Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 12
1/ Khó khăn lớn nhất của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai
A. Hơn 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.
B. Hơn 70.000 làng mạc bị tiêu huỷ.
C. Hơn 1.710 thành phố đổ nát.
D. Hơn 27 triệu người chết.
2/ Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu để xây dựng lại đất nước?
A. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng CNXH trước chiến tranh.
B. Sự ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
C. Tính ưu việt của CNXH và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng.
D. Lãnh thổ lớn và tài nguyên phong phú.
3/ Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh là
A/ Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
B/ Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
C/ Năm 1961, Liên Xô là nước phóng thành công tàu vũ trụ.
D/ Đến thập kỉ 60 (thế kỉ XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
g năng suất lao động-hạ giá thành sản phẩm. E. Chi phí quốc phòng thấp (không vượt quá 1%0. G. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài (viện trợ Mĩ; những đơn hàng quân sự từ Mĩ). 6/ Hạn chế của nền kinh tế Nhật là lãnh thổ không rộng, nghèo tài nguyên, phụ thuộc vào các nguồn nguyên liệu-nhiên liệu nhập từ bên ngoài vào; cơ cấu vùng kinh tế mất cân đối; sự cạnh tranh quyết liệt từ Mĩ, Tây Âu, các nước công nghiệp mới và cả Trung Quốc. 7/ Chính sách đối ngoại của Nhật từ 1945 đến 1973 là liên minh chặt chẽ với Mĩ. 8/ Chính sách đối ngoại của Nhật từ 1973 đến 1991 là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, vắn hoá, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN. 9/ Chính sách đối ngoại của Nhật từ 1991 đến 2000 là coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rông quan hệ với các đối tác khác đến phạm vi toàn cầu và chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á. Bài 9. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH 1/ Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh là do 2 cường quốc Xô-Mĩ chuyển sang thế đối đầu nhau (đó là sự đối lập về mục tiêu và chiến lược). 2/ Mục tiêu và chiến lược của Liên Xô là chủ trương duy trì hoà bình an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của CNXH và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. 3/ Mục tiêu và chiến lược của Mĩ là ra sức chống phá Liên Xô và các nước XHCN, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. 4/ Biểu hiện của Chiến tranh lạnh là A. Ngày 12/3/1947, trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội Mĩ thì Tổng thống Truman khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ. B. Tháng 6/1947, “Kế hoạch Macsan” ra đời (Mĩ viện trợ 17 tỉ USD cho Tây Âu phục hồi kinh tế và tập hợp Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu). Trong khi đó Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế vào 1/1949. C. Tháng 4/1949, Mĩ và 11 nước phương Tây thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vacsava. Đến đây Chiến tranh lạnh đã bao trùm khắp thế giới. 5/ Xu thế hoà hoãn Đông-Tây được biểu hiện A. Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (9/11/1972). B. Các Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược giữa Xô-Mĩ trong năm 1972. C. Tháng 8/1975, Định ước Henxinhki ra đời. D. Các cuộc gặp gỡ cấp cao Xô-Mĩ trong năm 1985. 6/ Tháng 12/1989, Goocbachôp và Busơ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. 7/ Ý nghĩa khi Chiến tranh lạnh chấm dứt: tạo điều kiện để giải quyết hoà bình các vụ tranh chấp-xung đột ở nhiều nới trên thế giới. 8/ Xu thế phát triển của thế giới Chiến tranh lạnh A. Trật tự “hai cực” sụp đổ, trật tự “đa cực” đang hình thành. B. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển: lấy kinh tế làm trung tâm. C. Mĩ tham vọng thiệt lập trật tự thế giới “đơn cực”. D. Nội chiến-xung đột quân sự vẫn kéo dài ở nhiều nơi trên thế giới. Bài 10. CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ NỬA SAU THẾ KỈ XX 1/ Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ là do A. Những đòi hỏi của cuộc sống, sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất-tinh thần ngày càng cao của con người. B. Sự bùng nổ dân số, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. C. Bệnh thế kỉ, ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động-giao thông tăng nhanh. D. Nhu cầu của Chiến tranh thế giới thứ hai (vũ khí giết người hàng loạt, phương tiện chỉ huy hiện đại, thông tin chính xác-nhanh chóng). 2/ Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. 3/ Xu thế toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ; những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực-quốc gia-dân tộc trên thế giới. 4/ Biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá là A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn. D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế-thương mại-tài chính quốc tế và khu vực. Bài 11. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU 1945 ĐẾN 2000 1/ Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới sau 1945 là A. Trật tự thế giới mới được xác lập: trật tự hai cực Ianta. B. CNXH vượt khỏi phạm vi một nước, trở thành hệ thống thế giới. C.Cao trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở Á-Phi-Mĩ la tinh. D. Hệ thống chủ nghĩa đế quốc có những chuyển biến quan trọng. E. Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng. G. Cách mạng KHKT đã diễn ra với quy mô-nội dung-nhịp điệu to lớn. 2/ Xu thế phát triển của thế giới ngày nay là A. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển: lấy kinh tế làm trung tâm. B. Sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn: chiều hướng đối thoại, thoả hiệp, tránh xung đột trực tiếp. C. Nội chiến-xung đột quân sự vẫn kéo dài ở nhiều nơi trên thế giới. D. Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Bài 12. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM (1919-1925) 1/ Nguyên nhân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ hai là bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra. 2/ Tổng số vốn mà Pháp đầu tư vào Đông Dương để thực hiện chương trình khai thác lần thứ hai (1924 – 1929) là gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh. 3/ Trong cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam lần hai, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào nông nghiệp và khai thác. 4/ Diện tích trồng cao su của Pháp ở Việt Nam từ 1918 đến 1930 tăng từ 20.000 héc ta lên 120.000 héc ta. 5/ Vì sao tư bản Pháp chú trọng đến việc khai thác mỏ than đá ở Việt Nam? A/ Than là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho công nghiệp chính quốc. B/ Việt Nam có trữ lượng lớn. C/ Phục vụ cho nhu cầu công nghiệp chính quốc. 6/ Để độc chiếm thị trường Đông Dương, Pháp đánh thuế rất nặng vào hàng hoá của nước Trung Quốc, Nhật Bản. 7/ Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm cho nền kinh tế nông nghiệp ngày càng lạc hậu, què quặt, lệ thuộc vào Pháp. 8/ Vì sao tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam? A/ Cột chặt nền kinh tế Việt nam lệ thuộc vào kinh tế Pháp. B/ Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hoá ế thừa của chính quốc. 9/ Pháp thi hành chính sách chuyên chế triệt để ở Việt Nam nghĩa là mọi quyền hành nằm trong tay người Pháp. 10/ Những thủ đoạn nào của thực dân Pháp về chính trị và văn hoá nhằm nô dịch lâu dài nhân dân ta sau 1918? “Chia để trị” và chính sách ngu dân. 11/ Chính sách văn hoá, giáo dục mà Pháp thực hiện ở Việt Nam nhằm nô dịch, đồi truỵ nhân dân ta. 12/ Những giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam có trước cuộc khai thác thuộc địa của Pháp là nông dân, địa chủ phong kiến. 13/ Giai cấp mới ra đời do hậu quả của việc khai thác của Pháp sau chiến tranh là công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 14/ Thái độ chính trị của giai cấp địa chủ phong kiến là sẵn sàng thoả hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi. 15/ Đối tượng phải đánh đổ của của cách mạng Việt Nam là giai cấp địa chủ phong kiến, tư sản. 16/ Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp tư sản phân hoá thành tư sản dân tộc và tư sản mại bản. 17/ Vì sao tầng lớp tiểu tư sản trở thành một bộ phận quan trọng của cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta? A. Bị thực dân Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẽ. B. Đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản, thất nghiệp. 18/ Giai cấp có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác lần hai của thực dân Pháp là công nhân (từ 12 vạn lên 22 vạn) 19/ Đặc điểm cơ bản nhất của giai cấp công nhân Việt Nam A. Bị 3 tầng áp bức, bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản dân tộc). B. Xuất thân và có quan hệ gắn bó với nông dân. C. Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc. D. Vừa lớn lên đã tiếp thu ngay ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới, nhất là Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mac-Lênin. 20/ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1918), mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của cách mạng Việt Nam là giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp. 21/ Mâu thuẫn giai cấp cơ bản của cách mạng Việt Nam là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. 22/ Sự kiện trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam sau 1918 là sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga 1917. 23/ Những sự kiện tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa Mac- Lê nin được truyền bá vào Việt Nam là A. Quốc tế Cộng sản thành lập (3/1919). B. Đảng Cộng sản Pháp ra đời (1920). C. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (1921). 24/ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ là do ảnh hưởng tư tưởng tam dân của Tôn Trung Sơn. 25/ Phong trào đấu tranh đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng là phong trào “chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá”. 26/ Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) là tờ “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Người nhà quê”. 27/ Nguyên nhân chủ quan đẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) là do giai cấp tư sản dân tộc yếu kém về kinh tế, ươn hèn về chính trị; tầng lớp tiểu tư sản do điều kiện kinh tế bấp bênh nên không thể lãnh đạo phong rào cách mạng. 28/ Mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân (1919-1924) là đòi quyền lợi kinh tế. 29/ Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào đấu tranh tự giác là cuộc bãi công của công nhân Ba Son cảng Sài Gòn (làm chậm lại việc sửa chửa tàu chở quân qua đàn áp cách mạng Trung Quốc vào tháng 8/1925). 