Đề cương ôn tập kiến thức Ngữ Văn 9 nghỉ phòng dịch Covid 19 (Đợt 2) - Trần Thị Thu Hươn

 Tác phẩm “Làng”

 a. Nội dung: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng.

 b. Nghệ thuật: Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.

 Chủ đề: Lòng yêu nước của người nông dân.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 78 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập kiến thức Ngữ Văn 9 nghỉ phòng dịch Covid 19 (Đợt 2) - Trần Thị Thu Hươn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TÀI LIỆU ÔN TẬP NGHỈ PHÒNG DỊCH COVID - 19
 MÔN: NGỮ VĂN 9 – ĐỢT 2
Người thực hiện : Trần Thị Thu Hương
 ÔN TẬP VỀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
Kiến thức cơ bản:
( Các em cần nắm được các kiến cơ bản của các bài sau)
Bài 1: LÀNG của Kim Lân
 Tác giả: 
 Kim Lân (1920- 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê Bắc Ninh. ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo từ trước cách mạng tháng Tám 1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
 - Truyện ngắn “Làng” được viết năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
 Tóm tắt truyện :
- Ông Hai là người một người nông dân y tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình.
- Do yêu cầu của ủy ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư. xa làng ông nhớ làng da diết.
- Trong những ngày xa quê , ông luôn nhớ đến làng Chợ Dầu và muốn trở về.
- Một hôm, ông nghe tin làng Chợ Dầu của ông làm Việt gian theo Tây. Ông Hai vừa căm uất vừa tủi hổ , chỉ biết tâm sự cùng đứa con thơ. 
- Khi cùng đường, ông Hai nhất định không quay về làng vì theo ông “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.” 
- Sau đó, ông được nghe tin cải chính về làng mình rằng làng chợ Dầu vẫn kiên cường đánh Pháp. ông hồ hởi khoe với mọi người tin này dù nhà ông bị Tây đốt cháy.
 Tác phẩm “Làng”
 a. Nội dung: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng.
 b. Nghệ thuật: Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
 Chủ đề: Lòng yêu nước của người nông dân.
 Nội dung cơ bản:
Truyện “Làng” đã thể hiện chân thực và sinh động một tình cảm bền chặt và sâu sắc là tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến qua tâm trạng của nhân vật ông Hai- một người nông dân phải rời 
 làng đi tản cư.
a. Tình yêu làng của ông Hai (Hình ảnh người nông dân trong kháng chiến chống Pháp)
* Ông Hai là người nông dân cần cù chất phác, tình tình xởi lởi, vui chuyện.
- Ông hay lam hay làm “ ở quê ông làm suốt ngày, không mấy lúc chịu ngơi chân ngơi tay”. Đi cày, đi cuốc, gánh phân, tát nước, đan rổ, đan rá...ông đều làm khéo, làm giỏi.
- Ông hay kể về làng: “Làng ta phong cảnh hữu tình”, “nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh”, “đường trong làng lát toàn đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng cuối xóm, bùn không dính đến gót chân”... 
* Là người yêu làng thiết tha, mặn mà, sâu sắc:
- Tự hào, hãnh diện về làng: thường xuyên khoe làng cho đỡ nhớ; ở nơi tản cư nhưng ông Hai thường xuyên quan tâm đến làng, nghĩ đến những ngày hoạt động kháng chiến giữ làng cùng anh em. Ông khoe làng ông “có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy”, “ những ngày khởi nghĩa rầm rập”...
- Quyết tâm kháng chiến, tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của cụ Hồ Chủ Tịch. Ông Hai không chịu xa làng, ông vẫn ở lại cùng với du kích bảo vệ làng. Khi hoàn cảnh gia đình neo bấn, vợ con thúc bách, cực chẳng đã phải xa quê hương, ông tự an ủi mình: “Thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được thì tản cư âu cũng là kháng chiến
-> Tình yêu làng gắn với tình cảm kháng chiến.
- Oán giận, đau khổ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
+ Bẽ bàng, đau đớn: cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lặng đi, tưởng như đến không thể thở được.
