Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì I môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2020-2021

2.Các nguyên tố hoá học chiếm lượng lớn trong khối lượng khô của cơ thể được gọi là :

a. Các hợp chất vô cơ

b. Các hợp chất hữu cơ

c. Các nguyên tố đại lượng

d. Các nguyên tố vi lượng

3. Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố đại lượng ?

a. Mangan c. Kẽm

b. Đồng d. Photpho

4. Nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng tạo nênsự đa dạng các đại phân tử hữu cơ là :

a. Cacbon b.Ôxi c. Hidrô d. Nitơ

5. Trong các cơ thể sống , tỷ lệ khối lượng của các nguyên tố C, H,O,N chiếm vào khoảng

a. 65% b.70% c.85% d.96%

6. Cấu trúc nào sau đây có thành phần bắt buộc là các nguyên tố vi lượng?

a. Lớp biếu bì của da động vật

b. Enzim

c. Các dịch tiêu hoá thức ăn

d. Cả a, b, c đều sai

7. Trong các cơ thể sống, thành phần chủ yếu là :

a. Chất hữu cơ c. Nước

b. Chất vô cơ d. Vitamin

8. Trong tế bào , nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây ?

a. Màng tế bào b. Chất nguyên sinh

c. Nhân tế bào d. Nhiễm sắc thể

 