30/ Sự kiện nào thể hiện: “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của cách mạng Việt Nam” là cuộc bãi công của công nhân Ba Son cảng Sài Gòn. 31/ Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5/6/1911 tại Bến Nhà Rồng. 32/ Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc trở thành một chiến sĩ cộng sản chân chính là tham dự Đại hội Tua và bỏ phiếu tán thành việc thành lập đảng Cộng sản Pháp (12/1920). 33/ Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn là Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920). 34/ Từ 1920 đến 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở Pháp. 35/ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1925 là quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1 đến 8/2/1930). Bài 13. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM (1925-1930) 1/ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên được thành lập vào tháng 6/1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc). 2/ Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên là báo Thanh Niên (ra số đầu tiên vào 21/6/1925) 3/ Việt Nam Quốc dân đảng thành lập 25/12/1927; địa bàn hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì. 4/ Địa bàn hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên là ở Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì, Thái Lan, Inđônêxia 5/ Việt Nam Quốc dân đảng hoạt động theo xu hướng dân chủ tư sản. 6/ Mục tiêu hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng là đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. 7/ Quá trình phân hoá của Hội Việt Nam Cách mạng thanh Niên đã dẫn đến sự thành lập các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929? Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng. 8/ Báo “Búa liềm” là cơ quan ngôn luận của Đông Dương cộng sản đảng. 9/ Các sách báo gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1925 là “Người cùng khổ”, “Thanh Niên”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường kách mệnh”, “Nhân đạo”. 10/ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. 11/ Từ ngày 6/1 đến 8/2/1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại Cửu Long-Hương Cảng (Trung Quốc). 12/ Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản là A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Soạn thảo và thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 13/ Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên là trước làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới chủ nghĩa cộng sản. 14/ Lực lượng cách mạng đánh đổ đế quốc và phong kiến được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là công nhân, nông dân, và các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông. 15/ Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (Nguyễn Ái Quốc khởi thảo) và Luận cương chính trị (Trần Phú soạn thảo) là A. Cách mạng Việt Nam trải qua 2 giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam là Đảng lãnh đạo. Bài 14. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1935 1/ Nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931? A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái. C. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời, kịp thời lãnh đạo công nhân và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến. D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ nông dân. 2/ Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930-1931 là “độc lập dân tộc” và “ruộng đất dân cày”. 3/ Các số liệu sau đây, số liệu nào đúng nhất: A. Riêng trong tháng 5/1930, cả nước có 50 cuộc đấu tranh của nông dân, 20 cuộc đấu tranh của công nhân, 8 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị. B. Riêng trong tháng 5/1930, cả nước có 30 cuộc đấu tranh của công nhân, 40 cuộc đấu tranh của nông dân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị. C. Riêng trong tháng 5/1930, cả nước có 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 16 cuộc đấu tranh của công nhân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị. D. Riêng trong tháng 5/1930, cả nước có 16 cuộc đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị. 4/ Từ tháng 5 đến 8/1930, trung tâm của phong trào cách mạng 1930-1931 diễn ra chủ yếu ở miền Trung. 5/ Điều gì đã chứng tỏ rằng: từ tháng 9/1930 trở đi phong trào cách mạng 1930-1931dần dần đạt tới đỉnh cao? Sử dụng hình thức khởi nghĩa vũ trang và thành lập chính quyền Xô Viết ở Nghệ Tĩnh. 6/ Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng của mình. Đó là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Tính chất đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau: A. thực hiện các quyền tự do dân chủ. B. Chia ruộng đất cho dân nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lý. C. Xoá bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống mới. Bài 15. PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936-1939 1/ Sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933, chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật. 2/ Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII họp vào 7/1935 đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít; chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở mỗi nước để tập hợp tất cả lực lượng để chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh. 3/ Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền ở Pháp đã ban hành nhiều chính sách có lợi cho thuộc địa Việt Nam. Đó là: nới lỏng các quyền tự do, dân chủ; ân xá tù chính trị 4/ Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động thuộc địa cùng bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp. 5/ Nhiệm vụ cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936-1939 là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình 6/ Ngay từ năm 1936, Đảng ta chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. 