Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 18+19

III. Tập làm văn:

Tìm hiểu chung về văn miêu tả:

 Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnh làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

Ví dụ: Một đoạn văn miêu tả cảnh hoàng hôn:

 Khi chiều về, những đám mây trên nền trời không mang màu trắng tươi sáng, trong lành của ban mai mà là màu hồng tím sầu buồn, mát mẻ của buổi hoàng hôn. Trên tấm màn to lớn màu hồng tím ấy, ta có thể thấy rõ ông mặt trời như trái bóng tròn khổng lồ màu đỏ từ từ khuất bóng dưới ngọn tre già. Ngay sau đó, từng đàn cò trắng bay thẳng hàng thành hình chữ V và không ngừng đổi kiểu, vội vã bay qua. Có một vài con con đậu trên cành cây, đáp xuống đồng. Trên cánh đồng không còn ai, im lặng, vắng vẻ. Màu lúa chín vàng ruộm, ta có thể ngửi thấy mùi lúa chín thơm thoang thoảng, ngọt ngào đưa hương. Bầu trời hoàng hôn như bao trùm cả đồng quê châu thổ. Mái nhà, hàng cây và con người trở nên thật nhỏ bé so với bầu trời.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 18+19, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ÔN TẬP VĂN 6- KIẾN THỨC TUẦN 18-19
I.Văn: 
STT
Tên tác phẩm (hoặc đoạn trích)
Tác giả
Thể loại
          Tóm tắt nội dung (đại ý)
1
Bài học đường đời đầu tiên
(trích Dế Mèn phiêu lưu kí)
Tô Hoài
Truyện dài
Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
2
Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam)
Đoàn Giỏi
Truyện dài
Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú và độc đáo. 
II. Tiếng việt: 
1. Phó từ 
Phó từ là gì?
Các loại phó từ
Phó từ đứng trước động từ, tính từ
Phó từ đứng sau động từ, tính từ
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
Ví dụ: Dũng đang học bài.
Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về thời gian (đã, đang, sẽ...), về mức độ (rất, hơi, quá...), sự tiếp diễn tương tự( cũng, vẫn, cứ, còn...), sự phủ định (không, chưa, chẳng), sự cầu khiến( hãy, chớ, đừng) cho động từ, tính từ trung tâm.
Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về mức độ (quá, lắm...), về khả năng (được...), về hướng (ra, vào,...)

2. So sánh: 
So sánh là gì?
Cấu tạo của phép so sánh
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 Ví dụ: Mặt trăng tròn như cái đĩa bạc

Vế A( Sự vật, sự việc được SS) 
Phương diện SS
Từ SS
Vê B( Sự vật, sự việc dùng để SS) 