doc17 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì I môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 vật thành 5 giới: Khởi sinh ( TB nhân sơ), Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật( TB nhân thực) 
- Cơ sở: Loại tế bào, cấp độ tổ chức cơ thể, phương thức dinh dưỡng
II. Đặc điểm chính của mỗi giới:
1. Giới Khởi sinh: (Monera)
- Loại TB: nhân sơ
- Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn bào.
- Phương thức dinh dưỡng: hoại sinh, kí sinh, tự tổng hợp chất hữu cơ
- Đại diện: chủ yếu là vi khuẩn, ngoài ra còn có nhóm vi sinh vật cổ
- Đặc điểm khác: kích thước rất nhỏ bé, sống khắp nơi.
2. Giới Nguyên sinh: (Protista)
Tảo
Nấm nhầy
Động vật nguyên sinh
- Loại TB: nhân thực
- Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn bào hay đa bào
- Phương thức dinh dưỡng: tự tổng hợp chất hữu cơ – quang tự dưỡng
- Đại diện: tảo lục, nâu, đỏ 
- Loại TB: nhân thực 
- Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn bào và hợp bào 
- Phương thức dinh dưỡng: dị dưỡng, hoại sinh 
- Đại diện: nấm nhầy
- Loại TB: nhân thực 
- Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn bào 
- Phương thức dinh dưỡng: dị dưỡng, tự dưỡng 
- Đại diện: Amip, trùng roi, bào tử....
3. Giới Nấm: (Fungi)
- Loại TB: nhân thực
- Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn bào hoặc đa bào 
- Phương thức dinh dưỡng: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh
- Đại diện: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y
- Đặc điểm khác: cấu trúc dạng sợi, thành kitin, không có lục lạp và xenlulôzơ, sinh sản hữu tính hoặc vô tính bằng bào tử
4. Giới Thực vật: (Plantae) 
- Loại TB: nhân thực
- Cấp độ tổ chức cơ thể: đa bào 
- Phương thức dinh dưỡng: tự dưỡng 
- Đại diện: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
- Đặc điểm khác: có diệp lục, có thành xenlulôzơ, sống cố định, phản ứng chậm
- Tổ tiên: tảo lục đa bào nguyên thủy
- Vai trò: cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu, điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm, cho con người.
5. Giới Động vật: (Animalia)
- Loại TB: nhân thực
- Cấp độ tổ chức cơ thể: đa bào 
- Phương thức dinh dưỡng: dị dưỡng
- Đại diện: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống.
- Đặc điểm khác: di chuyển, phản ứng nhanh
- Tổ tiên: tập đoàn đơn bào dạng trùng roi nguyên thủy.
- Có vai trò quan trọng với tự nhiên và con người. 
ÔN TẬP
Câu 1. Những giới sinh vật nào gồm các sinh vật nhân thực?
Câu 2. Hãy trình bày đặc điểm chính của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm.
Câu 3. Nguyên nhân làm cho độ đa dạng sinh học ở Việt Nam giảm sút và tăng độ ô nhiễm môi trường, chúng ta cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học?
Câu 4. Vì sao chúng ta phải bảo vệ rừng?
Câu 5. Sự khác biệt cơ bản giữa giới Động vật và giới Thực vật
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( THAM KHẢO)
1. Vi khuẩn là dạng sinh vật được xếp vào giới nào sau đây ?
a. Giới nguyên sinh	b. Giới thực vật 
c. Giới khởi sinh	d. Giới động vật 
2. Đặc điểm của sinh vật thuộc giới khởi sinh là :
a. Chưa có cấu tạo tế bào 
b. Tế bào cơ thể có nhân sơ 
c. Là những có thể có cấu tạo đa bào 
d. Cả a,b,c đều đúng 
3. Sinh vật thuộc giới nào sau đây có đặc điểm cấu tạo nhân tế bào khác hẳn với các giới còn lại ?	
a. Giới nấm	b. Giới động vật 
c Giới thực vật	d. Giới khởi sinh
4. Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới Nguyên sinh , giới thực vật và giới động vật là : 
a. Cơ thể đều có cấu tạo đa bào 
b. Tế bào cơ thể đều có nhân sơ
c. Cơ thể đều có cấu tạo đơn bào 
d. Tế bào cơ thể đều có nhân chuẩn .
5. Những giới sinh vật có đặc điểm cấu tạo cơ thể đa bào và có nhân chuẩn là:
a. Thực vật, nấm, động vật 
b. Nguyên sinh , khởi sinh , động vật 
c. Thực vật , nguyên sinh , khởi sinh 
d. Nấm, khởi sinh, thực vật 
6. Trong các đơn vị phân loại sinh vật dưới đây, đơn vị thấp nhất so với các đơn vị còn lại là: 
a. Họ 	c. Lớp 
b. Bộ 	d. Loài 
7.	Bậc phân loại cao nhất trong các đơn vị phân loại sinh vật là : 
a. Loài	c. Giới 
b. Ngành	d. Chi 
8. Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là :
a. Chỉ có thực vật mới sống tự dưỡng quang hợp 