7/ Hình thức và phương pháp đấu tranh thời kì 1936-1939 là hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai. 8/ Trong phong trào dân chủ 1936-1939 có hai phong trào tiêu biểu nhất là phong trào Đông Dương Đại hội và phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ. 9/ Nét nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là Đảng đã tập hợp được đông đảo một lực lượng chính trị của quần chúng và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú. Bài 16. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1939-1945 1/ Đảng ta xác định kẻ thù trong giai đoạn 1939-1945 là bọn đế quốc và phát xít. 2/ Hội nghị TW Đảng lần 6 (11/1939 tại Bà Điểm – Hóc Môn) xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. 3/ Đến tháng 11/1939, Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương đổi tên thành Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. 4/ Khẩu hiệu chính trong giai đoạn 1939-1945 là “độc lập dân tộc” (tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”). 5/ Hội nghị TW Đảng lần 6 có ý nghĩa là đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng (giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc). 6/ Hội nghị TW Đảng lần 6 chủ trương thành lập “Chính phủ Cộng hoà dân chủ”. 7/ Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940). 8/ Nguyên nhân dẫn đến nạn đói cuối 1944 đầu 1945 là phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa, phá hoa màu để trồng đay, gai, thầu dầu. 9/ Hội nghị TW Đảng lần 8 diễn ra từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941 có ý nghĩa quan trọng là hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng. 10/ Đội Cứu quốc quân ra đời dựa trên sự hợp nhất giữa đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam giải phóng quân. 11/ Năm 1942 tỉnh được coi là nơi thí đểm của cuộc vận động xây dựng các Hội Cứu quốc là Cao Bằng. 12/ Những sách báo của Đảng trong thời kì 1939-1945 đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng là “Giải phóng”, “Cờ giải phóng”, “Chặt xiềng”, “Cứu quốc” 13/ Tổng bộ Việt Minh đã chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung” vào ngày 7/5/1944. 14/ Ngày 19/5/1941, Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh) ra đời. 15/ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập ngày 22/12/1944. 16/ Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp-Nhật” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra vào ngày 12/3/1945 trong chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” 17/ Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là đấu tranh vũ trang. 18/ Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam được thành lập vào ngày 16/4/1945. 19/ Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân hợp nhất thành Việt Nam giải phóng quân vào 15/5/1945. 20/ Ngày 4/6/1945 thành lập Khu giải phóng Việt Bắc gồm 6 tỉnh (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên). 21/ Nhật đầu hàng Đồng minh vào 15/8/1945 (cơ hội cho nhân dân Đông Dương khởi nghĩa giành chính quyền – thời cơ cách mạng chín muồi). 22/ Ngày 13/8/1945, thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc và ra “Quân lệnh số 1”. 23/ Ngày 16, 17/8/1945 Đại hội Quốc dân họp: tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, quyết định Quốc kì và Quốc ca. 24/ 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất (18/8) là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. 25/ Hà Nội giành chính quyền ngảy 19/8; Huế ngày 23/8; Sài Gòn ngày 25/8/1945. 26/ Giành chính quyền muộn nhất (28/8/1945) là Hà Tiên và Đồng Nai Thượng. 27/ Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chế độ phong kiến sụp đổ. Bài 17. NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ (TỪ 2/9/1945 ĐẾN TRƯỚC 19/12/1946) 1/ Khó khăn lớn nhất đưa chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2/9/1945 vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” A. Các tổ chức phản cách mạng trong nước ngóc đầu dậy chống phá. B. Nạn đói, nạn dốt đang đe doạ nghiêm trọng. C. Âm mưu của quân Tưởng, quân Pháp. D. Ngân sách nhà nước trống rỗng. 2/ Nhằm khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của Chính phủ sau 1945, nhân dân ta đã hưởng ứng phong trào xây dựng “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”. 3/ Sự kiện chứng tỏ thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai là ngày 23/9/1945 thực dân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn. 4/ Trước ngày kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sá
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_12.doc