Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 9

4. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về quyền tự do kinh doanh của công dân?

A. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật.

B. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì.

C. Công dân có quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm.

D. Buôn bán nhỏ thì không cần phải kê khai.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 28/07/2023 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
GDCD 9 (17/2/2020)
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0, 5 điểm.
Câu 1 (2 điểm): Trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu đáp án đúng. 
1. Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật về nghĩa vụ quân sự?
Động viên người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Cản trở việc đăng kí nghĩa vụ quân sự.
Không thực hiện lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Rèn luyện đạo đức, tác phong.
2. Đối tượng nào sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi do mình gây ra?
Người có năng lực trách nhiệm pháp lí.
Người bị bệnh tâm thần.
Trẻ em. 
Người trong độ tuổi theo quy định của pháp luật.
3. Trong các quyền sau, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội?
Quyền tự do kinh doanh.
Đóng góp ý kiến vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về quyền tự do kinh doanh của công dân?
Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật.
Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì. 
Công dân có quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm.
Buôn bán nhỏ thì không cần phải kê khai.
Câu 2 (1 điểm): Điền thêm vào chỗ trống để nội dung diễn đạt dưới đây được trọn vẹn, đúng với quy định của Hiến pháp và pháp luật. 
a. Công dân nam giới đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; lứa tuổi gọi nhập ngũ từ đủ............... (Điều 12 - Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi và bổ sung năm 2005)
b. Công dân đủ......... tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ..... tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện quyền này do luật định. (Điều 27 Hiến pháp năm 2013)
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm): Vi phạm pháp luật là gì? Phân loại vi phạm pháp luật? Kể tên 4 hành vi vi phạm pháp luật mà em biết? 
Câu 2 (2 điểm): Bảo vệ Tổ quốc là gì? Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải làm gì?
Câu 3 (2,5 điểm): Cho tình huống sau:
Tùng là học sinh lớp 9, lười học, ham chơi điện tử. Lúc đầu, cậu dùng tiền ăn sáng để đi chơi, sau đó không đủ, cậu dùng tiền đóng học phí, tiền học thêm. Có lần bí quá, Tùng còn lấy cắp tiền của mẹ, của bạn cùng lớp để tiêu xài.
Em có nhận xét gì về hành vi của Tùng trong tình huống trên?
Theo em, Tùng phải chịu trách nhiệm pháp lí gì về hành vi do mình gây ra?
Từ hành vi của Tùng, em rút ra bài học gì cho bản thân?
GDCD - Lớp 9 (24/2/2020)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm).	
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm).
Câu 1: Hòa bình là khát vọng của
A. người dân. B. Nhà nước.
C. toàn nhân loại. C. trẻ em.
Câu 2: Ý kiến nào sao đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn
B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết
C. Sống khép mình mới tránh được xung đột
D. Biết lắng nghe những ý kiến quan trọng
Câu 3: Những hoạt động gìn giữ cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết xung đột mâu thuẫn giữa các quốc gia được gọi là hoạt động
A. bảo vệ đất nước. B. bảo vệ hòa bình
C. chính trị - xã hội. D. ngoại giao.
Câu 4: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
A. Bao vây, cấm vận nước khác . B. Chạy đua vũ trang
Ủng hộ, chia sẻ các dân tộc bị thiên tai. D. Tấn công nước khác.
Câu 5: Hành động nào sau đây phá hoại tình hữu nghị giữa các dân tộc?
A. Bình đẳng, cùng có lợi. B. Không can thiệp việc nội bộ.
C. Dùng thương lượng để giải quyết xung đột. D. Dùng vũ lực và đe dọa vũ lực.
Câu 6: Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách hòa bình hữu nghị với các dân tộc và quốc gia
A. đang phát triển. B. trong khối ASEAN.
C. trong khu vực và trên thế giới. D. theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Câu 7: Để giải quyết được những vấn đề toàn cầu thì hợp tác là một trong những yêu cầu
A. quan trọng và tất yếu. B. không bắt buộc.
C. không quan trọng. D. không có tinh cấp thiết
Câu 8: Ý kiến nào nói về việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Những tập quán tốt đẹp là truyền thống
B. Tất cả phong tục, tập quán đều là truyền thống tốt đẹp của dân tộc
C. Các làn điệu dân ca là di sản văn hóa chứ không phải truyền thống của dân tộc
D. Chúc tết ông bà, cha mẹ biểu hiện giữ gìn truyền thống dân tộc
Câu 9: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần phải được
A. cải tạo thay thế và biến đổi. B. đưa vào các viện bảo tàng.
C. kế thừa, nâng niu và phát triển. D. bảo tồn nguyên vẹn.
Câu 10: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là giữ gìn
A. bản sắc dân tộc Việt Nam. B. lối sống của cha ông.
C. mọi tập tục ngày xưa. D. những thói quen xưa cũ.
PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 11: (2 điểm) Giải thích vì sao chúng ta cần bảo vệ hòa bình?
Câu 12: (2 điểm) Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nêu ý ngĩa của việc làm đó?
 Câu 13: (1 điểm) Có ý kiến cho rằng “Để thành công trong công việc, chúng ta nên hợp tác với người có năng lực như nhau”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? vì sao? 
GDCD - Lớp 9 (2/3/2020)
Phần I. Trắc nghiệm 
Câu 1: Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân:
A. xây dựng gia đình hạnh phúc
B. củng cố tình yêu lứa đôi
C. tổ chức đời sống vật chất của gia đình
D. thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước
Câu 2: Các hành vi nào dưới đây cho là kinh doanh hợp pháp?
A. Có giấy phép kinh doanh, đóng thuế đầy đủ
B. Trốn thuế, kinh doanh bất hợp pháp
C. Lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh
D. Lấy hàng hóa không đảm bảo yêu cầu
Câu 3: Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là?
A. Kinh doanh.	B. Lao động.	C. Sản xuất.	D. Buôn bán.
Câu 4: Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào?
A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
B. Quyền tụ do kinh doanh.
C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
Câu 5: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi têu cho những công việc chung được gọi là?
A. Tiền.	B. Sản vật.	C. Sản phẩm.	D. Thuế.
Phần II. Tự luận
	a) Quyền tự do kinh doanh là gì? 
	b) Theo em, tại sao Nhà nước ta lại quy định các mức thuế chênh lệch khác nhau giữa các mặt hàng?
--- Chúc các em làm bài tốt! ---

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9.docx
Bài giảng liên quan