b. Chỉ có động vật theo lối dị dưỡng 
c. Giới động vật gồm các cơ thể đa bào và cùng có cơ thể đơn bào 
d. Vi khuẩn không có lối sống cộng sinh .
9. Sống tự dưỡng quang hợp cơ ở :
a. Thực vật , nấm	b. Động vật , tảo 
c. Thực vật , tảo	d. Động vật , nấm 
10. Nhóm nào sau đây có cấu tạo cơ thể đơn bào ?
a. Thực vật bậc nhất	b. Động vật nguyên sinh 
c Thực vật bậc cao	d. Động vật có xương sống 
PHẦN HAI: SINH HỌC TẾ BÀO
Chương I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
CHỦ ĐỀ 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
I. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC
1. Các nguyên tố hóa học:
- Thế giới sống và không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học.
- Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 96%.
- Nguyên tố C có vai trò đặc biệt quan trọng tạo sự đa dạng các hợp chất hữu cơ.
- Căn cứ vào hàm lượng các nguyên tố trong cơ thể sống.
 + Nguyên tố đại lượng (Có hàm lượng > 0,01% khối lượng cơ thể sống): Là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ (prôtêin, cacbohiđrat, lipit, axit nuclêic) và vô cơ để cấu tạo nên tế bào, tham gia các hoạt động sinh lí của tế bào. Bao gồm các nguyên tố như C, H, O, N, P, K, Ca, S, Mg 
 + Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng < 0,01% 0,01% khối lượng cơ thể sống): Là thành phần cấu tạo nên các enzim, hoocmon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố như Cu, Fe, Mn, Co, Zn
 + Nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng không thể thiếu. 
2. Nước và vai trò của nước trong tế bào:
a. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước:
- Cấu tạo: gồm 1 nguyên tử Ôxi và 2 nguyên tử Hiđrô, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
- CT: H2O
- Đặc tính lý hóa của nước: do đôi điện tử chung bị kéo về phía Ôxi nên phân tử nước có 2 đầu tích điện trái dấu nên phân tử nước có tính phân cực, các phân tử nước này hút phân tử kia (bằng lk hydro) và hút các phân tử khác nên nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể sống.
b. Vai trò của nước đối với tế bào:
- Nước tồn tại dạng tự do và dạng liên kết
- Nước chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, là thành phần chủ yếu của mọi cơ thể sống.
- Nước là dung môi hòa tan các chất cần thiết cho cơ thể sống.
- Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
- Ổn định nhiệt độ cho TB.
ÔN TẬP
Câu 1. Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người.
Câu 2. Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không?
Câu 3. Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước? Từ đó giải thích các hiện tượng sau:
+ Tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước?
+ Tại sao nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài được?
Câu 4. Trình bày cấu trúc hóa học của nước và vai trò của nước trong tế bào
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( THAM KHẢO)
1.	Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống ?
a. C,Na,Mg,N	 c. H,Na,P,Cl
b. C,H,O,N	 d. C,H,Mg,Na
2.Các nguyên tố hoá học chiếm lượng lớn trong khối lượng khô của cơ thể được gọi là :
a.	 Các hợp chất vô cơ 
b.	 Các hợp chất hữu cơ 
c.	 Các nguyên tố đại lượng 
d.	 Các nguyên tố vi lượng 
3.	Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố đại lượng ? 
a. Mangan	 c. Kẽm
b. Đồng 	 	 d. Photpho
4. Nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng tạo nênsự đa dạng các đại phân tử hữu cơ là :
a. Cacbon	 b.Ôxi 	c. Hidrô d. Nitơ 
5. Trong các cơ thể sống , tỷ lệ khối lượng của các nguyên tố C, H,O,N chiếm vào khoảng 
a. 65%	 	b.70%	 c.85%	 d.96%
6.	Cấu trúc nào sau đây có thành phần bắt buộc là các nguyên tố vi lượng?
a. Lớp biếu bì của da động vật 
b. Enzim
c. Các dịch tiêu hoá thức ăn 
d. Cả a, b, c đều sai
7. Trong các cơ thể sống, thành phần chủ yếu là :
a. Chất hữu cơ 	 	 c. Nước 
b. Chất vô cơ 	 	d. Vitamin
8.	Trong tế bào , nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây ?
a. Màng tế bào 	b. Chất nguyên sinh 
c. Nhân tế bào 	d. Nhiễm sắc thể 
II. CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT
1. Cacbohiđrat: (Đường)
a. Cấu trúc hóa học:
- Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố: C, H, O.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân: gồm nhiều đơn phân liên kết lại với nhau.
- Đơn phân là các loại đường đơn 6 cacbon: glucôzơ, galactôzơ, fructôzơ.
* Cacbohiđrat có 3 loại: 
- Đường đơn: được cấu tạo gồm 1 đơn phân. Ví dụ: đường đơn pentôzơ (5C): đêôxiribôzơ, ribôzơ; đường đơn hexôzơ (6C): glucôzơ, galactôzơ, fructôzơ
- Đường đôi: được cấu tạo từ 2 đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit.
. Ví dụ: Saccarôzơ, lactôzơ, Mantôzơ,
- Đường đa: được cấu tạo từ nhiều đơn phân liên kết với nhau. Ví dụ: Tinh bột, glicôgen, xenlulôzơ, kitin
b. Chức năng:
- Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể.
Ví dụ: Lactôzơ (sữa), glicôgen là nguồn dữ trữ ngắn hạn ở động vật, tinh bột là nguồn dự trữ ở thực vật.
- Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
Ví dụ:
+ Xenlulôzơ là thành TB thực vật.
+ Kitin là thành TB nấm
- Cacbohiđrat liên kết với prôtêin tạo nên các phân tử glicôprôtêin cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào.
2. Lipit
* Đặc điểm chung:
- Không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Thành phần cấu tạo rất đa dạng, gồm 2 loại:
+ Lipit đơn giản: dầu, mỡ, sáp,...
+ Lipit phức tạp: phôtpholipit, sterôit, Sắc tố và vitamin
- Có chung đặc tính là kị nước.
a. Mỡ:
- Cấu tạo từ 1 phân tử glixerol ( rượu 3 cacbon) liên kết với 3 axit béo ( 16 đến 18 nguyên tử C) 
- Nếu gốc axit béo no thì gọi là mỡ, đặc, có ở động vật, không tốt cho sức khỏe, nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ xơ vữa động mạch. 
- Nếu axit béo không no thì gọi là dầu, lỏng, có ở thực vật và một số loài cá, tốt cho sức khỏe.
- Chức năng: dự trữ năng lượng cho TB và cơ thể, giữ nhiệt cho cơ thể.
b. Phôtpholipit:
- Gồm 1 phân tử rượu glixerol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat.
- Chức năng cấu tạo nên các loại màng của TB.
c. Sterôit:
- Cấu tạo từ các nguyên tố kết vòng
- Colestêron: Cấu tạo nên màng sinh chất TB người và động vật
- Hocmon giới tính: ơstrôgen, testostêrôn.
d. Sắc tố và vitamin
- Carôtenôit và một số vitamin: A, D, E, K cũng là một dạng lipit.
ÔN TẬP
Câu 1. Nêu cấu trúc và chức năng của các loại cacbohiđrat
Câu 2. Nêu cấu trúc và chức năng của các loại lipit
Câu 3. Vì sao khi đói lả (hạ đường huyết) người ta cho uống nước đường thay vì ăn các loại thức ăn khác?
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( THAM KHẢO)
1.	Cacbonhiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?
a. Đường 	 c. Đạm 
b. Mỡ 	 	d. Chất hữu cơ 
2.	Các nguyên tố hoá học cấu tạo của Cacbonhiđrat là : 
a. Các bon và hidtô b. Hidrô và ôxi
c. Ôxi và các bon d. Các bon, hidrô và ôxi
3.	Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại ?
a. Đường đơn 	 c. Đường đa
b. Đường đôi 	 d. Cacbohidrat
4.	Đường đơn còn được gọi là : 
a.Mônôsaccarit	 	c. Pentôzơ
b. Frutôzơ	 d. Mantôzơ
5.Chất sau đây thuộc loại đường Pentôzơ
a. Ribôzơ và fructôzơ b.Glucôzơ và đêôxiribôzơ
c. Ribôzơ và đêôxiribôzơ 	 d. Fructôzơ và Glucôzơ 
6. Đường sau đây không thuộc loại hexôzơ là :
a. Glucôzơ 	 	c. Galactôzơ
b. Fructôzơ 	d. Tinh bột 
7. Chất nào dưới đây thuộc loại đường Pôlisaccarit
a. Mantôzơ	 c.Điaccarit
b. Tinh bột 	 d.Hêxôzơ
8. Loại đường nào sau đây không cùng nhóm với những chất còn lại?
a.Pentôzơ 	 	c.Mantôzơ
b.Glucôzơ 	 	d.Fructôzơ 
9. Đường mía do hai phân tử đường nào sau đây kết hợp lại ?
a. Glucôzơ và Fructôzơ b. Xenlucôzơ và galactôzơ
c. Galactôzơ và tinh bột d. Tinh bột và mantôzơ
10. Chất dưới đây không được cấu tạo từ Glucôzơ là :
a. Glicôgen	 	c. Fructôzơ
b. Tinh bột 	 	d. Mantôzơ 
11. Hai phân tử đường đơn liên kết nhau tạo phân tử đường đôi bằng loại liên kết nào sau đây ?
a. Liên kết peptit	 c. Liên kết glicôzit
b. Liên kết hoá trị 	 d. Liên kết hiđrô
12. Trong cấu tạo tế bào, đường xenlulôzơ có tập trung ở :
a. Chất nguyên sinh 	 c. Nhân tế bào 
b. Thành tế bào 	 d. Mang nhân 
13. Lipit là chất có đặc tính 
a. Tan rất ít trong nước 	b. Tan nhiều trong nước 
c. Không tan trong nước 	d. Có ái lực rất mạnh với nước 
14. Thành phần cấu tạo của mỡ là :
a. A xít béo và rượu 	 	c. Đường và rượu 
b. Gliêrol và đường 	 	d. Gliêrol và 3 axit béo
