Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021

Câu 15: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp cây cỏ trong một ruộng lúa

B. Tập hợp cá trong Hồ Tây

C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ

D. Tập hợp côn trùng trong rừng Cúc Phương

Câu 16: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp cá trong Hồ Tây. B. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng.

C. Tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa. D. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.

Câu 17: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?

A. Kiểu phân bố. B. Tỷ lệ các nhóm tuổi. C. Tỷ lệ đực cái. D. Mối quan hệ giữa các cá thể.

Câu 18: Trong quan hệ cùng loài, hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau là ví dụ về mối quan hệ

A. cạnh tranh. B. ức chế - cảm nhiễm. C. hội sinh. D. hỗ trợ.

Câu 19: Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật?

A. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.

B. Khi thiếu thức ăn, một số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.

C. Những cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẽ.

D. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.

 

docx11 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 cong tăng trưởng của quần thể sinh vật.
- Xác định được ảnh hưởng của môi trường đến đường cong tăng trưởng của quần thể.
- Hiểu được khái niệm trạng thái cân bằng của quần thể và cơ chế duy trì trạng thái cân bằng quần thể. 
- Giải thích được vai trò tỉ lệ giới tính vào trong đời sống sản xuất, bảo tồn động vật hoang dã. 
Vận dụng cao:
- Giải thích được vì sao tỉ lệ giới tính của quần thể lại ảnh hưởng đến hiệu quả sinh sản của quần thể.
- Giải thích được vì sao mật độ là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể. 
- Giải thích được vì sao khi kích thước của quần thể quá thấp thì quần thể dễ rơi vào trạng thái diệt vong. 
- Vận dụng được những hiểu biết về các nhóm tuổi để đề xuất các biện pháp khai thác và bảo vệ tài nguyên.
- Vận dụng được những hiểu biết về mật độ vào đời sống, sản xuất. 
- Trình bày ảnh hưởng của kích thước quần thể đến mức sinh sản, mức tử vong của quần thể. Vận dụng hiểu biết về kích thước của quần thể trong công tác bảo tồn.
- Phân tích được mối liên quan giữa sự tăng dân số quá nhanh và chất lượng môi trường giảm sút.
4. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
Nhận biết:
- Tái hiện được định nghĩa quần xã sinh vật. 
- Nhận ra được các đặc trưng cơ bản của quần xã. 
- Nhận ra được các ví dụ về quan hệ cộng sinh, hội sinh, hợp tác; cạnh tranh, kí sinh, ức chế cảm nhiễm, sinh vật ăn sinh vật. 
- Tái hiện được khái niệm về khống chế sinh học và nhận biết được ví dụ về khống chế sinh học. 
- Tái hiện được khái niệm diễn thế sinh thái, nhớ được nguyên nhân các dạng diễn thế và ý nghĩa của diễn thế sinh thái.
- Nhận ra được ví dụ về diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. 
Thông hiểu: 
- Phát hiện được các đặc trưng của quần xã thông qua các ví dụ cụ thể. 
- Phân biệt được loài ưu thế và loài đặc trưng. 
- Phân biệt được mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã.
- Xác định được các mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã thông qua các ví dụ thực tiễn. 
- Phân biệt được các các đặc trưng cơ bản của quần xã thông qua các ví dụ minh họa.
- Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng trong quần xã. 
Vận dụng:
- Phân biệt được sự khác nhau giữa quần thể và quần xã. 
- Phân tích được nguyên nhân của hiện tượng khống chế sinh học và cân bằng sinh học.
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc trồng xen và nuôi ghép trong trồng trọt và chăn nuôi. 
- Giải thích được tại sao trong sản xuất người ta thường sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng. 
- Trình bày được một số điểm khác nhau giữa quần thể và quần xã sinh vật.
MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO
CHƯƠNG I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
Câu 1: Môi trường sống của loài giun đũa ký sinh là gì? 
A. Môi trường trên cạn. 	B. Môi trường nước. 	
C. Môi trường sinh vật.	D. Môi trường đất. 
Câu 2: Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là 
A. ổ sinh thái. 	B. sinh cảnh. 	C. nơi ở. 	D. giới hạn sinh thái. 
Câu 3: Nhân tố sinh thái nào sau đây chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các nhân tố khác? 
A. Nhiệt độ. 	B. Độ ẩm. 	C. Ánh sáng. 	D. Không khí. 
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không đặc trưng cho những loài thực vật chịu khô hạn?
A. Trên mặt lá có rất nhiều khí khổng.	 	B. Rễ rất phát triển, ăn sâu hoặc lan rộng.
C. Lá hẹp hoặc biến thành gai.	 	D. Trữ nước trong lá, thân hay trong củ, rễ.
