Đề cương ôn tập môn Vật lý Lớp 6 - Lần 1 - Trường THCS Diễn Xuân (Có đáp án)

Câu 11:Thế nào là sự bay hơi?Cho ví dụ?Sự bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào?Cho ví dụ thực tế minh họa?

TL:-Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi

Ví dụ:Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng

-Sự bay hơi của 1 chất lỏng phụ thuộc vào:

+Nhiệt độ

+Gió

+Diện tích mặt thoáng của chất lỏng

1)Quần áo ẩm phơi ra, không để bị quấn lại (để tăng diện tích mặt thoáng chất lỏng ) phơi khô nhanh hơn bị quấn nhăn

2,Đun nước lên, nước sôi rồi bay hơi vì nhiệt

3,Phơi quần áo vào trời gió nhanh khô hơn lúc không có gió

Câu 12:Thế nào là sự ngưng tụ?Cho ví dụ ? TL:-Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

VD:Sương đọng trên lá cây

-Muốn sự ngưng tụ xảy ra nhanh thì ta giảm nhiệt độ

VD:Khi hà hơi vào kính:

+Mùa hè:không có hơi đọng lại

+Mùa đông:có rất nhiều hạt nước nhỏ ngưng tụ đọng lại

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập môn Vật lý Lớp 6 - Lần 1 - Trường THCS Diễn Xuân (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TRƯỜNG THCS DIỄN XUÂN
CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ 6
A.Lí thuyết:
Câu 1:Có mấy loại máy cơ đơn giản.Hãy nêu tên các loại máy cơ đơn giản đó.Nêu tác dụng chung của chúng?
TL:Có 3 loại máy cơ đơn giản:mặt phẳng nghiêng,ròng rọc và đòn bẩy.Tác dụng chung của máy cơ đơn giản là:giúp làm việc dễ dàng hơn và có lợi về lực.
Câu 2:Có mấy loại ròng rọc?Hãy nêu tên và so sánh cấu tạo và tác dụng của từng loại ròng rọc?
TL:Có 2 loại ròng rọc:ròng rọc động và ròng rọc cố định.
-So sánh cấu tạo:
+Giống nhau:đều là ròng rọc có 1 móc treo,1 bánh xe quay quanh 1 trục,vành bánh xe có rãnh để vắt dây qua.
+Khác nhau:Ròng rọc động :bánh xe vừa quay quanh trục vừa có thể di chuyển được.Ròng rọc cố định bánh xe chỉ quay quanh 1 trục cố định.
Ròng rọc cố định có tác dụng đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.Ròng rọc động giúp kéo vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Câu 3:Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn?
TL:Chất rắn nở ra khi nóng lên,co lại khi lạnh đi
 Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
Câu 4:Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng?
TL: Chất lỏng nở ra khi nóng lên,co lại khi lạnh đi
 Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
Câu 5:Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí?
Chất khí nở ra khi nóng lên,co lại khi lạnh đi
 Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
Câu 6:So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn,lỏng,khí?Lấy một số Ví dụ ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất rắn,chất lỏng,chất khí?
TL:-Giống nhau:cả 3 chất khi nóng đều nở ra,lạnh co lại
-Khác nhau:+Các chất lỏng(chất rắn)khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
+Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng,chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
-Một số ứng dụng:
+ ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa, người ta thường chừa ra khe hở nhỏ vì:Khi trời nóng đường ray dài ra, do đó nếu không để khe hở , đường ra bị ngăn cản sẽ gây ra một lực rất lớn làm cong đường ray.
+khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì:Khi bị đun nóng, nước trong ấm nóng lên, nở ra ,thể tích nước tăng và tràn ra ngoài
+khi quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên Vì không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.
Câu 7:Nhiệt kế dùng để làm gì?Có mấy loại nhiệt kế thường dùng?Hãy nêu công dụng từng loại nhiệt kế đó?
TL:Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ
Có 3 loại nhiệt kế thường dùng:
-Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể
-Nhiệt kế thuỷ ngân dùng đo nhiệt độ trong các thí nghiệm
-Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ khí quyển
Câu 8:Em Hãy kể tên các quá trình chuyển thể đã học?
TL:Sự nóng chảy,sự đông đặc,sự bay hơi,sự ngưng tụ,sự sôi
Câu 9:Sự nóng chảy là gì?Cho ví dụ?
 Sự đông đặc là gì?Cho ví dụ?
TL:-Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy
VD:Đốt 1 ngọn nến
-Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc
VD:đổ nước vào khay làm đá và bỏ vào ngăn làm đá của tủ lạnh
Câu 10:Sự nóng chảy(hay đông đặc)của băng phiến có đặc điểm gì?
 Sự nóng chảy (hay đông đặc )của các chất có đặc điểm gì?
TL:*Băng phiến nóng chảy ở 80 độ C.Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến
-Trong suốt thời gian nóng chảy.Nhiệt độ của băng phiến không thay đổi
*Phần lớn các chất nóng chảy(hay đông đặc) ở nhiệt độ xác định.
-Trong suốt thời gian nóng chảy(hay đông đặc)nhiệt độ của vật không thay đổi