15 . Phát biểu sau đây có nội dung đúng là :
a. Trong mỡ chứa nhiều a xít no 
b. Phân tử dầu có chứa 1glixêrol
c. Trong mỡ có chứa 1glixêrol và 2 axit béo 
d. Dầu hoà tan không giới hạn trong nước .
16. Photpholipit có chức năng chủ yếu là : 
a. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào .
b. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào 
c. Là thành phần của máu ở động vật 
d. Cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây 
17. Chất dưới đây không phải lipit là :
a. Côlestêron	 c. Hoocmon ostrôgen
b. Sáp 	 d. Xenlulôzơ
18. Chất nào sau đây tan được trong nước?
a. Vi taminA	 c.Vitamin C
b. Phôtpholipit	 d. Stêrôit
III. PRÔTÊIN
1. Cấu trúc của prôtêin:
- Prôtêin là phân tử hữu cơ quan trọng và đa dạng nhất.
- Prôtêin có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axit amin. Có khoảng 20 loại axit amin tham gia cấu tạo prôtêin.
- Cấu tạo 1 axit amin: 
+ R: hydrocacbua
+ COOH: cacboxyl
+ NH2: amin
- Các phân tử prôtêin đa dạng và đặc thù về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin.
a. Cấu trúc bậc 1
- Là một chuỗi pôlipeptit do các axitamin liên kết với nhau bằng lk peptit tạo thành. 
- Mạch thẳng
- LK: peptit
b. Cấu trúc bậc 2
- Cấu trúc bậc 2 là chuỗi polipeptit co xoắn (dạng α) hoặc gấp nếp (dạng β).
- LK: peptit, hydro
c. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
- Cấu trúc bậc 3: Cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn hình thành cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng gọi là cấu trúc bậc 3.
- Cấu trúc bậc 4: Do 2 hay nhiều chuỗi polipeptit cùng loại hay khác loại tạo thành.
- LK: peptit, hydro, ion, di sunfit..
- Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, độ pH,có thể phá hủy các cấu trúc không gian 3 chiều của phân tử prôtêin làm chúng mất chức năng sinh học, còn gọi là hiện tượng biến tính của phân tử prôtêin 
2. Chức năng của Prôtêin:
- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
- Dự trữ các axit amin.
- Vận chuyển các chất.
- Bảo vệ cơ thể.
- Thu nhận thông tin.
- Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh.
IV. AXIT NUCLÊIC ( Axit nhân)
1. Axit Đêôxiribônuclêic ( ADN)
a. Cấu trúc của ADN:
* Cấu trúc hóa học
- Phân tử ADN có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. Mỗi nuclêôtit có cấu tạo gồm 3 thành phần:
+ Đường Đêôxiribôzơ (Pentôzơ): C5H10O4.
+ Nhóm Phôtphat: H3PO4
+ Bazơ Nitơ: 1 trong 4 loại A, T, G, X.
- Có 4 loại nuclêôtit tương ứng với 4 loại bazơ nitơ: A, T, G, X.
- Các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit. 
* Cấu trúc không gian của ADN:
- Theo Watson và Crick: ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit song song và ngược chiều nhau.
- Hai chuỗi pôlinuclêôtit xoắn quanh một trục tưởng tượng như một thang dây xoắn:
+ Bậc thang là các bazơ nitơ liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung (A lk với T bằng 2 lk hidro, G lk với X bằng 3 lk hidro).
+ Tay vịn là các phân tử đường và nhóm phôtphat.
- Phân tử ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù, vừa có tính linh hoạt và vừa có tính bền vững.
- ADN của TB nhân sơ: ADN dạng vòng.
- ADN của TB nhân thực: ADN dạng thẳng.
b. Chức năng của ADN:
- ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền (TTDT).
+ TTDT được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và thật tự sắp xếp của các Nu.
+ ADN được cấu tạo 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nên TTDT được bảo quản rất chặt chẽ. Nếu có sai sót sẽ có hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.
+ TTDT trên phân tử ADN truyền từ TB này sang TB khác nhờ quá trình nhân đôi, TTDT trên ADN truyền cho ARN, prôtêin.
2. Axit Ribônuclêic:
a. Cấu trúc của ARN:
- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là các nuclêôtit. Có 4 loại Nu: A, U, G, X
- Cấu tạo 1 Nu:
+ Đường Ribozơ (Pentôzơ): C5H10O5.
+ Nhóm phôtphat: H3PO4
+ Bazơ nitơ: 1 trong 4 loại A, U, G, X
- Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit. 
b. Các loại ARN
a. ARN thông tin (mARN):
- Có cấu tạo gồm một chuỗi pôlinuclêôtit, mạch thẳng.
- Có trình tự Nu đặc biệt để Ribôxôm nhận biết chiều thông tin di truyền để dịch mã.