Mặt trời 
đỏ rực

như

hòn lửa


III. Tập làm văn: 
Tìm hiểu chung về văn miêu tả:
 Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnhlàm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
Ví dụ: Một đoạn văn miêu tả cảnh hoàng hôn: 
 Khi chiều về, những đám mây trên nền trời không mang màu trắng tươi sáng, trong lành của ban mai mà là màu hồng tím sầu buồn, mát mẻ của buổi hoàng hôn. Trên tấm màn to lớn màu hồng tím ấy,  ta có thể thấy rõ ông mặt trời như trái bóng tròn khổng lồ màu đỏ từ từ khuất bóng dưới ngọn tre già. Ngay sau đó, từng đàn cò trắng bay thẳng hàng thành hình chữ V và không ngừng đổi kiểu, vội vã bay qua. Có một vài con con đậu trên cành cây, đáp xuống đồng... Trên cánh đồng không còn ai, im lặng, vắng vẻ. Màu lúa chín vàng ruộm, ta có thể ngửi thấy mùi lúa chín thơm thoang thoảng, ngọt ngào đưa hương. Bầu trời hoàng hôn như bao trùm cả đồng quê châu thổ. Mái nhà, hàng cây và con người trở nên thật nhỏ bé so với bầu trời.
IV. Bài tập: 
Tóm tắt truyện: “ Bài học đường đời đầu tiên” ( 5-7 câu).
Tìm hiểu về tác giả Tô Hoài và tác phẩm: “ Dế Mèn phiêu lưu kí” 
Viết đoạn văn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn (theo lời của Dế Mèn) sau khi chôn cất xong Dế Choắt.
Tìm hiểu về tác giả Đoàn Giỏi và tác phẩm: “ Đất rừng phương Nam” 
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau đã học.
Kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đang ở, giới thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy.
 Viết đoạn văn tả lại khu vườn vào một buổi sáng mùa xuân trong có sử dụng phó từ, phép so sánh. ( Gạch chân dưới các phó từ và phép so sánh) 
 Học thuộc lòng trước 3 bài thơ: “ Đêm nay Bác không ngủ”, “ Lượm”, “ Mưa”
* Gợi ý trả lời:
1. Tóm tắt truyện: “ Bài học đường đời đầu tiên” ( 5-7 câu).
 Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng, đẹp mã nhưng có tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”.
 Dế Mèn có người bạn hàng xóm tên là Dế Choắt với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện bởi vậy Dế Mèn rất xem thường và hay bắt nạt Dế Choắt. Một lần, Dế Mèn bày trò trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ.
 Sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình.
2. Tìm hiểu về tác giả Tô Hoài và tác phẩm: “ Dế Mèn phiêu lưu kí” 
 a) T¸c gi¶: Tô Hoài
- Nhà văn Tô Hoài (tên khai sinh là Nguyễn Sen), sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 tại thị trấn Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội; mất ngày 6 tháng 7 năm 2014.
- Quê quán: thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.( nay thuộc Hà Nội)
- Tô Hoài tham gia cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám (1945) 
- Trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, Tô Hoài đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ hơn 150 tác phẩm khác nhau. Trong đó có nhiều tác phẩm nổi bật như truyện dài Dế Mèn phiêu lưu kí (1941), tiểu thuyết Quê Hương (1943), tiểu thuyết Truyện Tây Bắc (1954) .
- Với sự cống hiến của mình, Tô Hoài đã được tặng nhiều giải thưởng khác nhau:  
Giải nhất tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (tiểu thuyết Truyện Tây Bắc). Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà); Giải thưởng của Hội Nhà văn Á - Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây); Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt I - 1996).
b) T¸c phÈm: 
- Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1941, là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Tác phẩm gồm 10 chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới loài vật nhỏ bé. Dế Mèn vốn quen sống tự lập từ thuở bé, khi trưởng thành, chán cảnh sống quanh quẩn bên bờ ruộng, Dế Mèn lên đường phiêu lưu để mở rộng hiểu biết và tim ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Dế Mèn đã đi qua nhiều nơi; gặp gỡ nhiều loài, thấy nhiều cảnh sống và cũng nhiều phen gặp gian nan, nguy hiểm, nhưng Dế Mèn không nản chí lùi bước. Dế Mèn là hình ảnh đẹp của tuổi trẻ, ham hiểu biết, trọng lẽ phải khao khát lí tưởng và quyết tâm hành động cho mục đích cao đẹp.