Câu 5: Lá cây ưa sáng thường có đặc điểm 
A. phiến lá mỏng, mô giậu kém phát triển. 	B. phiến lá dày, mô giậu phát triển. 
C. phiến lá mỏng, mô giậu phát triển. 	D. phiến lá dày, mô giậu kém phát triển. 
Câu 6: Ở thực vật, do thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau nên lá của những loài thuộc nhóm cây ưa bóng có đặc điểm về hình thái là: 	
A. phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm. 	B. phiến lá dày, lá có màu xanh đậm. 
C. phiến lá mỏng, lá có màu xanh nhạt. 	D. phiến lá dày, lá có màu xanh nhạt. 
Câu 7: Các động vật hằng nhiệt (động vật đồng nhiệt) sống ở vùng nhiệt đới (nơi có khí hậu nóng và ẩm) có 
A. các phần cơ thể nhô ra (tai, đuôi,...) thường bé hơn các phần nhô ra ở các loài động vật tương tự sống ở vùng lạnh. 
B. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể. 
C. kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hoặc với loài có họ hàng gần sống ở vùng có khí hậu lạnh. 
D. kích thước cơ thể bé hơn so với động vật cùng loài hoặc với loài có họ hàng gần sống ở vùng có khí hậu lạnh. 
Câu 8: So với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi có khí hậu lạnh) thường có 
A. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể
B. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể
C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể 
D. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể
Câu 9: Một loài sâu có nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là 5oC, thời gian một vòng đời ở 30oC là 20 ngày. Một vùng có nhiệt độ trung bình 25oC thì thời gian một vòng đời của loài này tính theo lý thuyết sẽ là 
A. 30 ngày. 	B. 15 ngày. 	C. 20 ngày. 	D. 25 ngày. 
Câu 10: Thời gian để hoàn thành một chu kì sống của một loài động vật biến nhiệt ở là 17 ngày đêm còn ở là 10 ngày đêm. Theo lí thuyết, nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển của loài động vật trên là 
A. 4oC	B. 6OC	C. 10OC	D. 8OC
Câu 11: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?
	(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.
	(2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.
	(3) Trồng các loại cây đúng thời vụ.
	(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.
	A.4.	B. 3.	C. 1.	D. 2,
Câu 12. Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? 
A. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết. 
B. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. 
C. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật bị ức chế. 
D. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau. 
Câu 13. Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 
I. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó. 
II. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài. 
III. Các loài sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. 
IV. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng. 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 14. Trên một cây cổ thụ có nhiều loài chim cùng sinh sống, có loài ăn hạt, có loài hút mật hoa, có loài ăn sâu bọ. Khi nói về các loài chim này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 
I. Các loài chim này tiến hóa thích nghi với từng loại thức ăn. 
II. Các loài chim này có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn. 
III. Số lượng cá thể của các loài chim này luôn bằng nhau. 
IV. Loài chim hút mật tiến hóa theo hướng mỏ nhỏ, nhọn và dài. 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 15: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cây cỏ trong một ruộng lúa
B. Tập hợp cá trong Hồ Tây 
C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ 
D. Tập hợp côn trùng trong rừng Cúc Phương
Câu 16: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cá trong Hồ Tây.	B. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng.
C. Tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa.	D. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.
Câu 17: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể? 
A. Kiểu phân bố. B. Tỷ lệ các nhóm tuổi. 	 C. Tỷ lệ đực cái. 	 D. Mối quan hệ giữa các cá thể. 
Câu 18: Trong quan hệ cùng loài, hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau là ví dụ về mối quan hệ 
A. cạnh tranh. 	B. ức chế - cảm nhiễm. 	C. hội sinh. 	D. hỗ trợ. 
Câu 19: Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật? 
A. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. 
B. Khi thiếu thức ăn, một số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. 
C. Những cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẽ. 
D. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. 
Câu 20: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho
A. số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu.
