Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 7

Bài tập 5: Viết đoạn văn nghị luận từ 12 đến 15 câu bàn về luận đề : Nói chuyện riêng trong giờ học vừa vi phạm nội quy nhà trường, vừa thể hiện hành vi thiếu văn hoá (Dự kiến về các luận điểm em định sử dụng).

docx9 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 67 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 
 I. ÔN TẬP TỤC NGỮ
 1. Khái niệm cơ bản về tục ngữ.
 Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, phản ánh những kinh nghiệm về mọi mặt của nhân dân như : kinh nghiệm quan sát tự nhiên, kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm lịch sử – xã hội, ... 
 Tục ngữ là cái kho trí tuệ, là cái túi tri thức và kinh nghiệm dân gian vô cùng vô tận và quý báu của nhân dân ta từ xưa đến nay.
2. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
2.1 Nội dung, ý nghĩa nổi bật của tục ngữ nói chung và tục ngữ về kinh nghiệm quan sát tự nhiên, lao động sản xuất nói riêng :
- Kinh nghiệm về tự nhiên gồm các kinh nghiệm nhận biết sự biến đổi của các hiện tượng tự nhiên. Tục ngữ Việt Nam đặc biệt quan tâm tới hiện tượng mưa – nắng.
- Kinh nghiệm sản xuất gồm các kinh nghiệm trồng trọt (nhất là trồng lúa) và kinh nghiệm chăn nuôi, kinh nghiệm của một số nghề nghiệp khác.
 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất tổng kết nhiều kinh nghiệm phong phú của dân gian trong quan sát tự nhiên, chăn nuôi và trồng trọt. Qua đó, ta tìm thấy thái độ quan tâm tha thiết đối với công việc làm ăn, tinh thần thực tế và quý trọng lao động của cha ông ta từ bao đời nay.
- Kinh nghiệm xã hội – lịch sử gồm những kinh nghiệm ứng xử trong họ ngoài làng, kinh nghiệm thực hiện các tập tục, kinh nghiệm đánh giá - đối phó với giai cấp thống trị, kinh nghiệm nhìn nhận - đánh giá con người
 Đó là những kinh nghiệm hết sức bổ ích và quý giá, được sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay trong đời sống. Qua sự phản ánh kinh nghiệm mọi mắt, tục ngữ thể hiện thái độ khôn ngoan, mềm dẻo trong đối nhân xử thế và tinh thần lạc quan, yêu đồ của nhân dân lao động.
 Tuy nhiên, một số câu tục ngữ hiện nay đã trở nên bảo thủ, cực đoan, lạc hậu không còn phù hợp với đời sống hiện đại, cần cẩn thận khi vận dụng nó trong đời sống. Ví dụ : Lệnh làng nào làng ấy đánh – Thánh làng nào làng ấy thờ, ...
2.2. Nắm được một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của tục ngữ.
- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp, giàu hình ảnh cụ thể.
- Lối nói dứt khoát, có tác dụng nhấn mạnh kinh nghiệm.
3. Tục ngữ về con người và xã hội
3.1. Đặc điểm của nhóm tục ngữ về con người và xã hội.
 Tục ngữ về con người và xã hội rất phong phú. Trong cuộc sống có bao nhiêu mối quan hệ thì trong tục ngữ có bấy nhiêu chủ đề khác nhau.
 Mỗi câu tục ngữ có thể được dùng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, tạo nên tính chất nhiều nghĩa của tục ngữ. Ví dụ : Rau nào sâu ấy có nghĩa : mỗi loại rau có loài sâu hại riêng, nhưng lại được dùng để chỉ về con người như ở câu Cha nào con ấy hoặc Thầy nào trò ấy, ...
Tục ngữ được tổng kết trong hoàn cảnh cụ thể, vì vậy một số câu có vẻ như mâu thuẫn với nhau, nhưng thực ra chúng bổ sung cho nhau làm cho kinh nghiệm trọn vẹn hơn. Chẳng hạn, câu Họ chín đời hơn mười người dưng có ý nghĩa đề cao quan hệ họ hàng và câu Bán anh em xa mua láng giềng gần nhấn mạnh quan hệ họ hàng, xóm giềng. Hai câu bổ sung cho nhau, nhắc người ta cần phải dung hoà cả hai mối quan hệ trong cộng đồng.
