Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 8 - Bài 1: Ôn tập văn bản Nhớ rừng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thúy Nga

* Đặc điểm của thơ mới:

- Là phong trào thơ thuộc trào lưu vh lãng mạn được hình thành từ những năm 1930, phát triển rực rỡ vào những năm 1935 - 1939 và kết thúc vào những năm 1943 - 1945

- Thơ mới cái tôi là cảm hứng chủ đạo - tức là cá nhân tự ý thức bản ngã ddoif được khẳng định (Thể hiện ý thức về quyền sống, ý thức về bản năng cá nhân, thể hiện khát vọng yêu đương, k/v hạnh phúc) (Ng Hoành Khung)

+ T/y đất nước, yêu dân tộc

+ T/y thiên nhiên

+ Phủ nhận thực tại để tìm về với một thế giới tự do

+ Thể hiện t/y tha thiết c/s và quan tâm đến c/s con người

+ T/y đôi lứa

Trong thơ mới mở rộng tất cả các giác quan để đến với khung trời thơ tự do, cảm nhận hết mọi khía cạnh trong c/s, mọi đề tài

* Nghệ thuật

- Phá vỡ hệ thống ước lệ tượng trưng

 

doc6 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập môn Ngữ Văn Lớp 8 - Bài 1: Ôn tập văn bản Nhớ rừng - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thúy Nga, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THÁNG 3 - 2020
 CHUYÊN ĐỀ: ÔN TẬP THƠ MỚI
BÀI 1: ÔN TẬP VĂN BẢN NHỚ RỪNG
A. Kiến thức cơ bản cần nhớ
I. Tìm hiểu về phong trào thơ mới
 Theo từ điển văn học, đây là phong trào thơ có tính chất lãng mạn trong văn học hợp pháp Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
 - Thơ mới ra đời là do sự thôi thúc của 2 nhu cầu khẩn thiết của lớp thanh niên tiểu tư sản bấy giờ, nhu cầu khẳng định ''cái tôi'' và nhu cầu thoát li của ''cái tôi'' ấy.Phong trào thơ mới mở đầu bằng cuộc ttranh luận sôi nổi về''Thơ mới'',''thơ cũ''.Thơ mới toàn thắng không phải vì lí lẽ mà chủ yếu vì những sáng tác giàu sức truyền cảm của nhiều nhà thơ,trong đó có những tài năng: Lưu Trọng lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên, Nguyễn Nhược Pháp, Nhất là Thế Lữ.
- Trong những năm 1930-1945,thơ mới đã phát triển tới đỉnh cao và bắt đầu khủng hoảng. ''Cái tôi''không còn dè dặt nữa,nó phát biểu thẳng thắn, táo bạo những khát vọng hưởng thụ tình cảm, cảm giác ngày càng mãnh liệt. Đồng thơì nó thấm thía sự nhỏ bé cô đơn, tuyệt vọng của mình. Những đặc điểm đó nó tập trung nhất ở Xuân Diệu, Huy Cận
- Bên cạnh đó có xu hướng đi về đồng quê như Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ. Những bức tranh quê của họ thường u buồn, ngưng đọng, không thấy cuộc sống của người nông dân.
Chỉ trong hơn 10 năm, phong trào Thơ mới đã đi trọn con đường của nó. Thơ mới có những đóng góp có ý nghĩa vào sự phát triển của thơ ca Việt nam theo hướng hiện đại hoá. Nó sáng tạo ra một hình thức mới, được thơ ca Cách mạng kế thừa và phát huy theo hướng tích cực.
* Đặc điểm của thơ mới: 
- Là phong trào thơ thuộc trào lưu vh lãng mạn được hình thành từ những năm 1930, phát triển rực rỡ vào những năm 1935 - 1939 và kết thúc vào những năm 1943 - 1945
- Thơ mới cái tôi là cảm hứng chủ đạo - tức là cá nhân tự ý thức bản ngã ddoif được khẳng định (Thể hiện ý thức về quyền sống, ý thức về bản năng cá nhân, thể hiện khát vọng yêu đương, k/v hạnh phúc) (Ng Hoành Khung)
+ T/y đất nước, yêu dân tộc
