Cả a , b , c đều đúng 
 Bài 6: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO
Câu 1: Vật liệu nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào là:
	a. Tế bào của mô phân sinh 	c. Tế bào của mô rễ
	b. Tế bào của mô lá 	d. Tế bào của các mô nêu trên
Câu 2: Chọn khái niệm đúng nhất về nuôi cấy mô tế bào: 
Từ một mô tế bào sinh vật, được nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một, hoặc một số cơ thể mới.
Từ một mô tế bào thực vật, được nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một, hoặc một số cơ thể mới. 
Từ một mô tế bào lai, được nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một, hoặc một số cơ thể mới.
Từ một mô tế bào đột biến , được nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một, hoặc một số cơ thể mới.
Câu 3: Sắp xếp theo thứ tự đúng của quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào:
1. Tạo rễ 	 2. Khử trùng bề mặt 	 3. Cấy cây trong môi trường thích hợp
4. Chọn vật liệu nuôi cấy 5. Tạo chồi trong môi trường nhân tạo
	a. 1;2;3;4;5	c. 4;2;5;1;3 
	b. 4;2;1;5;3	d. 2;4;1;5;3
Câu 4: Đặc điểm của các cây được tạo ra từ công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào: 
Các cây sinh ra đồng nhất về mặt di truyền và giống với tế bào ban đầu
Các cây sinh ra có những biến đổi tốt so với tế bào ban đầu
Các cây sinh ra không đồng nhất về mặt di truyền
Các cây sinh ra có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất về mặt di truyền .
Câu 5: Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng là: 
Tất cả tế bào sống có tính toàn năng, đều chứa hệ gen quy định kiểu gen của loài và có khả năng sinh sản vô tính để tạo cơ thể mới trong môi trường thích hợp
Các tế bào trong cùng cơ thể đều có tính toàn năng, chứa đựng hệ gen quy định kiểu gen của loài và có thể sinh sản để tạo cơ thể mới trong môi trường thích hợp
Tế bào sinh vật có tính toàn năng, chứa đựng hệ gen quy định kiểu gen của loài và có khả năng sinh sản vô tính để tạo cây hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp
 Tế bào thực vật có tính toàn năng, chứa đựng hệ gen quy định kiểu gen của loài và có khả năng sinh sản vô tính để tạo cây hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp
 ĐÁP ÁN: Câu 1 (a) ; Câu 2 (b) ; Câu 3 ( c) ; Câu 4 (a) ; Câu 5 (d)
 Bài 7 : MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG
Câu 1: Keo đất là những phân tử có kích thước nhỏ bé, có tính chất:
Hòa tan trong nước ở trạng thái huyền phu lơ lửng trong dịch đất
Không tan trong nước ở trạng thái huyền phù lơ lửng trong dịch đất 
Không tan trong nước ở trạng thái kết lắng
Có thể hòa tan hoặc không hòa tan trong nước phụ thuộc và lượng nước của dịch đất 
Câu 2: Sắp xếp thứ tự các lớp ion của keo đất tính từ trong ra ngoài 
Nhân keo ->Lớp ion bất động -> Lớp ion quyết định điện -> Lớp ion khuyếch tán
Nhân keo ->Lớp ion bất động -> Lớp ion khuyếch tán ->Lớp ion quyết định điện 
Nhân keo -> Lớp ion khuyếch tán -> Lớp ion quyết định điện -> Lớp ion bất dộng
Nhân keo -> Lớp ion quyết định điện -> Lớp ion bất động ->Lớp ion khuyếch tán
Câu 3: Để phân loại keo âm hoặc keo dương ta dựa vào:
	a. Nhân keo 	c. Lớp ion bất động 
	b. Lớp ion quyết định điện 	d. Lớp ion khuyếch tán 
Câu 4: Khả năng trao đổi ion của keo đất phụ thuộc vào; 
	a. Nhân keo 	c. Lớp ion bất động 
	b. Lớp ion quyết định điện 	d. Lớp ion khuyếch tán 
Câu 5: Chọn thông tin đúng khi bàn về quá trình trao đổi chất giữa đất với cây trồng
Keo đất trao đổi chất dinh dưỡng trực tiếp với tế bào của rể cây
Keo đất và dung dịch đất cùng trao đổi chất dinh dưỡng với tế bào của rể cây
Keo đất gián tiếp trao đổi chất dinh dưỡng với cây thông qua dung dịch đất 
Chỉ có dung dịch đất trao đổi chất dinh dưỡng trực tiếp với tế bào của rể cây
Câu 6: Độ chua hoạt tính trong đất là 
do nồng độ H+ trong dung dịch đất gây nên
do nồng độ AL+++ trong dung dịch đất gây nên
do nồng độ H+ và AL+++ bám trên bề mặt keo đất gây nên
Tất cả đều đúng 
Câu 7: Độ chua tiềm tàng trong đất là 
do nồng độ H+ trong dung dịch đất gây nên
do nồng độ AL+++ trong dung dịch đất gây nên
do nồng độ H+ và AL+++ bám trên bề mặt keo đất gây nên
do nồng độ H+ và AL+++ có trong dung dịch đất
Câu 8: Phản ứng kiềm của dung dịch đất là do:
trong đất có chứa các muối kiềm
bón phân hóa học có tính chất kiềm 
trong dung dịch đất có chứa NaOH, Ca(OH)2 
trên bề mặt keo đất có chứa Na2CO3 ; CaCO3
Câu 9: Độ phì nhiêu của đất là khả năng 
cung cấp đồng thời và không ngừng nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây trồng và không chứa chất độc hại , đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao
cung cấp đủ nước, oxi và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao
cung cấp đồng thời nước, oxi, chất dinh dưỡng , không chứa chất độc hại , đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao
cung cấp không ngừng nước, oxi, chất dinh dưỡng , không chứa các chất độc hại, đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao
Câu 10: Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu phản ứng dung dịch đất là
lựa chọn đối tượng cây trồng phù hợp với đất
sử dụng hợp lý các loại phân bón phù hợp với đất
nhằm xây dựng biện pháp cải tạo đất hợp lý để nâng cao độ phì cho đất 
lựa chọn giống cây trồng phù hợp với đất, sử dụng các loại phân bón hợp lý để cải tạo và nâng cao độ phì của đất 
 Bài 8 : THỰC HÀNH – XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA CỦA ĐẤT
Câu 1: Sắp xếp các bước trong quy trình thực hành theo trật tự đúng
Dùng tay lắc đều 15 phút
Dùng ống đong 50 ml dung dịch KCl1N đổ vào bình chứa mẫu đất
Cân 20 g mẫu đất cho vào bình tam giác dung tích 100 ml
Khi chỉ số ổn định 30 giây , đọc và ghi kết quả
Dùng máy đo pH cắm vào giữa dung dịch huyền phù khi ta đổ ra cốc 
a. 2;1;4;3;5	b. 3;2;1;4;5
c. 3;2;1;5;4	d. 2;3;1;5;4
Câu 2: Tại sao lượng KCl 1N lại nhiều hơn lượng đất cần xác định độ chua ?