c.Tãm t¾t t¸c phÈm "DÕ MÌn phiªu l­u ký"
- GV giíi thiÖu thªm vÒ t¸c phÈm
 TP gåm 10 ch­¬ng:
+ Ch­¬ng ®Çu:Lai lÞch vµ bµi häc ®­êng ®êi ®Çu tiªn cña MÌn
+ 2 Ch­¬ng tiÕp: MÌn bÞ bän trÎ con b¾t ®em ®i chäi nhau - trèn tho¸t - sa l­íi bän NhÖn - ®¸nh NhÖn cøu Nhµ Trß.
+ 7 Ch­¬ng cuèi: MÌn, Tròi kÕt nghÜa phiªu l­u trªn bÌ l¸ sen - ®Õn xø Õch, Nh¸i, Cua - ®Õn vïng Cá may Chuån Chuån, Ch©u ChÊu - thi vâ th¾ng Bä Ngùa, Bä Muçm - t«n lµm Ch¸nh phã thñ lÜnh Tæng Ch©u ChÊu - Tæng Ch©u ChÊu t×m n¬i tró ®«ng, ®¸nh nhau víi ChÊu Voi, Tròi bÞ b¾t lµm tï binh - DÕ MÌn bÞ l·o chim Tr¶ b¾t giam trong hang tèi - ®­îc ChÊu Voi, XiÕn tãc, Tròi cøu tho¸t - c¶ bän ®Õn vïng KiÕn ®Ó nhê KiÕn truyÒn th«ng tin mong muèn hoµ b×nh - do hiÓu lÇm bän MÌn bÞ bän KiÕn bao v©y, Tròi tho¸t ra t×m cøu viÖn. NgÉu nhiªn vßng v©y KiÕn bÞ ph¸ MÌn t×m ®­îc KiÕn chóa, gi¶i to¶ mäi hiÓu lÇm. KiÕn truyÒn lêi hÞch mu«n loµi kÕt anh em. 
MÌn, Tròi vÒ quª th¨m mé mÑ dù tÝnh cuéc phiªu l­u míi
c.Tãm t¾t ®o¹n trÝch "Bµi häc ®­êng ®êi ®Çu tiªn"
- MÌn lµ chµng DÕ thanh niªn c­êng tr¸ng, kiªu ng¹o, xèc næi.
- MÌn coi th­êng chª bai anh hµng xãm DÕ Cho¾t èm yÕu xÊu xÝ.
- Mét chiÒu MÌn trªu chÞ Cèc xong trèn vµo hang khiÕn chÞ hiÓu lÇm ®¸nh Cho¾t träng th­¬ng.
- Tr­íc khi chÕt Cho¾t khuyªn MÌn bá thãi hung h¨ng bËy b¹.
- MÌn xãt th­¬ng Cho¾t vµ ©n hËn v« cïng vÒ bµi häc ®­êng ®êi ®Çu tiªn.
d. Néi dung, nghÖ thuËt cña ®o¹n trÝch: 
- NghÖ thuËt:
- NghÖ thuËt kÓ chuyÖn kÕt hîp víi miªu t¶ loµi vËt cña TH rÊt sinh ®éng.
- X©y dùng h×nh t­îng nh©n vËt DM gÇn gòi víi trÎ th¬.
- Sö dông hiÖu qu¶ c¸c phÐp tu tõ.
- C¸ch kÓ chuyÖn theo ng«i thø nhÊt rÊt hÊp dÉn.
- Lùa chon lêi v¨n giµu h×nh ¶nh, c¶m xóc, ng«n ng÷ chÝnh x¸c giµu tÝnh t¹o h×nh.
- Néi dung
- DM cã vÎ ®Ñp c­êng tr¸ng cña tuæi trÎ nh­ng tÝnh nÕt kiªu c¨ng, xèc næi.
- Do bµy trß trªu chÞ Cèc nªn ®· g©y ra c¸i chÕt th¶m th­¬ng cho DC. MÌn hèi hËn vµ rót ra bµi häc ®­êng ®êi ®Çu tiªn.
3. Viết đoạn văn diễn tả lại tâm trạng của Dế Mèn (theo lời của Dế Mèn) sau khi chôn cất xong Dế Choắt.
 Choắt ơi! Tôi ân hận lắm! Giá như thời gian quay lại, tôi không trêu chị Cốc để bây giờ hậu quả ra nông nỗi này. Tôi tự trách mình là thằng hèn nhát, không dũng cảm nhận tội trước mặt chị Cốc, biết đâu chị ấy tha cho. Nhưng khi tôi nhận ra thì đã quá muộn màng. Người bạn ốm yếu của tôi đã nằm sâu trong lòng đất. Tôi tự rút ra bài học đường đời cho mình - Ở đời, sống mà cứ có thói hung hăng, không coi trời đất ra gì, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân. Choắt ơi! Xin hãy tha lỗi cho tôi!
4. Tìm hiểu về tác giả Đoàn Giỏi và tác phẩm: “ Đất rừng phương Nam” 
a. Tác giả: 
- Đoàn Giỏi sinh năm 1925, mất năm 1989. ông sinh ra ở Tiền Giang, viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp. Đoàn Giỏi là tên thật của ông, ngoài ra ông còn có nhiều bút danh khác như Nguyễn Hoài, Phạm Phú Lễ, Huyền Tư.
- Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, sau đó ông chuyển qua công tác thông tin, văn nghệ. Sau năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Năm 1955, ông chuyển sang làm công tác sáng tác và biên tập sách báo. Đoàn Giỏi là Uy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II và III. Tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ.
- Đoàn Giỏi viết rất nhiều tác phẩm có giá trị. Những tác phẩm đã xuất bản của ông có thể kể đến như kịch thơ Người Nam thà chết không hàng (1947), kí Những dòng chữ máu Nam Ki 1940 (truyện Đường về gia hương (1948), kịch thơ Chiến sĩ Tháp Mười (1949), thơ Giữ vững niềm tin (1954), truyện kí Trần Văn ơn (1955), truyện Cá bống mú (1956), truyện kí Ngọn tầm vông (1956), truyện Đất rừng phương Nam (1957), truyện ngắn Hoa hướng dương (1960), truyện Truy tìm kho vũ khí (1962), biên khảo Những chuyện lạ về cả (1981), biên khảo Tê giác giữa ngàn xanh (1982)...
