Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Khối 9 - Buổi 1 - Năm học 2019-2020

a. Khởi ngữ:

 Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý.

– Trước khởi ngữ có thể thêm những quan hệ từ như về, còn, đối với,

b. Các thành phần biệt lập

– Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu.

– Các thành phần biệt lập gồm:

+ Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Thành phần tình thái trong câu có những loại và tác dụng khác nhau, biểu hiện qua những yếu tố tình thái khác nhau. Có yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc (chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như, ); yếu tố gắn với ý kiến của người nói (theo tôi, ý ông ấy, ); yếu tố chỉ thái độ của người nói đối với người nghe (à, ừ, nhỉ, nhé, ).

 

docx8 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Khối 9 - Buổi 1 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9
NĂM HỌC 2019 – 2020
 NỘI DUNG ÔN TẬP
CÁC VĂN BẢN PHẦN TRUYỆN THƠ TRUNG ĐẠI, HIỆN ĐẠI.
CÁC DẠNG VĂN NGHỊ LUẬN.
TIẾNG VIỆT HỌC KÌ I VÀ CÁC PHẦN ĐÃ HỌC HỌC KÌ II
LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP.
 I CHỦ ĐỀ 1: PHẦN TIẾNG VIỆT
 * Yêu cầu:
 - Nhớ khái niệm, đặc điểm của khái niệm.
 - Nhận diện khái niệm trong các ngữ liệu.
Vận dụng để viết văn.
 - Phân tích tác dụng của các khái niệm..
II. Kiến thức cụ thể: 
1. Các phương châm hội thoại:
- Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
- Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
- Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
- Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
- Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
- Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
+ Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
2. Xưng hô trong hội thoại:
- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có các từ chỉ quan hệ gia đình, một số từ chỉ nghề nghiệp.
- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
3. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:
+ Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
+ Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp.
+ Lược bỏ các từ chỉ tình thái.
+ Thêm từ rằng hoặc là trước lời dẫn.
+ Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý.
- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:
+ Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn (thay đổi đại từ xưng hô, thêm bớt các từ ngữ cần thiết ,).
+ Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
4. Sự phát triển của từ vựng:
- Từ vựng không ngừng được bổ sung, phát triển.
- Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
- Có hai phương thức chủ yếu biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
- Ngoài cách biến đổi và phát triển nghĩa của từ, từ vựng còn được phát triển bằng hai cách khác:
+ Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên.
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.
5. Thuật ngữ:
- Khái niệm: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
- Đặc điểm của thuật ngữ: 
+ Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ tương ứng với một khái niệm.
+ Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
 5. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
a.Khởi ngữ:
 Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý.
– Trước khởi ngữ có thể thêm những quan hệ từ như về, còn, đối với,
b. Các thành phần biệt lập
– Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu.
– Các thành phần biệt lập gồm:
+ Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Thành phần tình thái trong câu có những loại và tác dụng khác nhau, biểu hiện qua những yếu tố tình thái khác nhau. Có yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc (chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như,); yếu tố gắn với ý kiến của người nói (theo tôi, ý ông ấy,); yếu tố chỉ thái độ của người nói đối với người nghe (à, ừ, nhỉ, nhé,).
+ Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,).
Ví dụ: Trời ơi! Nóng quá!
+ Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
Ví dụ:
– Này, thầy nó ạ.
(Kim Lân)
—» Thành phần gọi.
– Vâng, mời bác và cô lên chơi.
—> Thành phần đáp.
+ Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Ví dụ: Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về.
(Nguyên Hồng)
II -LUYỆN TẬP
1. Tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú trong các trường hợp sau:
a) Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
(Nguyễn Thành Long)
b) Ơi con chim chiền chiện
    Hót chi mà vang trời. 
(Thanh Hải)
c) Bỗng nhận ra hương Ổi
   Phả vào trong gió se
   Sương chùng chình qua ngõ
   Hình như thu đã về.
(Hữu Thỉnh)
d) Mà Ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
(Kim Lân)
e) Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?
(Nguyễn Huy Tưởng)
f) – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ)
g) Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm gì ấy trái tim tôi.
(Nguyễn Quang Sáng)
h) Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bê chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kê dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát.
(Nguyễn Thành Long)
2. Chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ:
a) Tôi không đi chơi được.
b) Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được.
c) Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
3. Tìm thành phần gọi – đáp trong bài ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.
Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
