Đề cương ôn tập môn Tin học Lớp 12 - Chương I: Khái niệm hệ CSDL

9) ND1.DT.NB. Phát biểu sau nói về đối tượng nào?

"Phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác

thông tin của CSDL"

A) Phần mềm ứng dụng khai thác CSDL

B) Cơ sở dữ liệu

C) Hệ quản trị CSDL

D) Hệ cơ sở dữ liệu

10) ND1.DT.NB. Dữ liệu nào sau đây có thể xem là một cơ sở dữ liệu:

A) Tập hợp các đường tròn

B) Tập hợp các đường thẳng song song

C) Tập hợp các danh bạ về số điện thoại

D) Tập hợp các số thực

11) ND2.DT.NB. Người tổ chức và đảm bảo hoạt động của hệ thống, quản lí tài nguyên

của CSDL được gọi là:

A) Người lập trình ứng dụng

B) Người thiết kế CSDL

C) Người dùng

D) Người quản trị CSDL

pdf5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập môn Tin học Lớp 12 - Chương I: Khái niệm hệ CSDL, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP 
Bộ môn:Tin học 
Khối: 12 
Chƣơng 1. KHÁI NIỆM HỆ CSDL 
A. Tóm tắt nội dung: 
1. Kiến thức: 
Bài 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 
* Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức: 
+ Tạo lập hồ sơ về các đối tượng cần quản lí: Xác định chủ thể cần quản lí, xác định cấu 
trúc hồ sơ, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ theo cấu trúc đã xác 
định. 
+ Cập nhật hồ sơ: thêm, xóa, sửa hồ sơ 
+ Khai thác hồ sơ: Tìm kiếm, thống kê, sắp xếp, lập báo cáo 
* Một số khái niệm: 
- CSDL là một tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau chứa thông tin của một tổ chức 
nào đó được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của 
nhiều người với nhiều mục đích khác nhau 
- Hệ QTCSDL là một phần mềm cung cấp một môi trường thuần lợi và hiệu quả để 
tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL. 
- Hệ CSDL = CSDL + Hệ QTCSDL 
Bài 2: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU 
* Chức năng của hệ quản trị CSDL: 
- Cung cấp môi trường tạo lập CSDL 
- Cung cấp môi trường cập nhật và và khai thác dữ liệu 
- Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL đảm bảo thực hiện một 
số yêu cầu cơ bản của hệ CSDL 
+ Phát hiện và ngăn chặn những truy cập không được phép 
+ Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời 
+ Duy trì tính nhất quán dữ liệu 
+ Khôi phục CSDL khi có sự cố 
+ Quản lí các mô tả dữ liệu 
* Vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL: 
- Người quản trị CSDL: quản lí tài nguyên (CSDL, hệ QTCSDL, phần mềm liên 
quan), cài đặt CSDL vật lí, cấp phát quyền truy cập, cấp phần mềm, phần cứng, duy 
trì hoạt động của hệ thống. 
- Người lập trình ứng dụng: xây dựng các chương trình ứng dụng đáp ứng nhu cầu 
khai thác của các nhóm người dùng. 
- Người dùng: người khai thác thông tin từ CSDL, thường được phân nhóm. Mỗi 
nhóm có quyền hạn nhất định để truy cập và khai thác CSDL. 
* Các bước xây dựng CSDL: 
+ Khảo sát: 
- Tìm hiểu các yêu cầu của công tác quản lí; 
- Xác định các dữ liệu cần lưu trữ, phân tích mối liên hệ giữa chúng; 
- Xác định khả năng phần cứng, phần mềm có thể khai thác sử dụng; 