b) Tác phẩm: 
- Truyện: “ Đất rừng phương Nam” kể về quãng đời lưu lạc của chú bé An, cũng là nhân vật chính trong truyện, tại vùng u Minh của miền Tây Nam Bộ trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Qua hình ảnh lưu lạc của chú bé, tác giả đưa người đọc đến với những cảnh thiên nhiên hoang dã, phì nhiêu; những con người mộc mạc, chân chất, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc ở vùng đất Cà Mau. Qua tác phẩm, tác giả mang đến cho người đọc những hiểu biết phong phú và tình yêu đối với thiên nhiên, con người ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc.
- Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ.
5. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài “ Sông nước Cà Mau” đã học.
Gợi ý: Tham khảo đoạn văn sau.
 Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá. Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm. Ôi! Cái cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao. 
6. Kể tên một vài con sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đang ở, giới thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy.
Gợi ý: 
+ Giới thiệu tên con sông.
+ Gới thiệu bao quát:
- Dòng sông không biết bắt nguồn từ đâu khi nghé thăm ngôi làng của em nó chảy êm ả, dịu dàng, trong xanh
- Dọc hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi khoai xanh biếc, tươi mát.
+ Giới thiệu chi tiết: theo thời gian: 
* Buổi sáng:
- Con sông mới ấm áp và hiền hòa làm sao!
- Nước sông trong vắt có thể nhìn xuống tận đáy sông.
- Mặt sông phẳng lì như một chiếc gương soi.
- Từng đoàn thuyền đánh cá bắt đầu giương buồm, thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vang lên làm xua tan mệt mỏi.
* Buổi trưa:
- Những buổi trưa hè oi ả mặt sông nhuộm một vàng của nắng.
 - Các cô bé, cậu bé rủ nhau ra sông tắm. Chúng lặn hụp, vùng vẫy, đùa giỡn thỏa thích cùng nhau.
- Dòng sông ôm chúng chúng vào lòng, vui cười, đùa nghịch với chúng.
- Sông dịu hiền như người mẹ đang nâng niu, săn sóc đàn con thơ ngây yêu dấu của mình.
* Buổi chiều:
- Khi ông mặt trời đã bắt đầu khuất sau lũy tre xanh đầu làng, dòng sông trở nên dịu mát.
- Hai bên bờ rộn rã tiếng nói, cười vui vẻ của đám trẻ con vây quanh những thúng cá to đầy ắp.
* Buổi tối:
- Khi ông trăng tròn vằng vặc treo lơ lửng trên ngọn tre soi bóng xuống mặt sông gợn nước lung linh phủ đầy một màu vàng óng ánh.
- Dòng sông được ánh trăng chiếu xuống như khoác một chiếc áo dát bạc.
+ Cảm nghĩ về con sông quê hương.
7. Viết đoạn văn tả lại khu vườn vào một buổi sáng mùa xuân trong có sử dụng phó từ, phép so sánh. ( Gạch chân dưới các phó từ và phép so sánh) 
 Mùa xuân đã đến, cả khu vườn như choàng mình thức dậy sau một giấc ngủ dài của mùa đông. Thời tiết mùa đông khắc nghiệt nên mọi vật ảm đảm, thiếu sức sống. Khi những ánh nắng mùa xuân len lỏi vào khu vườn khiến cho nó có thêm sức sống, vươn mình thức dậy.
 Sáng sớm ra khu vườn, em thấy những giọt sương long lanh như những hạt ngọc còn vương lại trên những bông hoa cúc vàng vừa chớm nở. Cánh hoa mỏng manh, bé xíu như uống cạn giọt sương và vươn mình ra hứng lấy ánh mặt trời. Cây cối trở nên xanh tươi tràn sức sống. chim chóc hót líu lo. Chị gió mơn man đùa giỡn bên những khóm hoa xinh. Mùa xuân tuyệt biết bao! 
BÀI TẬP
1. Đọc truyện: “ Bức tranh của em gái tôi” và tóm tắt truyện (5- 7 câu)
2. Tìm hiểu về tác giả Tạ Duy Anh
3. Trong bài Lượm của Tố Hữu có đoạn :
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xỉnh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
a) Phép so sánh ở đoạn thơ trên độc đáo ở chỗ nào ? Em hãy phân tích cái hay của phép so sánh đó.
b) Các từ láy trong đoạn thơ thuộc từ loại nào ? Có tác dụng gì? 
4. Tả lại ngôi nhà hoặc căn phòng em đang ở. 

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_6_tuan_1819.doc