3.2. Nội dung và ý nghĩa của nhóm tục ngữ về con người và xã hội.
- Kinh nghiệm ứng xử của con người trong cộng đồng. Đây là kinh nghiệm gúp con người ứng xử với nhau khôn ngoan, mềm dẻo, trọn nghĩa ven tình ; đồng thời giúp họ tuân theo đúng lề luật mà xã hội đặt ra. Ví dụ : Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau hoặc Chồng cô, vợ cậu, chồng dì – Trong ba người ấy chết thì không tang, ...
- Kinh nghiệm xem xét, đánh giá hình thức, phẩm chất, giá trị, lối sống của con người (kể cả của giai cấp thống trị). Ví dụ : Người sống đống vàng, Người ta là hoa đất hoặc Muốn nói gian, làm quan mà nói,...
- Kinh nghiệm xem xét, đánh giá các hiện tượng xã hội như hiện tượng giàu – nghèo, may - rủi, áp bức - bị áp bức, bất công – công bằng xã hội,... Ví dụ : Người thì mớ bảy mớ ba - Người thì áo rách như là áo tơi hoặc Ăn mày là ai, ăn mày là ta – Đói cơm, rách áo hoá ra ăn mày,...
3.3. Yếu tố nghệ thuật nổi bật của nhóm tục ngữ về con người và xã hội :
- Nhóm tục ngữ về con người và xã hội cơ bản vẫn sử dụng những phương tiện nghệ thuật chung của tục ngữ. Tuy nhiên, có một số yếu tố nổi bật. Ví dụ : Nó dùng kiểu so sánh : so sánh trực tiếp (với các từ so sánh : bằng, hơn, như, như là,...) và so sánh gián tiếp (ẩn dụ hoặc hoán dụ).
- Nhóm tục ngữ về con người và xã hội rất giàu hình ảnh sinh động. Có thể là hình ảnh phóng đại, đặc tả “một giọt máu đào, hơn ao nước lã” ; có thể là hình ảnh cụ thể, quen thuộc, gần gũi “lá lành đùm lá rách”,...
4. Bài tập:
Bài tập 1: Tại sao tục ngữ lại dễ thuộc, dễ nhớ? Tìm một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất ở quê em.
Bài tập 2: Cho câu tục ngữ:
 Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Câu tục ngữ trên đã sử dụng những phép tu từ nào?
Trên cơ sở các phép tu từ tìm được, hãy phân tích nghệ thuật của câu tục ngữ này.
Bài tập 3: Cho các câu tục ngữ sau:
Có công mài sắt có ngày nên kim
Lá lành đùm lá rách
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
Tìm ý nghĩa của mỗi câu tục ngữ
Bài học mà mỗi câu tục ngữ ấy đem lại?
 II. Ôn tập văn nghị luận
 1. Lí thuyết: 
- Nghị luận là bàn bạc, bàn luận.
- Trong đời sống , ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng : các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận , phát biểu ý kiến trên báo chí
- Văn nghị luận là văn viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn vậy, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. ( Văn nghị luận là loại văn dùng lí lẽ và dẫn chứng để bàn bạc, bàn luận một nhận thức, một quan điểm, một lập trường của mình trên cơ sở chân lí.)
- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa
- Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm , luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng , quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, được diễn đạt dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật , đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
- Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
- Lập luận là cách nêu các luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
2. Bài tập.
Bài tập 1. Cho văn bản sau đây.