+ T/y thiên nhiên
+ Phủ nhận thực tại để tìm về với một thế giới tự do
+ Thể hiện t/y tha thiết c/s và quan tâm đến c/s con người
+ T/y đôi lứa
Trong thơ mới mở rộng tất cả các giác quan để đến với khung trời thơ tự do, cảm nhận hết mọi khía cạnh trong c/s, mọi đề tài
* Nghệ thuật
- Phá vỡ hệ thống ước lệ tượng trưng
- Cách diễn đạt phong phú với thể thơ tự do có khả năng biểu đạt sự mới mẻ, tinh vi, phong phú đối với con người và tạo vật
- Ngôn ngữ thuần việt vận dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân
Tóm lại thơ lãng mạn là thơ của tâm hồn, một tâm hồn đã giải phóng khỏi mọi quy phạm giáo huấn rất đỗi thành thực mà không cần một ước lệ nào. Đồng thời thơ lãng mạn là thơ lấy tâm hồn mình làm trung tâm,không chấp nhận cõi thực tầm thường, bằng phẳng, nhạt nhẽo, vô cảm, nhằm mục đích tự khẳng định chất người của mình, sự tự do tâm hồn của mình.
II. Văn bản Nhớ rừng
1.Tác giả: 
- Thế Lữ (1907- 1989 ) quê Bắc Ninh. Là người hai lần tiên phong trong văn học Việt Nam: Người mở đầu cho sự toàn thắng của phong trào thơ mới và người xây dựng nền móng cho nền kịch nói nước nhà.
- Vai trò của Thế Lữ với thơ mới được Hoài Thanh nhận xét:''Độ ấy thơ mới vừa ra đời. Thế lữ như vừng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam"
2. Bài thơ “Nhớ rừng”
- Nhớ rừng được coi là tác phẩm tiêu biểu nhất của Thế Lữ. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, nhà thơ đã diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại giả dối, tầm thường, chật hẹp và niềm khát khao tự do mãnh liệt. Bài thơ hấp dẫn người đọc bằng cảm xúc lãng mạn tràn đầy, bằng sự hoà điệu giữa thơ, nhạc, hoạ. Thông qua tâm sự của chúa sơn lâm, tác giả khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước lúc bấy giờ.
* Tâm trạng của con Hổ được thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau
Đoạn I: + Động từ "Gậm" cách xưng hô "ta"
 + Gọi lũ người kia, bọn gấu giở hơi, cặp báo vô tư lự
-> Coi thường, khinh miệt, giễu cợt
Nỗi nhục nhã, cay đắng ê chề khi mình bị xem ngang hàng với một lũ hèn kém. Đó cũng chính là tâm trạng ngột ngạt, đau đớn như tích tụ thành hình khối không thể giải tỏa được 
-> Bất lực trước sự tù hãm về tâm hồn.
Đoạn II: Đắm mình, say sưa thả hồn về quá khứ
+ Cảnh núi rừng hùng vĩ, hoang vu, dữ dội, bí hiểm, hiện lên trong dòng hoài niệm của chúa sợn lâm
Trên cái nền hoành táng của núi rừng đại ngàn, hình ảnh con mảnh thú hiện lên thật tuyệt đẹp, t/g sủ dụng ngôn ngữ giàu chất tạo hình với những động từ mạnh: bước, lượn, vờn, mắt thần đã quắc.
-> Một tư thế oai phong lẫm liệt, mang dáng dấp của một vị chúa tể rùng xanh với một sức mạnh phi thường tuyệt đối.
Đoạn III: Đoạn thơ với 4 bức tranh chính là 4 nỗi hoài niệm đầy tiếc nuối, uất hận đồng thời là 4 câu hỏi khắc khoải, day dứt, cay đắng của con hổ
+ Đêm vàng
+ Ngày mưa => Bức tranh tứ bình hoành tráng
+ Bình minh
+ Hoàng hôn
Bức tranh thứ 1: Với gam màu vàng lóng lánh của ánh trăng bên suois vàng. mà ở đó chúa sơn lâm hiện ra như một thi sĩ của chốn rùng lâm truyền với củ chỉ say mồi ngồi uống ánh trăng tan thơ mộng.
