Đề cương ôn tập môn Tin học Lớp 11 - Chương V: Tệp và Thao tác với tệp
010.15.2. Giả sử Fi là tệp văn bản; câu lệnh write(Fi, n, i); có chức năng:
A. Ghi giá trị của n, i vào tệp Fi
B. Xuất giá trị Fi, n, i ra màn hình
C. Đọc giá trị của n, i từ bàn phím
D. Nhập giá trị Fi, n, i từ bàn phím.
11.15.3. Viết chương trình ghi vào tệp SONGUYEN.DAT các số từ 1 đến 100.
12.15.3. Viết chương trình ghi vào tệp TONG.DAT gồm 3 dòng:
- Dòng 1: số nguyên dương N (N<=100)
- Dòng 2: n số nguyên nhập từ bàn phím
- Dòng 3: tổng của các số nguyên đó
Trường THPT Đức Trọng Tổ: Sinh – Tin CHƯƠNG V. TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP A – TÓM TẮT LÝ THUYẾT Khái niệm về kiểu tệp: - Là kiểu dữ liệu có số phần tử không xác định, dùng để lưu trữ lượng thông tin lớn, lâu dài trên bộ nhớ ngoài. Phân loại tệp - Xét về cách tổ chức dữ liệu có 2 loại tệp: tệp văn bản và tệp có cấu trúc. - Xét về cách thức truy cập có 2 loại: tệp truy cập tuần tự và tệp truy cập trực tiếp. Các thao tác với tệp - Có 2 thao tác cơ bản với tệp là ghi dữ liệu vào tệp và đọc dữ liệu từ tệp. Trong NNLT Pascal khi làm việc với tệp văn bản, ta thực hiện các công việc sau: a) Khai báo: Var : Text; b) Thao tác với tệp Ghi dữ liệu vào tệp Đọc dữ liệu từ tệp Gắn tên tệp Assign(, ); Mở tệp để ghi Rewrite(); Ghi dữ liệu vào tệp Write/ writeln(, <danh sách kết Gắn tên tệp Assign(, ); Mở tệp để đọc Reset(); Ghi dữ liệu vào tệp Read /readln(, <danh sách quả>); Đóng tệp Close(); biến>); Đóng tệp Close(); c) Một số hàm thường dùng: - Hàm EOF (F): trả về True nếu con trỏ đang ở cuối file F; - Hàm EOLN (F): trả về True nếu con trỏ đang ở cuối dòng; B - HƯỚNG DẪN, GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SGK 1. Nêu một số trường hợp cần phải dùng tệp. - Khi ta lưu một lượng thông tin lớn, lâu dài; - Khi muốn lưu trữ dữ liệu được nhập vào từ bàn phím để dùng lại nhiều lần. 2. Trong sơ đồ thao tác với tệp, khi cần nhập dữ liệu vào tệp phải dùng những thao tác nào? - Dùng 4 thao tác: Gắn tên tệp, mở tệp để ghi, ghi dữ liệu vào tệp, đóng tệp. 3. Tại sao cần phải có câu lệnh mở tệp trước khi đọc/ ghi tệp? Trước khi sử dụng tệp cần phải mở tệp để trình dịch biết mục đích mở tệp để đọc hay ghi, đồng thời đặt con trỏ vào vị trí thích hợp. 4. Tại sao phải dùng câu lệnh đóng tệp sau khi đã kết thúc ghi dữ liệu vào tệp? Vì trước khi dữ liệu được thực sự ghi vào tệp, nó được ghi vào bộ nhớ đệm. Mỗi khi bộ nhớ đệm đầy hoặc khi có yêu cầu đóng tệp thì dữ liệu trên bộ nhớ đệm mới được chuyển và ghi vào tệp. C – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 001.14.1. Hãy nêu vai trò của kiểu tệp? 002.14.1. Có những lọai tệp nào? Các tệp đó khác nhau như thế nào? 003.14.1. Các thao tác cơ bản với tệp là gì ? 004.14.1. Khai báo biếp tệp văn bản nào sau đây là đúng? a. Var : text; b. Var : File of Text; c. Var : File of string; d. Var : string; 005.15.1. Hãy ghi cú pháp của các thủ tục ghi dữ liệu vào tệp và đọc dữ liệu từ tệp. 006.15.2. Hãy nêu sự khác nhau giữa ghi dữ liệu ra màn hình và ghi dữ liệu vào tệp. 007.15.2. Cho biết trong tệp SN.DAT chứa nội dung gì? Var F: Text; i: byte; Begin Assign(F,’SN.DAT’); Rewrite(F); For i:=1 to 100 do If i mod 5=0 then Write(F, i: 5); Close(f); End. 008.15.2. Chọn các lệnh tích hợp điền vào chỗ trống từ câu (1) đến câu (4) để trở thành chương trình hòan chỉnh sau: Var F1, F2:___(1)____ A: Integer; T: real; Begin Assign(F1,’C:\data.dat’); T:=0; ___(2)____ While not EOF(F1) do Begin ____(3)____ If A>0 then T:=T+A; End; ______(4)______ Write(‘tong cua cac so duong la’, T:6:2); Readln End. Câu 1: A: Test; B. Text; C. Byte; D. Integer; Câu 2: A: reset(F1); B. Rewrite(F1); C. Read(F1); D. write(F1,a); Câu 3: A: writeln(F1,A); B. Write(F1,A); C. Read(F1); D. Read(F1,a); Câu 4: A: Close; B. Close(F1); C. Cloes(F2); D. Close(); 009.15.2 Cho biết chương trình sau dùng để làm gì? Var F: Text; i: char; Begin Assign(F,’KT.DAT’); Rewrite(F); For i:=’a’ to ‘z’ do write(F,i:5); Close(F); End. A. Xuất ra màn hình các kí tự từ a đến z B. Ghi vào tệp F1 các kí tự từ a đến z C. Ghi vao tệp KT.Dat các kí tự từ a đến z D. Đọc từ tệp F các kí tự từ a đến z 010.15.2. Giả sử Fi là tệp văn bản; câu lệnh write(Fi, n, i); có chức năng: A. Ghi giá trị của n, i vào tệp Fi B. Xuất giá trị Fi, n, i ra màn hình C. Đọc giá trị của n, i từ bàn phím D. Nhập giá trị Fi, n, i từ bàn phím. 11.15.3. Viết chương trình ghi vào tệp SONGUYEN.DAT các số từ 1 đến 100. 12.15.3. Viết chương trình ghi vào tệp TONG.DAT gồm 3 dòng: - Dòng 1: số nguyên dương N (N<=100) - Dòng 2: n số nguyên nhập từ bàn phím - Dòng 3: tổng của các số nguyên đó. 13.15.3. Cho tập tin SONGUYEN.DAT gồm các số nguyên. Hãy tạo tập tin SOCHAN.DAT (g ) gồm các phần tử là số chẵn của tập tin f và tập tin SOLE.DAT (h) gồm tất cả các phần tử là các số lẻ của F. 15.15.3. Ghi vào tệp FIBO.DAT nội dung sau: - Dòng 1: số nguyên n - Dòng 2: n số đầu tiên trong dãy Fibonacci 16.15.3. Ghi vào tệp TAMGIAC.DAT nội dung sau: - 3 dòng đầu tiên ghi toạ độ 3 điểm A, B, C - Dòng 4: Cho biết A, B, C có là 3 đỉnh của một tam giác hay không? - Dòng 5: Nếu là 3 đỉnh của một tam giác thì cho biết là tam giác gì? CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG V 17.15.1.F là biến tệp văn bản đại diện cho tệp có tên là dulieu.dat. Khai báo nào trong các câu sau là đúng: (A) Var F: text; (B) Var dulieu.dat: Text; (C) Var F, dulieu.dat: Text; (D) Var F: File of Text; 18.15.1.Muốn gắn tên tệp dulieu.dat cho biến F. Ta dùng thủ tục: (A) Assign(F, dulieu.dat); (B) Assign(dulieu.dat, F); (C) F:=’dulieu.dat’; (D) Assign(F, ‘dulieu.dat’); 19.15.1 . Muốn ghi dữ liệp vào tệp, ta sử dụng lần lượt các thủ tục: (A) Assign; Rewrite; write; Close; (B) Assign; Reset; write; Close; (C) Assign; Rewrite; Read; Close; (D) Assign; Reset; Read; Close; 20.15.2. Cho biết ý nghĩa của các chương trình sau: Program vidu1; Uses crt; Var F: Text; i, a, S: byte; Begin Assign(F,’D:\Vidu.dat’); Rewrite(F); S:=0; For i:=1 to 10 do Begin Write(‘nhap so thu’,i); Readln(a); S:=S+a; End; Write(F, S); Close(F); Readln End. Program vidu2; Uses crt; Var F: Text; x, y: byte; Begin Assign(F,’D:\baitap.dat’); Reset(F); While not(EOF(F)) do Begin Readln(f, x,y); Write(x+y); End; Close(F); Readln End. a) b) 21.15.3. Ghi vào tệp TRAI.TXT ở đĩa C gồm n trại, mỗi trại chứa một tọa độ (x, y), là một cặp số nguyên, các số này cách nhau một dấu cách 22.15.3. Hãy viết chương trình đọc tệp TRAI.TXT ở đĩa C, đếm trong tệp có bao nhiêu cặp số mà 2 số này bằng nhau. 23.15.3. Ghi vào tệp THONGTIN.TXT ở đĩa D gồm các thông tin sau: Dòng 1: Ghi họ và tên của em Dòng 2: Ghi các kí tự từ az 24.15.3. Hãy viết chương trình đọc tệp THONGTIN.TXT ở đĩa D, đếm trong tệp có bao nhiêu kí tự bằng kí tự k được nhập từ bàn phím.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_tin_hoc_lop_11_chuong_v_tep_va_thao_tac.pdf