- Phân tích các chức năng cần có của hệ thống khai thác thông tin đáp ứng các yêu cầu 
đặt ra. 
+ Thiết kế: 
- Thiết kế CSDL; 
- Lựa chọn hệ QTCSDL; 
- Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng. 
+ Kiểm thử: 
- Nhập dữ liệu; 
- Chạy thử các chương trình ứng dụng và hiệu chỉnh (nếu cần) 
2. Kĩ năng: Học sinh bước đầu xác định được đối tượng cần quản lí và một số thuộc tính 
cơ bản của đối tượng cần quản lí trong bài toán mượn trả sách của thư viện 
B. Câu hỏi và bài tập: 
1. Câu hỏi trắc nghiệm 
1) ND1.DT.TH. Học sinh Mai Thị Cúc lớp 11A mới được kết nạp vào Đoàn nên ở thuộc 
tính Đoàn viên trước đây ghi là 'K' nay sửa thành 'C'. Đó là công việc? 
 A) Cập nhật hồ sơ 
 B) Tạo lập hồ sơ 
 C) Bổ sung hồ sơ 
 D) Khai thác hồ sơ 
2) ND1.DT.NB. Khi xử lí thông tin của một tổ chức, ta làm những việc nào? 
 A) Khảo sát, thiết kế, kiểm thử 
 B) Tìm kiếm, sắp xếp, thống kê, báo cáo 
 C) Tạo lập, cập nhật, khai thác hồ sơ 
 D) Thêm, xóa, sửa hồ sơ 
3) ND1.DT.NB. Sắp xếp, tìm kiếm, thống kê, lập báo cáo là các công việc chính để: 
 A) Khai thác hồ sơ 
 B) Tạo lập hồ sơ 
 C) Cập nhật hồ sơ 
 D) Tạo lập hệ quản trị CSDL 
4) ND1.DT.TH. Khi khai thác hồ sơ nhân viên, việc lọc ra danh sách gồm họ tên, ban 
ngành, lương cơ bản và đếm số lượng nhân viên có mức lương tối thiểu trên 2.000.000 
đồng được gọi là thao tác: 
 A) tìm kiếm 
 B) lập báo cáo 
 C) sắp xếp 
 D) thống kê 
5) ND1.DT.NB. Điền vào chỗ trống (...) để được khái niệm đúng: 
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là phần mềm cung cấp một môi trường thuận lợi và hiệu quả để 
tạo lập, lưu trữ và ... của cơ sở dữ liệu 
 A) lập báo cáo 
 B) quản lý dữ liệu 
 C) khai thác thông tin 
 D) cập nhật thông tin 
6) ND1.DT.TH. Thao tác nào sau đây không phải là thao tác cập nhật hồ sơ? 
 A) Thêm hai hồ sơ 
 B) Xem nội dung hồ sơ 
 C) Xóa một hồ sơ 
 D) Sửa tên trong một hồ sơ 
7) ND1.DT.NB. Tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin về một tổ chức 
nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cấu khai thác thông tin của nhiều 
người với nhiều mục đích khác nhau được gọi là: 
 A) Cơ sở dữ liệu 
 B) Hệ cơ sở dữ liệu 
 C) Hệ quản trị CSDL 
 D) Bộ quản lí dữ liệu 
8) ND1.DT.TH. Hãy chọn quy trình hợp lý khi tạo lập hồ sơ cho bài toán quản lý: 
 A) Tìm hiểu bài toán ->Tìm hiểu thực tế -> Xác định dữ liệu ->Tổ chức dữ liệu -> 
Nhập dữ liệu ban đầu 
 B) Tìm hiểu thực tế ->Tìm hiểu bài toán -> Tổ chức dữ liệu -> Xác định dữ liệu -
>Nhập dữ liệu ban đầu 
 C) Tìm hiểu thực tế ->Tìm hiểu bài toán -> Xác định dữ liệu ->Tổ chức dữ liệu -> 
Nhập dữ liệu ban đầu 
 D) Tìm hiểu thực tế ->Tìm hiểu bài toán -> Xác định dữ liệu ->Nhập dữ liệu ban 
đầu ->Tổ chức dữ liệu 
9) ND1.DT.NB. Phát biểu sau nói về đối tượng nào? 
"Phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác 
thông tin của CSDL" 
 A) Phần mềm ứng dụng khai thác CSDL 
 B) Cơ sở dữ liệu 
 C) Hệ quản trị CSDL 
 D) Hệ cơ sở dữ liệu 
10) ND1.DT.NB. Dữ liệu nào sau đây có thể xem là một cơ sở dữ liệu: 
 A) Tập hợp các đường tròn 