- Truyền thông tin di truyền từ ADN à ribôxôm
- Làm khuôn cho quá trình dịch mã.
b. ARN ribôxôm (rARN): 
- Có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng liên kết với nhau tạo nên các vùng xoắn kép cục bộ.
- Kết hợp với prôtêin hình thành ribôxôm, nơi tổng hợp prôtêin.
c. ARN vận chuyển (tARN): 
- Cấu tạo gồm 3 thùy, trong đó có 1 thùy mang bộ ba đối mã, 1 thùy gắn với axit amin, 1 thùy tự do.
- Vận chuyển axit amin tới ribôxôm và làm nhiệm vụ như một người phiên dịch, dịch thông tin dưới dạng trình tự Nu trên ADN thành trình tự axit amin trong phân tử prôtêin.
ÔN TẬP
Câu 1. Nêu một vài loại prôtêin trong tế bào người và cho biết các chức năng của chúng.
Câu 2. Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?
Câu 3. Nêu chức năng của prôtêin?
Câu 4. Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính. Dựa vào kiến thức trong bài, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu? 
Câu 5. Nêu cấu trúc và chức năng của ADN?
Câu 6. Nêu cấu trúc và chức năng của ARN?
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( THAM KHẢO)
1. Các nguyên tố hoá học là thành phần bắt buộc của phân tử prôtêin là:
a. Cacbon, oxi,nitơ 
b. Hidrô, các bon, phôtpho
c. Nitơ , phôtpho, hidrô,ôxi
d. Cácbon,hidrô, oxi, nitơ 
2. Đơn phân cấu tạo của Prôtêin là :
a. Mônôsaccarit	 	c.axit amin
b. Photpholipit	d. Stêrôit
3.	Số loại axit a min có ở cơ thể sinh vật là :
a. 20 	b.15	c.13	d.10
4. Loại liên kết hoá học chủ yếu giữa các đơn phân trong phân tử Prôtêin là : 
a. Liên kết hoá trị b. Liên kết peptit	 c. Liên kết este d. Liên kết hidrô
5. Trong tự nhiên , prôtêin có cấu trúc mấy bậc khác nhau ?
a. Một bậc 	 c. Ba bậc 
b. Hai bậc 	 d. Bốn bậc 
6. Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự bậc cấu tạo prôtêin từ đơn giản đến phức tạp ?
a. 1,2,3,4	 c. 2,3,1,4
b. 4,3,2,1	 d. 4,2,3,1
7. Tính đa dạng của prôtêin được qui định bởi 
a. Nhóm amin của các axit amin 
b. Nhóm R của các axit amin 
c. Liên kết peptit
d. Thành phần, số lượng và trật tự axitamin trong phân tử prôtêin
8. Cấu trúc của phân tử prôtêtin có thể bị biến tính bởi :
a. Liên kết phân cực của các phân tử nước 
b. Nhiệt độ 
c. Sự có mặt của khí oxi
d. Sự có mặt của khí CO2
9. Cấu trúc không gian bậc 2 của Prôtêin được duy trì và ổn định nhờ:
a. Các liên kết hiđrô b. Các liên kết photpho dieste
c. Các liên kết cùng hoá trị d. Các liên kết peptit
10. Prôtêin tham gia trong thành phần của enzim có chức năng :
a. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất 
b. Điều hoà các hoạt động trao đổi chất 
c. Xây dựng các mô và cơ quan của cơ thể
d. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào .
11. Axit nuclêic bao gồm những chất nào sau đây ?
a. ADN và ARN	 c. ARN và Prôtêin 
b. Prôtêin và ADN	 d. ADN và lipit
12. Đơn phân cấu tạo của phân tử ADN là : 
a. A xit amin 	 c. Nuclêotit
b. Plinuclêotit	 d. Ribônuclêôtit
13. ADN được cấu tạo từ bao nhiêu loại đơn phân ?
a. 3 loại 	 	c. 5 loại 
b. 4 loại 	 	d. 6 loại 
14. Các loại Nuclêotit trong phân tử ADN là : 
a. Ađênin, uraxin, timin và guanin
b. Uraxin, timin, Ađênin, xi tôzin và guanin
c. Guanin,xi tôzin ,timin và Ađênin
d. Uraxin,timin,xi tôzin và Ađênin
15 .Đặc điểm cấu tạo của phân tử ADN là :
a. Có một mạch pôlinuclêôtit
b. Có hai mạch pôlinuclêôtit
c. Có ba mạch pôlinuclêôtit
d. Có một hay nhiều mạch pôlinuclêôtit
16. Giữa các nuclêôtit trên 2 mạch của phân tử ADN có :
a. G liên kết với X bằng 2 liên kết hiđrô
b. A liên kết với T bằng 3 liên kết hiđrô
c. Các liên kết hidrô theo nguyên tắc bổ sung 
d. Cả a,b,c đều đúng 
17. Chức năng của ADN là :
a. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào 
b. Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền 
c. Trực tiếp tổng hợp Prôtêin
d. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào 
18. Đặc điểm cấu tạo của ARN khác với ADN là :
a. Đại phân tử , có cấu trúc đa phân 
b. Có liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit
c. Có cấu trúc một mạch 
d. Được cấu tạo từ nhiều đơn phân 
19. Loại ba zơ ni tơ nào sau đây chỉ có trong ARN mà không có trong ADN?
a. A đênin	 	

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_10_nam_h.doc
Bài giảng liên quan