Đề cương ôn tập kiến thức Lịch sử 8 nghỉ phòng dịch Covid 19 (Đợt 1)

3. Vì sao nói việc phát minh ra máy hơi nước của Giem-Oát là phát minh quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp?

Phát minh này coi như một cuộc cách mạng về kỉ thuật trong sản xuất. Trước Jame Watt, người ta sử dung mát móc chạy bằng sức gió, hoặc bằng sức nước , yêu cầu là phải xây gần những khúc sông chảy xiết xa trung tâm thành phố và nơi giao thông thuận tiện Vào mùa xuân , mùa hè, mùa thu thì máy móc hoạt động bình thường nhưng khi đông đến, nước đóng băng, máy phải ngừng hoạt động

Trong hoàn cảnh như vậy , máy hơi nước của Jame Watt ra đời đã khắc phục nhược điểm trên , nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, không cần xây dựng bên những bờ sông, xa trung tâm thành phố Không những vậy, nhờ việc phát minh máy hơi nước mà động cơ hơi nước được áp dụng rộng rãi trong mọi ngành công nghiệp ,đặc biệt là ngành giao thông vận tải.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập kiến thức Lịch sử 8 nghỉ phòng dịch Covid 19 (Đợt 1), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
CÂU HỎI ÔN TẬP NGHỈ PHÒNG DỊCH COVID LỊCH SỬ 8– ĐỢT 1
Sự thành lập nước Mỹ.Vì sao cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ được coi là cách mạng tư sản ?
Từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, thực dân Anh đã thành lập bên bờ Đại Tây dương Bắc Mỹ 13 thuộc địa. Kinh tế 13 thuộc địa này sớm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Thực dân Anh tìm đủ mọi cách ngăn cản sự phát triển này.
Tháng 12.1773 nhân dân cảng Boston tấn công 3 tàu chở chè của Anh và ném các thùng chè xuống biển để phản đối chế độ thuế của Anh
Năm 1774 đại biểu các thuộc địa họp tại Philadelphia đòi vua Anh xoá các luật cấm vô lý. Nhà vua không chấp thuận.
Tháng 4.1775 chiến tranh bùng nổ giữa Anh và các thuộc địa.
Năm 1777 quân thuộc địa thắng trận ở Xa-ra-tô-ga quân Anh đầu hàng và ký hiệp ước Véc-xai 1783 thừa nhận nền độc lập các thuộc địa Bắc Mỹ. Chiến tranh kết thúc với sự ra đời một quốc gia mới Hợp Chúng Quốc Mỹ.
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ dưới sự lãnh đạo của giới chủ nô và tư sản đai diên là Washington, đã giải phóng nhân dân Bắc Mỹ thoát ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, làm cho kinh tế tư bản Mỹ phát triển. Do đó, cuộc chiến tranh giành độc lập này đồng thời cũng là cuộc cách mạng tư sản, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước vào cuối thế kỷ XVIII –đầu thế kỹ XIX .
2. Hãy nêu những nét chính về tình hình nước Pháp trước cách mạng.
Trước năm 1789 nước Pháp nổi bật những mặt sau :
Kinh tế:
- Nông nghiệp : lạc hậu, công cụ thủ công thô sơ nên năng suất thấp. Mất mùa ,đói kém thường xuyên xảy ra , đời sống nông dân khổ cực
- Công thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phátt triển nhưng bị chế độ phong kiến kiềm chế.Nước Pháp lại chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.
b. Chính trị :
- Là quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế .
- Xã hội tồn tại ba đẳng cấp: Tăng lử, quý tộc và đẳng cấp thứ ba mâu thuẩn với nhau rất gay gắt.Tăng lử, quý tộc nắm hết quyền hành và không bị đóng thuế. trong khi đẳng cấp thứ ba gồm tư,sản, nông dân và bình dân thành thị không có quyền lợi gì , phải đóng nhiều thứ thuế.
- Về tư tưởng : Các nhà tư tưởng đại diện cho trào lưu Triết học Ánh sáng như Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản và lên án chế độ chuyên chế.
Tình hình đó cho thấy một cuộc cách mạng sắp sửa nổ ra ở Pháp.
3. Vì sao nói việc phát minh ra máy hơi nước của Giem-Oát là phát minh quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp?
Phát minh này coi như một cuộc cách mạng về kỉ thuật trong sản xuất. Trước Jame Watt, người ta sử dung mát móc chạy bằng sức gió, hoặc bằng sức nước , yêu cầu là phải xây gần những khúc sông chảy xiết xa trung tâm thành phố và nơi giao thông thuận tiệnVào mùa xuân , mùa hè, mùa thu thì máy móc hoạt động bình thường nhưng khi đông đến, nước đóng băng, máy phải ngừng hoạt động
Trong hoàn cảnh như vậy , máy hơi nước của Jame Watt ra đời đã khắc phục nhược điểm trên , nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, không cần xây dựng bên những bờ sông, xa trung tâm thành phốKhông những vậy, nhờ việc phát minh máy hơi nước mà động cơ hơi nước được áp dụng rộng rãi trong mọi ngành công nghiệp ,đặc biệt là ngành giao thông vận tải.
4. Cách mạng công nghiệp đã dẫn đến những chuyển biến như thế nào về kinh tế, xã hội?
_ Về kinh tế: Từ năm 1760 đến năm 1840, ở Anh diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc .Đây là cuộc cách mạng công nghiệp hay công nghiệp hoá việc sản xuất.Cách mang công nghiệp đã làm cho sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào. Công nghiệp hoá diễn ra đầu tiên ở Anh sớm hơn ở các nước khác 60 đến 100 năm và trở nên phổ biến ở các nước tư bản chủ nghĩa. Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. Thời bấy giờ , nước Anh được