 Một thời gian dài trong quá khứ, việc hái lộc xuân đã là một mĩ tục. Với ý nghĩa là hái lộc thánh ban cho – công việc được tiến hành một cách trang trọng, nhẹ nhàng. Khi còn nhỏ, hồi trên dưới mười tuổi, chúng ta đã từng theo cha, mẹ đi lễ ở đình, ở đền làng mình từ sáng mùng một Tết. các cụ dâng lễ, khấn vái thần thánh, cầu mong một năm mới tốt lành. Sau đó, ra vườn cây quanh đền, nhẹ nhàng bẻ một cành nhỏ gọi là “hái lộc”. Cành lá có ý nghĩa thiêng liêng này được trân trọng đem về nhà và cắm vào lọ lộc bình trên bàn thờ tổ tiên. Việc hái lộc thường dành riêng cho các bậc phụ lão, các bậc trung niên, những người dâng lễ. Vì vậy, không có cảnh tàn phá cây cối. Những năm gần đây, ta thường thấy thanh niên đi chơi xuân ra sức bẻ cành, tưởng rằng cành càng to, thì lộc càng lớn. Họ cầm cành cây phe phẩy, quăng quật chán chê, rồi vứt bừa bãi trên đường phố. Việc hái lộc trở thành một hành động xấu, tàn phá cây cối, làm mất mĩ quan, huỷ hoại môi trường. Việc hái lộc ngày xuân không còn ý nghĩa đẹp như ngày trước nữa. Ta nên bỏ tục hái lộc, để vừa giữ gìn cây xanh, cho môi trường trong sạch, vừa xây dựng phong cách đẹp của con người mới. Thay vào đó, ta nên tăng cường trồng thêm cây xanh  để tạo “lộc” cho mình. Hồ Chí Minh có câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây”. Câu này Quản Trọng (còn gọi là Quản Di Ngô) đã nêu kế sách :
 “Vì lợi ích một năm, không gì bằng trồng lúa
 Vì lợi ích mười năm, không gì bằng trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm, không gì bằng trồng người”. 
 Bác Hồ của chúng ta đã tiếp thu tinh hoa của cổ nhân, dạy nhân dân ta bài học ấy và Người đã phát động “Tết trồng cây”, còn duy trì mãi đến ngày nay. Phương Tây lại có câu : “Người nào trồng được một cây là đã sống không vô ích” cũng có cùng nội dung ấy. Ta nên thay đổi tập tục bẻ cành hái lộc bằng trồng cây gây lộc, như vậy thật hợp với hoàn cảnh mới”.
(Theo Đào Văn Phái, Báo Hà Nội mới, số 29, thàng 1-2003)
a) Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
 A. Biểu cảm C. Tự sự.
 B. Nghị Luận D. Miêu tả.
b) Tìm bố cục của văn bản trên. Nêu tiêu đề của các đoạn.
c) Tập đặt đầu đề cho văn bản. Đầu đề ấy có gọi là luận đề được không ?
d) Toàn văn bản có bao nhiêu luận điểm ? Mỗi luận điểm có các luận cứ cụ thể nào ?
Bài tập 2 : Cho đoạn văn nghị luận sau :
  Ngay từ cuối thế kỉ XIX, người ta đã sớm tưởng rằng với sự kì diệu của khoa học, con người sẽ biết được mọi thứ và sẽ trở thành chủ nhân ông thực sự của toàn vũ trụ. Một kỉ nguyên hoàn toàn mới của công nghiệp đã ra đời dựa trên các phát minh khoa học : động cơ đốt trong, đường sắt, điện. Nhưng những trái bom nguyên tử rơi xuống Hi-rô-xi-ma và Na-ga-xa-ki năm 1945 đã đánh dấu một cột mốc đen tối với chủ nghĩa lạc quan đó. Chúng ta đã thực sự trở thành chủ nhân ông của hành tinh, nhưng là chủ nhân ông của sự tàn phá - sử dụng các hạt của thế giới vi mô, chúng ta đã tạo được ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng thấy. Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến một xu thế chống đối lại khoa học. Xu thế này kết tội rằng : chúng ta đang lao xuống vực thẳm trong một tương lai chỉ toàn lặp lại những vấn nạn cố hữu của bệnh tật, đói nghèo và chiến tranh. Việc đốt nóng bầu khí quyển, vũ khí khoa học, nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân, các loại bệnh dịch, AIDS  tất cả đều là sản phẩm song hành của khoa học trên con đường phát triển”.
 (Theo Phạm Việt Hưng, Đi tìm một nền văn minh đích thực, Báo văn nghệ, số 44, 2002).
a) Chỉ ra câu chốt của đoạn văn nghị luận trên. Nêu gọn nội dung câu chốt. Đó có phải là một luận điểm không ?
b) Để làm rõ luận điểm trên, đoạn văn có bao nhiêu luận cứ ? Nhận xét về các luận cứ.
c) Lập luận trong đoạn theo hướng nào ? có thuyết phục bạn đọc không ? Riêng em có thú vị không ? Vì sao ?