4. Tìm thành phần phụ chú trong các trường hợp sau và cho biết ý nghĩa của chúng.
a) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
(Thanh Tịnh)
b) Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau.
(Khánh Hoài)
Gợi ý
1. Vận dụng hiểu biết về đặc điểm và công dụng của các thành phần khỏi ngữ và các thành phần biệt lập, HS nhận diện các thành phần đó trong các câu đã cho.
a) Thành phần phụ chú: rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân; và cũng rất tự nhiên.
b) Thành phần gọi – đáp: ơi.
c) Thành phần tình thái: hình như.
d) Thành phần đề ngữ: (mà) ông.
e) Thành phần cảm thán: chết nỗi.
f) Thành phần cảm thán: than ôi!
g) Thành phần khởi ngữ: còn tôi.
h) Thành phần tình thái: thì ra.
2. HS tự chọn đối tượng cần nhấn mạnh trong câu (nêu ở chủ ngư, vị ngữ hoặc bổ ngữ,) và tạo khởi ngữ phù hợp.
Ví dụ: Câu có thể tạo thành các câu có khởi ngữ như sau:
– Con thì con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
– Mặc thì con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
– Tấm áo ấy, con không bao giờ mặc nó nữa.
3. Thành phần gọi – đáp trong bài ca dao: ai ơi. Thành phần này không hướng đến một đối tượng nào cụ thể. Điều đó có nghĩa là đối tượng mà bài ca dao hướng đến có thể là bất kì ai, là tất cả mọi người, gợi mở ý nghĩa sâu xa của lời nhắn nhủ trong bài ca dao.
4. Nhận diện thành phần phụ chú và nêu ý nghĩa:
a) Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh: giải thích cho cụm từ buổi mai hôm ấy
b) Giọng em ráo hoảnh: bình luận về cách nói của người em.
 MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO
Giải nghĩa, đặt câu với các trường hợp sau. Và cho biết chúng tuân thủ hoặc vi phạm những phương châm hội thoại nào ?
  - Nói như đinh đóng cột                                                                      
 - Dây cà ra dây muống       
 - Lời chào cao hơn mâm cỗ   
 - Nói có sách, mách có chứng    
 - Ông nói gà, bà nói vịt  
- Im lặng là vàng     
- Lời nói chẳng mất tiền mua,
- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.  
- Lúng búng như ngậm hột thị
- Đánh trống bỏ dùi
2) Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của những từ gạch chân trong các trường hợp sau:
A)
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
B)
Được lời như cởi tấm lòng,
Gởi kim thoa với khăn hồng trao tay.
Cũng nhà hành viện xưa nay,
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người.
C)
Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
6)  Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ : vai, miệng, chân, tay, đầu trong đoạn thơ sau:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.                           
(Đồng chí – chính Hữu)
3) Chuyển các lời dẫn: ở trường hợp (a, b) sang cách dẫn gián tiếp và ở trường hợp (c, d) sang cách dẫn trực tiếp.    
a. Anh ấy bảo tôi: “Sáng mai, tôi đi Hà Nội. Bác có muốn gửi gì về nhà không ?”
b. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định : “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”.
c. Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
d. Trong cuốn sách Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai khẳng định rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
4). Tìm câu có chứa khởi ngữ và thành phần tình thái trong đoạn văn sau: 
(1) Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 có lẽ là truyện ngắn “Bến quê”. (2) Câu chuyện xoay quanh hoàn cảnh éo le của nhân vật Nhĩ và ước muốn cuối cùng của anh. (3) Cốt truyện không phức tạp nhưng ý nghĩa truyện lại vô cùng sâu xa. (4) Dường như nhà văn đã gửi gắm biết bao suy tư, trải nghiệm về cuộc đời, về con người vào tác phẩm. (5) Đối với người đọc, giải mã được những ý nghĩa sâu sắc đó của truyện là một công việc không hề đơn giản. (6) Nhưng cứ đọc , và nghiền ngẫm, một lần, hai lần, ba lần, thậm chí nhiều hơn thế, vẻ đẹp của truyện sẽ dần hé mở trước mắt chúng ta.
Trong đó:
1. Đọc các đoạn trích dưới đây và xếp các từ ngữ in đậm vào bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
a) Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.
(Kim Lân, Làng)
b) Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.
c) Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
d) Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá !
(Kim Lân, Làng)
BẢNG TỔNG KẾT KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Thành phần biệt lập
 
Tình thái
 
Cảm thán
 
Gọi đáp
 
Phụ chú
 
 
 
 
 
Trả lời:
Khởi ngữ
 
Thành phần biệt lập
 
Tình thái
 
Cảm thán
 
Gọi đáp
 
Phụ chú
 
Xây cái lăng ấy
 
Dường như
 
Vất vả quá
 
Thưa ông
 
Những người con gái... nhìn ta như vậy
2. Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ, một câu chứa thành phần tình thái và một câu chứa thành phần phụ chú.
Truyện ngắn Bến quê (in trong tập truyện Bến quê xuất bản năm 1985) là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong chặng đường sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu. Viết thiên truyện này, nhà văn đã gửi gắm những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của mình về con người và cuộc đời. Với bút pháp miêu tả tâm lí tinh tế, nghệ thuật xây dựng hình ảnh giàu tính biểu tượng, tạo dựng tình huống độc đáo và lối trần thuật theo dòng tâm trạng nhân vật, chắc chắn tác phẩm sẽ còn đọng mãi trong lòng những người yêu vẻ đẹp văn chương, thích thú với những tìm tòi, thể nghiệm mới mẻ.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_khoi_9_buoi_1_nam_hoc_2019_2020.docx
Bài giảng liên quan