B. số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường.
C. mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong.
D. số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tối đa.
Câu 21: Khi nói về tuổi cá thể và tuổi quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể.
B. Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
C. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
D. Mỗi quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng và không thay đổi.
Câu 22: Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì 
A. quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng. 
B. quần thể không thể rơi vào trạng thái suy giảm và không bị diệt vong. 
C. khả năng sinh sản tăng do các cá thể đực, cái có nhiều cơ hội gặp nhau hơn. 
D. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. 
Câu 23: Trong trường hợp không có nhập cư và xuất cư, kích thước của quần thể sinh vật sẽ tăng lên khi
A. mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm.	
B. mức độ sinh sản giảm, sự cạnh tranh tăng.
C. mức độ sinh sản không thay đổi, mức độ tử vong tăng.	
D. mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng.
Câu 24: Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và 
A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể. 	
B. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể. 
C. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng. 	
D. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể. 
Câu 25: Trong các nhân tố sinh thái chi phối sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, nhân tố nào sau đây là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể? 
A. Mức độ sinh sản. 	B. Độ ẩm. 	C. Ánh sáng. 	D. Nhiệt độ. 
Câu 26: Cho biết No là số lượng cá thể của quần thể sinh vật ở thời điểm khảo sát ban đầu (to), Nt là số lượng cá thể của quần thể sinh vật ở thời điểm khảo sát tiếp theo (t); B là mức sinh sản; D là mức tử vong; I là mức nhập cư và E là mức xuất cư. Kích thước của quần thể sinh vật ở thời điểm t có thể được mô tả bằng công thức tổng quát nào sau đây?
A. Nt = No + B - D + I - E.	B. Nt = No + B - D - I + E.
C. Nt = No - B + D + I - E.	D. Nt = No + B - D - I - E.
Câu 27: Giả sử quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa cũng như không xảy ra sự xuất cự và nhập cư. Gọi b là mức sinh sản, d là mức tử vong của quần thể. Kích thước quần thể chắc chắn sẽ tăng khi
	A. b > d	B. b < d	C. b = d 0	D. b = d = 0 
Câu 28: Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là 
A. phân bố đồng đều. 	B. không xác định được kiểu phân bố. C. phân bố ngẫu nhiên. 	D. phân bố theo nhóm. 
Câu 29: Trong các kiểu phân bố cá thể trong tự nhiên, kiểu phân bố nào sau đây là kiểu phân bố phổ biến nhất của quần thể sinh vật? 
A. Phân bố ngẫu nhiên. 	B. Phân bố theo nhóm. 	
C. Phân bố nhiều tầng theo chiều thẳng đứng. 	D. Phân bố đều (đồng đều). 
Câu 30: Kiểu phân bố nào sau đây không phải là kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
A. Phân bố đồng đều (Phân bố đều). 	B. Phân bố theo nhóm.	 
C. Phân bố theo chiều thẳng đứng. 	D. Phân bố ngẫu nhiên.
Câu 31: Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động vật thường gặp khi 
A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. 
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. 
C. điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao. 
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với nhau (bầy đàn). 
Câu 32: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. 
B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. 
C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. 
D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. 
Câu 33: Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến động số lượng cá thể :
A. không theo chu kì. B. theo chu kì ngày đêm. 	C. theo chu kì nhiều năm. D. theo chu kì mùa. 
Câu 34: Số lượng của thỏ rừng và mèo rừng Bắc Mĩ cứ 9 - 10 năm lại biến động một lần. Đây là kiểu biến động theo chu kì 
A. mùa. 	B. ngày đêm. 	C. nhiều năm. 	D. tuần trăng. 
Câu 35: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là 
A. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường. 
B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. 
C. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể. 
D. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển. 
Câu 36: Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật? 
A. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm. 
B. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau. 
C. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng. 
D. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng. 
Câu 37: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm 
A. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít. 
B. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn. 
C. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều. 
D. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn. 
Câu 38: Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi 
A. điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất. 
B. mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ như nhau. 
C. điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng). 
D. mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng. 
Câu 39: Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do
A. số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt.
C. nguồn sống của môi trường cạn kiệt.
D. kích thước của quần thể còn nhỏ.
Câu 40: Ví dụ nào sau đây phản ánh kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?
A. Số lượng muỗi tăng vào mùa hè, giảm vào mùa đông.
B. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau khi bị cháy vào tháng 3 năm 2002.
C. Số lượng sâu hại cây trồng tang vào mùa xuân và mùa hè, giảm vào mùa thu và mùa đông.
D. Số lượng ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô.
Câu 41: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật nào sau đây thuộc kiểu biến động theo chu kì?
A. Quần thê ếch đồng ở miền Bắc tăng số lượng cá thể vào mùa hè	
B. Quần thể thông ở Đà Lạt bị giảm số lượng cá thể do khai thác
C. Quần thể tràm ở rừng U Minh bị giảm số lượng cá thể sau cháy rừng
D. Quần thể cá chép ở Hồ Tây bị giảm số lượng cá thể sau thu hoạch
Câu 42: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El - Nino là kiểu biến động 
A. theo chu kì mùa. 	B. theo chu kì nhiều năm. 	C. không theo chu kì. 	D. theo chu kì tuần trăng. 
Câu 43: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: 
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC. 
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều. 
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002. 
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô. 
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là 
A. (2) và (4). 	B. (2) và (3). 	C. (1) và (4). 	D. (1) và (3). 
CHƯƠNG II. QUẦN XÃ SINH VẬT
Câu 1: Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật? 
A. Nhóm tuổi. 	
B. Tỉ lệ giới tính. 
C. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích. 	
D. Sự phân bố của các loài trong không gian. 
Câu 2: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa 
A. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống. 
B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống. 
C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống. 
D. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể. 
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới là đúng? 
A. Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng. 
B. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật. 
C. Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bố theo tầng. 
D. Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái. 
Câu 4: Trong cùng một thuỷ vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. Mục đích chủ yếu của việc nuôi ghép các loài cá khác nhau này là 
A. tăng tính cạnh tranh giữa các loài do đó thu được năng suất cao hơn. 
B. hình thành nên chuỗi và lưới thức ăn trong thủy vực. 
C. tận dụng tối đa nguồn thức ăn, nâng cao năng suất sinh học của thủy vực. 
D. tăng cường mối quan hệ cộng sinh giữa các loài. 
Câu 5: Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là 
A. ít nhất có một loài bị hại. 	B. không có loài nào có lợi. 
C. các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại. 	D. tất cả các loài đều bị hại. 
Câu 6: Trong một quần xã sinh vật, loài ưu thế là loài
A. Có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
B. Có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã
C. Chỉ có một quần xã nào đó mà không có ở các quần xã khác, sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã.	
D. Đóng vai trò thay thế cho các nhóm loài khác khi chúng suy vong vì nguyên nhân nào đó.
Câu 7: Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là 
A. loài chủ chốt. 	B. loài ưu thế. 	C. loài đặc trưng. 	D. loài ngẫu nhiên. 
Câu 8: Trong quần xã sinh vật, một loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã được gọi là 
A. loài thứ yếu. 	B. loài ngẫu nhiên. 	C. loài chủ chốt. 	D. loài ưu thế. 
Câu 9: Trong quần xã sinh vật, loài chủ chốt là 
A. loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, sinh khối nhỏ, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã và phá vỡ sự ổn định của quần xã. 
B. một hoặc vài loài nào đó (thường là động vật ăn thịt đầu bảng) có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. 
C. loài c

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_nam.docx