+ Ông xấu hổ vì mới đây thôi, đi đâu ông cũng khoe làng. Ông tủi thân, không những ông mà đám con cái ông cũng là “ trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”
+ Xấu hổ đau đớn luôn đeo đẳng, ám ảnh mãi khiến ông lúc nào cũng lo lắng: chột dạ, nơm nớp, lủi ra góc nhà, nín thít...
+ Từ chỗ yêu làng, giờ ông thù làng “Về làm gì cái làng ấy nữa, chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ-> Tình yêu làng của ông Hai gắn liền với tình yêu nước.
+ Trò chuyện với đứa con nhỏ vợi bớt nỗi khổ đau, trút gánh nặng mặc cảm và để thổ lộ tình yêu cách mạng.
- Vui mừng phấn khởi khi nghe tin làng được minh oan.
+ Mặt vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, mua quà cho con.
+ Lật đật sang nhà ông Thứ, lật đật bỏ lên nhà trên, lật đật bỏ đi nơi khác, múa cái tay lên mà khoe làng.
+ Khoe nhà ông bị đốt, làng ông bị cháy-> thà mất mát, hi sinh để đánh đổi danh dự cho làng.
b. Lòng yêu nước, tinh thần ủng hộ kháng chiến của các nhân vật trong “Làng”
- Bà Hai lặng lẽ, cam chịu, tần tảo , quan tâm đến làng.
- Người đàn bà có vẻ đanh đá nhưng thái độ chính trị rất rõ ràng: “Cái
 giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.
- Mụ chủ nhà ngoa ngoắt, tham lam lắm điều, hay xoi mói đến khó chịu khi biết tin làng Chợ Dầu vẫn là làng kháng chiến thì mụ trở nên vui vẻ, rộng rãi.
-> Mỗi người một hoàn cảnh, một tính cách nhưng tất cả đều gặp gỡ nhau ở một điểm: đó là lòng yêu nước, tinh thần ủng hộ kháng chiến.
 Nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng truyện tâm lí. Tác giả đã sáng tạo tình huống truyện có tính căng thẳng, thử thách ở nội tâm nhân vật, từ đó bộc lộ đời sống bên trong, tình cảm và tư tưởng của nhân vật.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ và thể hiện cá tính của từng nhân vật.
- Cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên.
 Bài 2: LẶNG LẼ SA PA
Tác giả:
- Nguyễn Thành Long (1925 - 1991), quê: Duy Xuyên - Quảng Nam.
- Chuyên viết truyện ngắn và bút kí.
- Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ.
Tác phẩm: kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai mùa hè năm 1970, in trong tập "Giữa trong xanh" (1972).
- Cốt truyện & nhân vật:
- Cốt truyện đơn giản, tạo tình huống tự nhiên (kể về cuộc gặp gỡ giữa 3 nhân vật: người thanh niên, ông hoạ sĩ già và cô kỹ sư trẻ).
- Nhân vật:
+ Anh thanh niên  nhân vật chính.
+ Ông hoạ sĩ, cô kỹ sư, bác lái xe và 1 số nhân vật khác  nhân vật phụ.
Tóm tắt truyện:
Rời cây cầu số 4, chiếc xe chở hành khách lên Lai Châu dừng lại nghỉ để lấy nước và cho hành khách nghỉ ngơi, bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ và cô gái về một người “cô độc nhất thế gian” đó là anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh mời mọi người lên nhà chơi, anh chạy lên trước hái hoa tặng cô gái, họ chuyện trò khoảng 30 phút; anh kể chuyện mình sống và làm việc ở đây, anh rất yêu và gắn bó với công việc, anh thích đọc sách, trồng hoa, trồng rau, nuôi gà, anh ăn ở gọn gàng, ngăn nắp. Biết ông họa sĩ vẽ mình, anh giới thiệu cho ông anh thanh niên trên đỉnh Phan-xi-păng, ông kỹ sư vườn rau Sa Pa, người cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Cô kỹ sư nghe anh nói chuyện đã nhận thấy mối tình đầu nhạt nhẽo mà mình từ bỏ là đúng và yên tâm công tác ở miền núi. Cô muốn để lại chiếc khăn làm kỉ niệm của cuộc gặp gỡ nhưng anh không hiểu nên đã trả lại cho cô. Hết 30 phút, anh chia tay mọi người và tặng họ trứng và hoa, không tiễn họ xuống đến tận xe.