Bức tranh thứ 2: Đêm vàng đã nhường chổ cho ngaỳ mưa, gam màu vàng đẫ chuyển qua gam màu xám bạc điểm ánh tươi xanh, chúa sơn lâm hiện ra như một minh đế trước giang sơn của mình đanh phóng tầm mắt ao quát toàn cảnh vương quốc dâng thay da đổi thịt "Ta lặng ....." trong tue thế tranh nghiêm ưu tư, đầy kiêu hãnh
Bức tranh thứ 3: Chiều mưa đã chuyển sanh cảnh bình minh trong gam màu thắm nắng, chúa sơn lâm hiện ra trong dáng điệu vương giả của một đấng quân vương ưỡn mình trong trễ tràng trong giấc ngủ, trong tiếng hát của những cung nữ khi đã vào một ngày mới
Bức tranh cuối cùng ấn tượng hơn cả bởi giọng điệu không còn thở than mà trở thành chất vấn đầy giận giữ. Toàn cảnh bức tranh là một màu máu lênh láng, giữ dội. Đó chính là máu của ánh mặt trời đang bao trùm cả không gian khi sắp tắt mà dưới cái nhìn kiêu bạc của con hổ ánh tà dương đang hấp hối. Mặt tròi lúc này không còn là một khối cầu lửa vô tri, vô giác nữa mà trở thành một con thú dưới cái nhìn của con hổ. Với chữ mảnh , mặt trời cũng trở nên nhỏ bé, tầm thường và lúc này Thế Lữ đẫ nâng con mãnh thú ngang tầm vóc vũ trụ. Câu cuối " Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" đã thể hiện được tư thế ngạo nghễ, siêu phàm. cái bóng của con hổ đẫ trùm kín vũ trụ. 
Bốn bức tranh là bộ tứ bình mà ở đó ngôn ngữ bật sáng hết hình và lời thơ ngân hết nhạc.
Say sưa trong hoài vọng về quá khứ con hổ giật mình trỏ về với thực tại và buông tiếng thở dài não nề, bất lực: Than ôi! ......
- Đoạn IV: Đối lập với khung cảnh vườn đại ngàn, khung cảnh vườn bách thú hiện ra giả dối tầm thường, trơ trẽn đến mức lố bịch, nhịp thoe ngắn, dồn dập với những hình ảnh giàu chất gợi cảm t/g đẫ lột tả đến tột cùng c/s tù hãm, ngột ngạt đối lập thảm hại với cảnh rừng đại ngàn. Câu chữ cứ lung linh tỏa sáng mà không cầu kì, gọt giũa, sắp đặt nhưng mang ý tưởng độc đáo sâu xa.
- Khép lại bài thơ là một tiếng ngân, một nỗi niềm hoài niêm: Hỡi cánh rừng...
Có thể nói các cung bậc cũng chính là tâm sự khát khao cháy bỏng của thi nhân, một lớp người không bao giờ chịu bằng lòng với cuộc sống thực tại, là khát khao cháy bỏng được vươn tới cái đẹp, cái cao cả
Không chỉ có vậy, nhớ rùng còn là vẽ đẹp của một tâm hồn lãng mạn - một bi kịc đắng cay của nhân vật trữ tình mà vẫn sục sôi những khát khao, nỗi niềm. Nó khơi gợi, thức tỉnh ý thức cá nhân của một thời đại với những khát vọng cao đẹp, k/v vươn tới tự do, vươn tới cái đẹp, cái cao cả.
* Nghệ thuật Đối lập tương phản
- Cảnh vườn bách thú >< cảnh vườn đại ngàn
- Hình ảnh con thú: Quá khứ >< hiện tại
- Tâm trạng: Hiện tại >< Quá khứ
III. Luyện đề: 
Phân tích tâm trạng con hổ trong bài thơ "Nhớ rừng" của nhà thơ Thế Lữ.
 * GỢI Ý
Mở bài: Giới thiệu bài thơ và hình tượng con hổ.
Thân bài: 
* Tâm trạng con hổ trong cảnh giam cầm ở vườn bách thú:
- Niềm căm uất "gậm một khối căm hờn trong củi sắt "và nỗi ngao ngán" nằm dài trông ngày tháng dần qu " (đoạn )
- Tâm trạng chán chường và thái độ kinh miệt trước sự tầm thường, giã dối ở vườn bách thú. (đoạn 4)
* Nỗi nhớ rừng da diết không nguôi của con hổ ( đoạn 2,3,5 )
- Con hổ nhớ cảnh nước non hùng vĩ với tất cả những gì lớn lao, dữ dội, phi thường.
- Con hổ nhớ tiếc về một "thủa tung hoành hống hách những ngày xưa " đầy tự do và uy quyền của chúa sơn lâm.