CÂU HỎI ÔN TẬP NGHỈ PHÒNG DỊCH COVID LỊCH SỬ 8– ĐỢT 2
Câu 1: Kể tên các cuộc cách mạng tư sản đã được học ở các thế kỉ XVI, XVII, XVIII?
Câu 2: Vì sao Đông Nam Á trở thành đối tượng nhòm ngó, xâm lược của các nước tư bản phương Tây?
Câu 3: Trình bày diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
Câu 4: Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? Em có suy nghĩ gì từ những hậu quả của cuộc chiến này?
Câu 5: Vì sao không phải một mà nhiều nước đế quốc cùng xâu xé Trung Quốc vào cuối thế kỉ XIX? (2 điểm)
Câu 6: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga?
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Kể tên các cuộc cách mạng tư sản đã được học ở các thế kỉ XVI, XVII, XVIII?
*Các cuộc cách mạng tư sản đã học ở các thế kỉ XVI,XVII,XVIII:
- Cách mạng tư sản Hà Lan
- Cách mạng tư sản Anh
- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- Cách mạng tư sản Pháp
Câu 2: Vì sao Đông Nam Á trở thành đối tượng nhòm ngó, xâm lược của các nước tư bản phương Tây?
- Các nước tư bản phát triển cần thuộc địa, thị trường
- Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng.
- Giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến đang suy yếu
=> Đông Nam Á trở thành ”miếng mồi” béo bở cho các nước tư bản phương Tây xâm lược
Câu 3: Trình bày diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
- Đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước.
- Ngày 7 – 10 (20 – 10), Lê-nin từ Phần Lan bí mật trở về Pê-tơ-rô-grát, trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng.
- Đêm 24 – 10 (6 – 11), cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân cách mạng đã làm chủ toàn bộ thành phố.
- Đêm 25 - 10 (7 – 11), Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ lâm thời, bị đánh chiếm. Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ.
- Tiếp đó, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va và đến đầu năm 1918 Cách mạng XHCN thắng lợi hoàn toàn trên toàn nước Nga.
Câu 4: Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? Em có suy nghĩ gì từ những hậu quả của cuộc chiến này?
*Kết cục của chiến tranh thế giới lần thứ nhất:
- Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cấu bị phá hủy, chi phí cho chiến tranh lên đến 85 tỉ đô la.
- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.
- Trong quá trình chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới vẫn không ngừng phát triển, nổi bật là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
*Kết cục của chiến tranh thế giới lần thứ hai:
- Chủ nghĩa phát xít Đức, Ý , Nhật bị tiêu diệt.
- Loài người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất và bằng tất cả các cuộc chiến tranh 1000 năm trước đó cộng lại).
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
* Suy nghĩ :
- Từ những hậu quả nặng nề không muốn có chiến tranh, phản đối chiến tranh, mong muốn hòa bình để đất nước, thế giới phát triển
Câu 5: Vì sao không phải một mà nhiều nước đế quốc cùng xâu xé Trung Quốc vào cuối thế kỉ XIX? (2 điểm)
- Cuối thế kỉ XIX, triều đình phong kiến Mãn Thanh khủng hoảng, suy yếu.
- Trung Quốc là một nước rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên.
- Trung Quốc có lịch sử lâu đời, một đế quốc khó có thể xâu xé.
- Các nước đế quốc đã thỏa hiệp với nhau cùng xâu xé Trung Quốc.
Câu 6: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga?
Đối với nước Nga:
Đối với thế giới:
CÂU HỎI ÔN TẬP NGHỈ PHÒNG DỊCH COVID LỊCH SỬ 8– ĐỢT 3
Câu 1. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào?
* Khách quan:
- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.
* Chủ quan:
- Việt Nam lại là nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến ở Việt Nam lại đang ở vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu.
* Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại:
- Ngày 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.
- Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến, anh dũng chống trả.
- Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của chúng bước đầu thất bại.
Câu 2. Trình bày Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn.
- Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
Câu 3. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào?
+ Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì:
- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.
+ Diễn biến:
- Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Từ đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kien_thuc_lich_su_8_nghi_phong_dich_covid_19.docx
Bài giảng liên quan