Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 8 nghỉ phòng dịch Covid 19 (Lần 1)
- Gồm 3 quá trình :
+ Quá trình lọc máu ở cầu thận -> tạo ra nước tiểu đầu.
+ Quá trình hấp thụ lại các chât cần thiết ở ống thận
+ Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận
⇒ Tạo thành nước tiểu chính thức.
* Nước tiểu đầu và máu khác nhau như sau:
- Nước tiểu đầu: được tạo thành ở cầu thận. Ở đây có quá trình lọc máu để tạo thành nước tiểu đầu.Vì vậy, ở nước tiểu đầu không có các tế bào máu và prôtêin.
- Máu: có chứa các tế bào máu và prôtêin.
NỘI DUNG HƯỚNG DẪN, TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HỌC TẬP TẠI NHÀ TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC ĐỂ PHÒNG DỊCH BỆNH COVID 19 MÔN: SINH HỌC 8 LẦN 1 A. KIẾN THỨC CƠ BẢN: Trao đổi chất và năng lượng: I. Thân nhiệt - Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. Có thể đo thân nhiệt bằng nhiệt kế. - Ở người bình thường, nhiệt độ cơ thể luôn ổn định ở mức 37oC và không dao động quá 0,5oC. - Quá trình chuyển hoá năng lượng trong tế bào sản sinh ra nhiệt, nhiệt được toả ra môi trường qua da, qua hô hấp và bài tiết. ⇒ Vì vậy, đảm bảo thân nhiệt ổn định chính là tạo ra sự cân bằng giữa quá trình sinh nhiột và quá trình toả nhiệt. II. Điều hòa thân nhiệt 1. Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt: - Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra thường xuyên được máu phân phối khắp cơ thể và toả ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định. - Da là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt: + Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể. + Khi trời rét, mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co để giảm sự toả nhiệt. Ngoài ra, khi trời quá lạnh, còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để sinh nhiệt. 2. Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt - Hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong điều hòa thân nhiệt vì điều hòa dị hóa ở tế bào tức điều hòa sự sinh nhiệt, điều hòa co dãn mạch máu dưới da, điều khiển tăng giảm tiết mồ hôi, co duỗi chân lông, từ đó điều tiết sự tỏa nhiệt. III. Phương pháp phòng chống nóng lạnh - Khi đi nắng cần đội mũ, nón - Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc khi đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh. - Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió - Rèn luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể - Trồng cây xanh tạo bong mát ở trường học và khu dân cư IV. Vitamin - Vitamin là hợp chất hoá học đơn giản, là thành phần cấu trúc của nhiều enzim trong cơ thể. + Vitamin có nhiều trong rau, quả, thịt, + Cơ thể người và động vật không thể tự tổng hợp mà phải lấy từ thức ăn. - Vai trò: + Đảm bảo các hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể. + Cần phối hợp cân đối các loại thức ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể. + Thiếu vitamin dẫn tới rối loạn trong hoạt động sinh lí của cơ thể. + Nếu lạm dụng gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như tiêm nhiều vitamin D sẽ dẫn tới hiện tượng hóa canxi của mô mềm dẫn đến tử vong. ⇒ Nếu thiếu vitanmin D trẻ nhỏ sẽ mắc bệnh còi xương => cần bổ sung đầy đủ. V. Muối khoáng - Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào, đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương của tế bào, tham gia vào thành phần cấu tạo của nhiều enzim đảm bảo qúa trình trao đổi chất và năng lượng. VI. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể - Ăn uồng không đầy đủ -> Tình trạng suy dinh dưỡng nặng -> VN cố gắng phấn đấu giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em mỗi năm. - Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, hoạt dạng động, trạng thái cơ thể. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN, TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HỌC TẬP TẠI NHÀ TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC ĐỂ PHÒNG DỊCH BỆNH COVID 19 MÔN: SINH HỌC 8 LẦN 2 VII. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn - Do tỉ lệ các chất hữu cơ có trong thực phẩm không giống nhau, tỉ lệ các loại vitamin ở những thực phẩm khác nhau cũng khác nhau, nên cần có sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể. - Mặt khác, sự phối hợp các loại thức ãn trong bữa ăn còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. Do đó, sự hấp thụ thức ăn của cơ thể cũng tốt hơn. VIII. Khẩu phần ăn và nguyên tắc lập khẩu phần ăn - Khẩu phần cho các đối tượng khác nhau không giống nhau và ngay với một người, trong những giai doạn khác nhau cũng khác nhau, vì nhu cầu năng lượng và nhu cầu dinh dưỡng ở những thời điểm khác nhau không giống nhau - Những nguyên tấc lập khẩu phần: + Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. + Đảm bào cân đôi các thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. + Đảm bào cung cấp dủ năng lượng, vitamin, muối khoáng và cân đối về thành phần các chất hữu cơ. Bài tiết I. Bài tiết - Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất cặn bã, chất độc hại và chất thừa ra môi trường ngoài cơ thể. - Bài tiết làm cho môi trường trong cơ thể được ổn định, không bị nhiễm độc. - Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ chính các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể (CO2, nước tiểu, mồ hôi,...), hoặc từ hoạt động tiêu hoá đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng (các chất thuốc, các ion, côlestêrôn,..) II. Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu: - Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái và ống đái. + Thận gồm 2 quả: mỗi quả gồm phần vỏ với các đơn vị chức năng; phần tủy; cùng các ống góp, bể thận. + Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận. ⇒ Chức năng để lọc máu và tạo thành nước tiểu. I. Tạo thành nước tiểu - Gồm 3 quá trình : + Quá trình lọc máu ở cầu thận -> tạo ra nước tiểu đầu. + Quá trình hấp thụ lại các chât cần thiết ở ống thận + Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận ⇒ Tạo thành nước tiểu chính thức. * Nước tiểu đầu và máu khác nhau như sau: - Nước tiểu đầu: được tạo thành ở cầu thận. Ở đây có quá trình lọc máu để tạo thành nước tiểu đầu.Vì vậy, ở nước tiểu đầu không có các tế bào máu và prôtêin. - Máu: có chứa các tế bào máu và prôtêin. Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức Nồng dộ các chất hoà tan loãng hơn Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc hơn Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc hơn Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng Gần như không còn chứa chất dinh dưỡng II. Thải nước tiểu - Nước tiểu chính thức -> Bể thận -> Ống dẫn nước tiểu -> Tích trữ ở bóng đái -> Thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN, TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HỌC TẬP TẠI NHÀ TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC ĐỂ PHÒNG DỊCH BỆNH COVID 19 MÔN: SINH HỌC 8 LẦN 3 III. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu. * Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ như sau: - Quá trình lọc máu bị trì trộ -> Các chất cặn bã và các chất độc hại tích tụ trong máu -» Biểu hiện sớm nhất là cơ thể bị phù, tiếp theo là suy thận toàn bộ dẫn tới hôn mê và chết. * Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả —> Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết và bài tiết các chất độc căn bã độc hại bị giảm -> Môi trường trong bị biến đổi —> Trao đổi chất bị rối loạn —> Ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ. - Khi các tế bào ống thận bị tổn thương có thể làm tắc ống thận hay nước tiểu trong ống có thể hoà thẳng vào máu -> Gây đầu độc cơ thể với những biểu hiện tương tự trường hợp suy thận. * Khi đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn bởi sỏi, gây tình trạng bí tiểu hay không đi tiểu được - Người bệnh đau dữ dội và có thể kèm theo sốt - Nếu không được cấp cứu kịp thời cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. IV. Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu: Da I. Cấu tạo của da *Da gồm: Lớp biểu bì : + Tầng sừng (1) + Tầng tế bào sống (2) Lớp bì : + Thụ quan (3) + Tuyến nhờn (4) + Cơ co chân lông (5) + Lông và bao lông (6) + Tuyến mồ hôi (7) + Dây thần kinh (8) Lớp mỡ dưới da : + Lớp mỡ (9) + Mạch máu (10) II. Chức năng - Bảo vệ cơ thể - Điều hòa thân nhiệt - Cảm giác - Bài tiết - Dự trữ năng lượng - Cách nhiệt - Tạo nên vẻ đẹp con người B. BÀI TẬP Trao đổi chất và năng lượng: 1. Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp : trời nóng, trời oi bức và trời rét. 2. Hãy giải thích các câu: - "Trời nóng chóng khát, trời rét chóng đói". - "Rét run cầm cập". 3. Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày em cần phải chú ý những điểm gì ? 4. Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai ? 5. Vì sao nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy người? Cho một vài ví dụ cụ thể 6. Thế nào là bữa ăn hợp lí, có chất lượng? Cần làm gì để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình? Bài tiết 1. Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ? 2. Thành phần nước tiểu đầu khác với máu, khác với nước tiểu chính thức ở chỗ nào ? 3. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì? 4. Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào đến sức khỏe ? 5. Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến hậu quả như thế nào tới sức khỏe ? 6.Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi có thể ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe? 7. Thử đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học cho bản thân em để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu. Da 1. Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo. Điều đó giúp cho ta giải thích như thế nào về thành phần lớp ngoài cùng của da? 2. Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không thấm nước? 3.Da ta có phản ứng như nào khi trời quá nóng hoặc quá lạnh? 4.Lớp mỡ dưới da có vai trò gì? 5.Tóc và lông mày có tác dụng gì? 6. Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không ?Vì sao? Giáo viên bộ môn Nguyễn Quốc Thắng
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_8_nghi_phong_dich_covid_19.docx