Nội dung: 
- Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp Sa Pa.
- Chân dung người lao động bình thường nhưng phẩm chất rất cao đẹp.
- Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, cho Tổ 
quốc.
Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn.
- Xây dựng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc; miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn.
- Kết hợp giữa kể với tả và nghị luận.
- Tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện.
Ý nghĩa văn bản: “Lặng lẽ Sa Pa” là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của nhân vật ông hoạ sĩ, qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc. 
 Bài 3: CHIẾC LƯỢC NGÀ
Tác giả:
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê: huyện Chợ Mới - tỉnh An Giang.
- Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, sau 1954 tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn.
- Ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến chống Mĩ vừa sáng tác văn học.
- Ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người ở vùng đất Nam Bộ.
- Tác phẩm chính: Đất lửa, Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng,... (các tiểu thuyết đã dựng thành phim), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.
Tác phẩm:: Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" được viết năm 1966, nằm trong tuyển tập 25 truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng.
Vị trí đoạn trích: nằm ở phần giữa truyện.
Tình huống truyện:
- Hai cha con ông Sáu gặp nhau sau 8 năm xa cách, bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra thì ông Sáu phải ra đi.
- Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hy sinh khi chưa kịp trao món quà cho con gái.
-> Bộc lộ sâu sắc tình cảm của cha con ông Sáu.
Tóm tắt truyện:
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Nhưng bé Thu - con ông, không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt làm ông khác so với người cha trong ảnh. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến khi nhận ra thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm nhớ thương con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi. Chiếc lược hoàn thành nhưng ông Sáu đã hy sinh trong một trận càn của giặc.Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao lại cây lược cho người bạn thân. Người bạn ấy trong một lần đi công tác, dừng lại ở trạm giao liên - nơi có một cô giao liên dũng cảm và thông minh, Bác Ba - bạn anh Sáu - hỏi chuyện và nhận ra cô giao liên ấy chính là Thu. Bác chuyển cho Thu chiếc lược ngà, kỉ vật thiêng liêng của cha cô. Họ chia tay trong sự lưu luyến và tự lúc nào, trong lòng Bác Ba đã nảy nở một tình cảm mới lạ, đó là tình cha con quyến luyến với cô giao liên.
Nội dung: 
- Nỗi niềm của người cha:
- Lần đầu tiên gặp con: Thuyền còn chưa cập bến, ông Sáu đã nhảy thót lên bờ, vừa gọi vừa chìa tay đón con.
- Những ngày đoàn tụ: Ông Sáu quan tâm, chờ đợi con gái gọi mình là cha.
- Những ngày xa con: Ông Sáu thực hiện lời hứa với con, làm cây lược ngà. Giờ phút cuối cùng trước lúc hy sinh, người chiến sĩ ấy chỉ yên lòng khi biết cây lược sẽ được chuyển đến - tận tay con gái.
- Niềm khát khao tình cha của người con:
- Từ chối sự quan tâm, chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình.
- Khi hiểu ra, tình cảm tự nhiên của bé Thu được thể hiện qua tiếng gọi cha đầu tiên và qua hành động.
Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện éo le.
- Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.
- Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện.
Ý nghĩa văn bản: Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng, Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 Chủ đề:
 Tình cha con sâu sắc và cảm động của người chiến sĩ Cách mạng trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.
 Nhan đề: 
	Chiếc lược ngà là cầu nối tình cảm cha con ông Sáu, là kỉ vật cuối cùng của người cha để lại cho con trước lúc hi sinh và cũng là nhân chứng của chiến tranh.
LUYỆN TẬP
Đề 1: Phân tích tác phẩm “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Đề 2: Chi tiết bé Thu trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng không nhận cha khi anh Sáu đi kháng chiến trở về thăm nhà gợi cho em suy nghĩ gì?
Đề 3: Nhân vật ông Hai trong truyện “Làng” của Kim Lân. 
Đề 4: Cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kien_thuc_ngu_van_9_nghi_phong_dich_covid_19.docx
Bài giảng liên quan