Bài tập 3: Đọc văn bản sau :
 Học sinh chào, mỗi khi gặp thầy giáo, cô giáo là một hành vi văn hoá bình thường, cũng giống như lúc ta chào bất kì một ai đó. Nhưng rõ ràng đứng trước thầy giáo, cô giáo, ta chào là để biểu thị một thái độ kính trọng, lễ phép với một người trên, xét ở mọi góc độ (tuổi tác, học vấn, tư cách,). Chào thầy giáo, cô giáo còn là một biểu hiện tiếp nối truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc “tôn sư trọng đạo”. Chào thầy dạy ta, dĩ nhiên là ở nhiều nơi ta gặp, nhưng có tình huống chào thầy đặc biệt : đó là chào thầy trước giờ vào tiết học. Hầu như ở mọi lớp học hay giảng đường trên khắp thế giới, khi thầy giáo, cô giáo bước vào lớp, mọi thành viên trong lớp đều chào bằng hình thức đứng nghiêm, mắt nhìn thẳng, hướng về phía thầy. Người thầy cũng từ tốn đáp lại bằng cách đứng nghiêm trên bục, mắt hướng về học sinh, khẽ nghiêng mình, hoặc gật đầu, hoặc nở một nụ cười, rồi vẫy tay mời tất cả ngồi xuống (hoặc nói “Chào tất cả các em, mời các em ngồi”). Không khí lúc bấy giờ thật tĩnh lặng, trang nghiêm, xúc động. Dù trước đó, mọi người có ồn ào, bận bịu chuyện riêng đến mấy, cũng đều nghiêm túc xếp lại, để bắt tay vào giờ học. Ấy vậy mà nhiều học sinh bây giờ hình như quên hẳn 
điều đó. Hoặc có thể họ tự cho rằng đấy là một thủ tục hình thức, không cần hoặc làm chiếu lệ cũng được. Có trường hợp, khi thầy đã vào lớp, họ đang bận việc gì đấy nên ngại đứng dậy, cứ ngồi ì, hoặc nếu không bận thì họ cứ thản nhiên nói chuyện, thản nhiên nhìn thấy, liếc xung quanh, mặc ai chào thì chào. Cũng có khi học sinh không đứng lên hẳn, chỉ nhổm người lấy lệ. Còn có học sinh ngồi phía sau yên trí đã có bạn đứng che phía trước, nên cứ ung dung ngồi, cho rằng thầy, cô không nhìn thấy. Rất tiếc cho các bạn là mọi thầy cô giáo thường rất nhạy cảm, cho nên những trường hợp như thế cũng khó qua được cảm nhận của người thầy  Các bạn đừng cho việc này là vặt vãnh nhé. Người Việt Nam có câu : “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Đó là cách ứng xử văn hoá của bất kì một cuộc giao tiếp nào, chứ không chỉ nói ở nơi học đường. Trong các lớp ở mọi trường, thường có treo khẩu hiệu : “Tiên học lễ, hậu học văn”. Chào thầy giáo, cô giáo là một biểu hiện của khẩu hiệu treo trước mặt toàn lớp đấy ! Về chuyện chào, người ta kể rằng : Có một lần A. Đuy-ma – nhà văn người Pháp nổi tiếng – đang mải mê trên bàn viết, thì mấy người bạn của ông đến chơi. Ông định đứng dậy chào, thì các bạn ông (vì nể ông) liền xua tay tỏ vẻ thông cảm : “Ồ, anh cứ viết tiếp đi, kệ chúng tôi, đứng dậy làm gì !”. A. Đuy-ma liền trả lời, giọng dứt khoát: “Các vị sao lại thế ? Không phải tôi đứng lên, mà nền văn hoá của tôi đứng lên”.
(Theo TS. Phạm Văn Tình, Báo Khuyến học Dân trí, số 46).
a) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ? Nêu căn cứ chọn.
 A. Tự sự C. Biểu cảm
 B. Miêu tả D. Nghị luận
b) Tác giả đề xuất ý kiến gì. Đó gọi là luận đề được không (Nếu hiểu luận đề là vấn đề cÇn bàn luận) ? Hãy nêu luận đề trong một câu văn ngắn, gọn.
c) Để thuyết phục người đọc, tác giả đã nêu ra hệ thống như thế nào ? Có thể gọi đó là hệ thống luận điểm được không ?
d) Để phục vụ cho các luận điểm đã nêu trên, người viết đã có nhiều lí lẽ và dẫn chứng – đó là các luận cứ. Hãy chỉ ra các lí lẽ, dẫn chứng ấy.
e) Vấn đề văn bản trên nêu ra có nhằm trúng một vấn đề trong thực tế không ? Em có tán thành ý kiến của văn bản trên không ? Vì sao ? Hãy đặt đầu đề cho văn bản.
h) Em có thể tách văn bản thành các phần trong bố cục hợp lí như thế nào ? Nêu căn cứ tách.