Để phản ứng trao đổi xảy ra hoàn toàn 
Dể lượng ion H+ bám trên bề mặt keo đất được đẩy hết ra dung dịch 
Để xác định được độ chua của đất 
Cả a , b , c đúng
Câu 3: Tại sao trong thí nghiệm cần phải lắc đều 15 phút ?
Để mẫu đất tan hết trong dung dịch KCl 
Để có thời gian cho phản ứng trao đổi diễn ra hoàn toàn
Cả a và b đúng 
Cả a và b sai
	 BÀI 9 ->14: BIỆN PHÁP CẢI TẠO ĐẤT -> THỰC HÀNH
Câu 1: Những thông tin nào sau đây thuộc đặc điểm của đất xám bạc màu 
Thành phần nhiều sét, ít mùn, nghèo chất dinh dưởng, đất chua
Lớp đất mặt mỏng , nhiều cát sỏi, ít mùn, nghèo dinh dưởng, đất trung tính hoặc kiềm
Lớp đất mặt mỏng , nhiều cát sỏi, ít mùn, nghèo dinh dưởng, đất chua
d. Lớp đất mặt mỏng , nhiều mùn, nghèo dinh dưởng, đất chua
Câu 2: Trong các nguyên nhân gây nên đất xám bạc màu, nguyên nhân nào cơ bản nhất? 
Do địa hình dốc
Do tác động của mưa lên mặt đất 
Do chế độ canh tác chưa hợp lý
Do hiện tượng chặt phá rừng bừa bải gây nên
Câu 5: Xói mòn xảy ra đối với đất trồng cây lâm nghiệp mạnh hơn đất đồng bằng vì: 
Đất trồng cây lâm nghiệp thường có lượng mưa lớn 
Đất trồng cây lâm nghiệp thường có quá trình khoáng hóa mạnh nên đất dễ bị rửa trôi
Đất trồng cây lâm nghiệp thường là đất đồi, núi có độ dốc lớn
Đất trồng cây lâm nghiệp độ phì nhiêu thấp nên dễ bị rửa trôi
Câu 6: Loại bỏ phương án không phù hợp ở nội dung: Trong biện pháp chống xói mòn đất,
 để hạn chế dòng chảy khi thết kế thềm cây ăn quả hoặc khi trồng cây thành băng , 
 dải người ta thường 
thiết kế băng, dải, thềm cây ăn quả song song với dòng nước chảy,
tạo các bờ đất , đá hoặc trồng cây họ đậu hay cỏ để bảo vệ các thềm, băng, dải cây,
thiết kế băng, dải, thềm cây ăn quả vuông góc với dòng nước chảy,
các cây ở băng, dải gần nhau thiết kế trồng so le nhau, 
Câu 12: Hãy loại bỏ yếu tố chưa hợp lý cho các câu sau:
Trong trồng trọt , muốn tăng độ phì nhiêu cho đất người nông dân cần phải:
Cày sâu, làm đất kỹ 
 Bón nhiều phân hóa học cho cây trồng
Bón nhiều phân hữu cơ kết hợp vôi 
Luân canh, xen canh cây trồng hợp lý
Câu 13: Hãy loại bỏ yếu tố chưa hợp lý cho các câu sau:
Nguyên nhân gây chua ở đất trồng trọt là:
Do trong trồng trọt sử dụng nhiều phân hóa học bón cho cây trồng
Do hiện tượng rửa trôi và xói mòn đất gây nên
Trong sản xuất bón nhiều phân hữu cơ mà quên kết hợp bón vôi
Trong sản xuất , bón phân hữu cơ và phân hóa học hợp lý
Câu 14: Hãy loại bỏ yếu tố chưa hợp lý cho các câu sau:
 Trong trồng trọt , sử dụng nhiều phân hóa học bón cho cây trồng sẽ:
 Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
Tăng 

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_ki_i_mon_cong_nghe_lop_10_nam_hoc_2020.docx
Bài giảng liên quan