 B) Tập hợp các đường thẳng song song 
 C) Tập hợp các danh bạ về số điện thoại 
 D) Tập hợp các số thực 
11) ND2.DT.NB. Người tổ chức và đảm bảo hoạt động của hệ thống, quản lí tài nguyên 
của CSDL được gọi là: 
 A) Người lập trình ứng dụng 
 B) Người thiết kế CSDL 
 C) Người dùng 
 D) Người quản trị CSDL 
12) ND2.DT.NB. Trong bước kiểm thử, trước khi chạy chương trình ta phải: 
 A) Kiểm tra và sửa các lỗi 
 B) Nhập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu 
 C) Kiểm tra phần mềm 
 D) Kiểm tra phần cứng 
13) ND2.DT.NB. Nhiệm vụ: " Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời" nằm trong 
chức năng nào của hệ quản trị cơ sở dữ liệu? 
 A) Cung cấp môi trường cập nhật dữ liệu 
 B) Cung cấp môi trường khai thác dữ liệu 
 C) Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu 
 D) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào cơ sở dữ liệu 
14) ND2.DT.TH. Khi làm việc với hệ CSDL, người dùng không làm việc nào trong các 
việc sau? 
 A) Đọc các báo cáo được hệ CSDL sinh ra 
 B) Phản hồi các thông tin từ hệ CSDL 
 C) Xây dựng các chương trình ứng dụng 
 D) Tương tác với hệ thống qua chương trình ứng dụng 
15) ND2.DT.NB. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu là: 
 A) Khảo sát và lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu để triển khai 
 B) Khảo sát, tìm hiểu và thiết kế 
 C) Khảo sát, thiết kế, kiểm thử và lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu để triển khai 
 D) Khảo sát, thiết kế và kiểm thử 
16) ND2.DT.NB. Người lập trình ứng dụng là nhóm người có nhiệm vụ: 
 A) thực hiện công việc bảo vệ và khôi phục hệ cơ sở dữ liệu 
 B) xây dựng các chương trình ứng dụng hỗ trợ khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu 
 C) truy cập thông tin từ cơ sở dữ liệu 
 D) quản lý các tài nguyên của cơ sở dữ liệu 
2. Bài tập vận dụng: 
1/ Nêu một ứng dụng CSDL của một tổ chức mà em biết 
2/ Giả sử phải xây dựng CSDL để quản lí mượn trả sách ở thư viện, theo em cần phải lưu 
trữ những thông tin gì? Hãy cho biết những việc cần phải làm để đáp ứng yêu cầu của 
người thủ thư. 
3/ Khi làm việc với các hệ CSDL em muốn giữ vai trò gì (người quản trị CSDL, người lập 
trình ứng dụng hay người dùng)? Vì sao? 
4/ Vì sao hệ QT CSDL lại phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập vào 
CSDL? Hãy nêu ví dụ để minh họa. 
5/ Vì thiếu cán bộ chuyên trách, thầy giáo môn tin học tạm thời kiêm bí thư đoàn trường đã 
xây dựng một hệ thống cho phép quản lí lí lịch đoàn viên, tình hình học tập và rèn luyện 
của đoàn viên, tình hình phát triển đoàn viên, các hoạt động của đoàn trường Trên thực 
tế chỉ có bí thư đoàn trường khai thác dữ liệu của hệ thống do mình xây dựng. Có thể nói 
Bí thư đoàn trường đã tạo ra một CSDL hay không? Tại sao? 
C. Định hƣớng học chƣơng (bài) tiếp theo: 
Làm quen với các đối tượng bảng, biểu mẫu, mẫu hỏi, báo cáo trong hệ quản trị CSDL 
Access 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_mon_tin_hoc_lop_12_chuong_i_khai_niem_he_csd.pdf