Bài tập 4: Cho các văn bản sau :
Văn bản 1 :
Thích buộc nhiều thắt lưng
Cả đời không đi dép
Chổi múa dạo một vòng
Rác trong nhà biến sạch.
 (Phạm Hổ)
Văn bản 2 :
 Trà hoa nhài được nhiều người ưa dùng. Một gói trà hoa nhài biếu bố mẹ, người thân ; nếu tự tay bạn ướp lấy thì càng ý nghĩa. Bạn thử làm nhé. Lấy khoảng 300 gam hoa nhài tươi, phơi dưới nắng to cho khô. Lấy một nồi nhôm rửa sạch và lau thật khô. bỏ hoa nhài vào và đặt lên bếp lò than vừa tắt, lợi dụng phần nhiệt còn lại của bếp để sấy khô. Đồng thời bạn lấy một kg trà, đổ lên hoa nhài, rồi đậy kín vung lại để một đêm. Sáng hôm sau, bạn mở vung, trộn trà và hoa đã sấy khô cho thật đều, rồi đổ vào hộp đựng trà. Trà ướp hoa nhài đã hoàn thành, Với cách này, mùi vị và chất lượng của trà rất bảo đảm mà đơn giản, giá thành rẻ.
Văn bản 3 :
 Cún Hoa nghỉ học đã mấy hôm rồi. Thầy giáo nói Cún Hoa bị bệnh đường tiêu hoá. Hôm nay hết giờ học, Cún Mực xin phép mẹ sang nhà Cún Hoa thăm bạn. Vừa bước chân vào, Cún Mực đã nghe mẹ Cún Hoa than phiền :
- Cún Hoa không nghe lời cô gì cả, có bệnh mà không chịu uống thuốc, cứ kêu đắng. Cháu khuyên nó giúp cô với.
 Cún Mực liền lôi từ trong chiếc làn nhỏ mang theo một nải chuối và một túi lê, rồi bảo 
- Thế những thuốc này cậu có chịu không ?
 Cún Hoa ngạc nhiên :
- Sao hoa quả cậu lại gọi là thuốc ?
Cún Mực nhẹ nhàng giải thích :
- Chuối tiêu cũng rất tốt cho đường ruột. Còn ăn lê có thể giảm nóng trong người. Đó chính là những vị thuốc đấy. Mẹ tớ bảo mang sang để cậu ăn cho chóng khỏi bệnh.
Cún Hoa khoái quá cười toe toét :
- Cám ơn cậu, thuốc này thì tớ thích lắm !
 (Theo Hoạ Mi, số 1, 2003).
a) Ba văn bản trên, văn bản nào là ngị luận ? Nêu lí do.
b) Nêu nội dung của mỗi văn bản trong một nhan đề ngắn.
c) Đối tượng diễn tả của ba văn bản này là gì ?
d) Nêu hiểu biết của em về điều kiện để khẳng định một văn bản nghị luận.
Bài tập 5: Viết đoạn văn nghị luận từ 12 đến 15 câu bàn về luận đề : Nói chuyện riêng trong giờ học vừa vi phạm nội quy nhà trường, vừa thể hiện hành vi thiếu văn hoá (Dự kiến về các luận điểm em định sử dụng).
III. Ôn luyện Rót gän c©u
A. Lí thuyết:
1. C©u bÞ l­îc bá thµnh phÇn ®­îc gäi lµ c©u rót gän.
2. C©u rót gän cßn ®­îc dïng ®Ó ngô ý r»ng hµnh ®éng, tÝnh chÊt nªu trong c©u lµ cña chung mäi ng­êi.
3. Chó ý ®Õn c¸ch dïng c©u rót gän.
B. Luyện tập:
Bài tập 1 (SGK-Tr16)
Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn như thế để làm gì?
1. Người ta là hoa đất.
2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
3. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
4. Tấc đất tấc vàng.
Bµi tËp 2: Trong bài “Tham ăn” (Ngữ văn 7, tập 1) các câu sau được rút gọn thành phần nào?
Đây
Mỗi
Tiệt!
Bài tập 3: Viết đoạn văn ngắn về chủ đề mùa xuân có sử dụng câu rút gọn.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_7.docx