Kết bài:
- Tâm trạng con hổ là một ẩn dụ thể hiện một cách kín đáo tâm trạng của tác giả, cũng là tâm sự yêu nước của những người dân Việt nam thuở ấy: họ chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường của thực tại nô lệ và khao khát tự do.
- Tâm trạng ấy đã làm nên sức sống lâu bền của bài thơ.
BÀI 2: ÔN TẬP VĂN BẢN ÔNG ĐỒ
A. Kiến thức cơ bản cần nhớ
1. Tác giả: 
Vũ Đình Liên (1913-1996) là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
“Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Đình Liên
2. Tác phẩm 
a. Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập: Thi nhân Việt Nam 
b. Giá trị về nội dung 
 - Tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ, người xưa.
c. Giá trị về nghệ thuật 
 - Bình dị, cô đọng, hàm súc. Đối lập, tương phản; hình ảnh thơ nhiều sức gợi , câu hỏi tu từ, tả cảnh ngụ tình...
d. Ý nghĩa văn bản:
 Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.
II. Luyện tập 
 1. Dạng đề 2, 3 điểm 
 Câu 1: Đọc thuộc lòng bài thơ 
 Câu 2: Phân tích biện pháp nghệ thuật tu từ sử dụng trong câu thơ sau 
	 Giấy đỏ buồn không thắm 
 Mực đọng trong nghiên sầu
Gợi ý: - Nhân hóa: buồn, sầu
 2. Dạng đề 5, 7 điểm 
Đề bài: Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên. 
 Hướng dẫn làm bài
 Hình ảnh ông đồ được khắc họa trong mốc thời gian mùa xuân, đều gắn liền với mực tàu, giấy đỏ nhưng ở hai cảnh ngộ khác nhau. 
 Hình ảnh ông đồ ở thời vàng son:                              
  Mỗi năm hoa đào nở                               
  Lại thấy ông đồ già                                
  Bày mực tàu, giấy đỏ                                 
 Bên phố đông người quạ  
 + Ông đồ là người thuộc tầng lớp trí thức Hán học trong xã hội xưa, ông là người dạy học (dạy chữ Nho). Ông được cả xã hội tôn vinh, là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc khi nền Hán học và chữ Nho đang thịnh hành. Theo phong tục, khi Tết đến người ta tìm đến ông đồ để sắm câu đối hoặc chữ Nho trang trí nhà cửa và cầu mong những điều tốt lành. 
+ Vào thời điểm hoa đào nở “lại thấy” ông đồ cùng mực tàu, giấy đỏ. Nhịp điệu thơ sôi nổi, náo nức diễn tả sự xuất hiện của ông đồ già vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Hình ảnh ông đồ trở nên quen thuộc, gần gũi với tất cả mọi người cũng như phong tục văn hóa xin chữ lâu đời của người Việt Nam.                            Bao nhiêu người thuê viết                                
 Tấm tắc ngợi khen tài                                
 Hoa tay thảo những nét                               
 Như phượng múa, rồng baỵ  
 + Tài hoa của ông đồ được thể hiện: hoa tay thảo những nét - như phượng múa rồng hay. Tài năng của ông được mọi người hết lời khen ngợi: bao nhiêu người - tấm tắc ngợi khen tài. + Như vậy, ông đồ là người được mọi người kính trọng, kính nể, là trung tâm chú ý của mọi người qua đường. 
 - Hình ảnh ông đồ ở thời tàn phai:                              
  Nhưng mỗi năm, mỗi vắng                               
  Người thuê viết nay đâu?                             
   Giấy đỏ buồn không thắm                               
  Mực đọng trong nghiên sầụ 
 + Mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu giọng thơ lắng xuống, điệp từ mỗi gợi sự xa vắng, thưa thớt dần - hình ảnh ông đồ xa vắng dần với mọi người và người yêu mến ông cũng thưa dần đi. Phép nhân hóa giấy đỏ buồn, mực sầu diễn tả hình ảnh giấy mực cũng thấm đẫm nỗi buồn thương, ảm đạm của chủ. Ông đồ vẫn ngồi đó, đường phố vẫn đông nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông, cuộc đời đã khác, đã lãng quên ông. Hình ảnh ông lạc lõng, lẻ loi. Nỗi buồn, nỗi sầu của ông đồ như bao trùm cảnh vật xung quanh ông, thấm đẫm không gian đất trời. Giọng thơ lắng đọng, buồn thương man mác. 
 + Như vậy, ông đồ không còn được coi trọng, vị thế của ông đã khác. - Sự đối lập giữa hai hình ảnh ông đồ thời vàng son và thời tàn phai thể hiện sự tàn lụi của một nền học thuật, của một truyền thông văn hóa.                               
  Ông đồ vẫn ngồi đấy                                 
 Qua đường không ai hay                              
   Lá vàng rơi trên giấy                               
 Ngoài trời mưa bụi baỵ  
 + Nền học thuật xưa coi trọng chữ Hán, người dân có truyền thống xin chữ cầu may vào những dịp đầu năm. Hoa đào nở - mực tàu - giấy đỏ cùng hình ảnh ông đồ già gợi không khí của văn hóa, không khí của cái đẹp. Thêm vào đó là hình ảnh đông vui, tấp nập của người qua đường tới thuê viết chữ, xem chữ, ngợi khen ông đồ. Nhưng truyền thống văn hóa tốt đẹp đó đang dần tàn lụi bởi mỗi năm mỗi vắng, những người thuê viết nay không còn tới. Bởi thế, vẫn là không khí văn hóa của cái đẹp (hoa đào nở - mực tàu - giấy đỏ - ông đồ) nhưng tất cả đã mang một sắc thái khác: giấy buồn, mực sầu, ông đồ ngồi bên đường mà không ai hay, quang cảnh xung quanh cũng gợi sự tàn lụi, buồn với những hình ảnh lá vàng, mưa bụi.                                
 Năm nay đào lại nở                              
    Không thấy ông đồ xưa                                 
 Những người muôn năm cũ                                
  Hồn ở đâu bây giờ? 
 + Khổ thơ cuối, hoa đào vẫn nở nhưng hình ảnh ông đồ đã biến mất gợi lên một nỗi buồn, một niềm trắc ẩn sâu xa cho những người đã trở thành cũ kĩ trước năm tháng và bị thời thế khước từ. Đó là sự biến mất không chỉ của một người (ông đồ) mà còn là cả một thế hệ (những người yêu và tôn thờ cái đẹp) trong xã hội đương thời. 
 - Khắc họa hình ảnh ông đồ, bài thơ toát lên niềm cảm thương sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa của nhà thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh ông đồ già, kết thúc bài thơ không thấy ông đồ. Kết cấu “đầu cuổì tương ứng” và tứ thơ “cảnh cũ người đâu” đã thể hiện thành công niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ khi vắng bóng ông đồ. Đó là niềm cảm thương chân thành trước số phận, tình cảm của những ông đồ đang tàn tạ khi thời thế đổi thay. Đồng thời nhà thơ thể hiện tâm trạng, nhớ nhung tiếc nuối cảnh cũ người xưa nay đã vắng bóng. Tâm trạng này thể hiện một tinh thần nhân văn và một tinh thần dân tộc cao đẹp (tiếc nuối phong tục văn hóa truyền thống đã tàn phai

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_8_bai_1_on_tap_van_ban_nho_r.doc