Câu 11:Thế nào là sự bay hơi?Cho ví dụ?Sự bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào?Cho ví dụ thực tế minh họa?
TL:-Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi
Ví dụ:Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng
-Sự bay hơi của 1 chất lỏng phụ thuộc vào:
+Nhiệt độ
+Gió
+Diện tích mặt thoáng của chất lỏng
1)Quần áo ẩm phơi ra, không để bị quấn lại (để tăng diện tích mặt thoáng chất lỏng ) phơi khô nhanh hơn bị quấn nhăn 
2,Đun nước lên, nước sôi rồi bay hơi vì nhiệt
3,Phơi quần áo vào trời gió nhanh khô hơn lúc không có gió
Câu 12:Thế nào là sự ngưng tụ?Cho ví dụ ? TL:-Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
VD:Sương đọng trên lá cây
-Muốn sự ngưng tụ xảy ra nhanh thì ta giảm nhiệt độ
VD:Khi hà hơi vào kính:
+Mùa hè:không có hơi đọng lại
+Mùa đông:có rất nhiều hạt nước nhỏ ngưng tụ đọng lại
Câu 13:sự sôi của nước có đặc điểm gì?
 Sự sôi của một chất lỏng có đặc điểm gì?
TL:*-Nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C.Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi của nước .
Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nước không thay đổi
*-Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định.Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi
-Trong suốt thời gian sôi,nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
Câu 14:So sánh điểm giống nhau giữa quá trình nóng chảy,đông đặc và sự sôi TL:Sự giống nhau giữa các quá trình nóng chảy,đông đặcvà sự sôi là:
-Trong suốt quá trình nóng chảy,đông đặc,sôi thì nhiệt độ các chất không thay đổi
-các chất đều nóng chảy,đông đặc và sôi ở 1 nhiệt độ xác định.
Câu 15:So sánh sự bay hơi và sự sôi?
TL:-Giống nhau:đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
-Khác nhau:
+Sự bay hơi :chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi thì có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào
+Sự sôi:chất lỏng vừa bay hơi trong lòng chất lỏng tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng và sự sôi chỉ xảy ra ở 1 nhiệt độ nhất định tuỳ theo chất lỏng
Câu 16:Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm con người đã ứng dụng sự sôi trong cuộc sống như thế nào?Lấy Ví dụ?
TL:Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là chúng ta đã ứng dụng sự sôi để nấu chín ,diệt vi khuẩn có trong thực phẩm 
VD:-Đun nước sôi mới uống
-Nấu chín thực phẩm trước khi ăn
B,Bài tập:
Câu 1:Để đưa một vật có khối lượng 20kg lên cao theo phương thẳng đứng ta phải dùng một lực có cường độ ít nhất bằng bao nhiêu?
Câu 2:Để đưa một vật lên cao một cách dễ dàng và có lợi về lực ta có thể dùng những máy cơ đơn giản nào?
Câu 3:Dùng ròng rọc động để đưa vật có trọng lượng 300N lên cao.Ta phải dùng một lực kéo lớn hơn 300N hay nhỏ hơn 300N?
Câu 4:Nêu công dụng của 2 loại ròng rọc ?Cho Ví dụ về sử dụng 2 loại ròng rọc?(mỗi loại một ví dụ)trong cuộc sống?
Câu 5:Tại sao khi lắp khâu dao để giữ chặt lưỡi dao vào cán gỗ,thì người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?
Câu 6:Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ.Để khắc phục hiện tượng trên ta làm như thế nào?
Câu 7:Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh.Khi nút bị kẹt .Làm thế nào để mở được nút?Tại sao?
Câu 8:Tại sao khi đun nước ,ta không nên đổ đầy ấm ?
Câu 9:Khi đun nóng một viên bi bằng sắt thì khối lượng riêng của viên bi tăng lên hay giảm đi ?Tại sao?
Câu 10:Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
Câu 11:Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp ,khi nhúng vào nước nóng có thể phồng lên?
Câu 12:Trong nhiệt giai Xen –xi-út nhiệt độ của nước đang sôi ,nước đá đang tan và nhiệt độ cơ thể người bình thường là bao nhiêu?
Câu 13:Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi ,người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân ,mà không dùng nhiệt kế rượu?
Câu 14:Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc chia nhiệt độ?
Câu 15:Tại sao người ta dùng nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc chia nhiệt độ?
Câu 16:Tại sao vào mùa lạnh ,khi hà hơi vào gương ta thấy mặt gương mờ,rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại
Câu 17:Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía ,người ta phạt bớt lá?
Câu 18:Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần,còn nếu nút kí thì không cạn?
Câu 19:Quá trình chưng cất rượu có các hiện tượng gì xảy ra?
Câu 20:Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
GIẢI THÍCH MỘT SỐ CÂU HỎI VÌ SAO ( LÍ 6 )
1. Ở đầu cán ( chuôi dao ), liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt bọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán ?
Trả lời : Phải nung nóng khâu dao ,liềm trước khi lắp vào cán. Vì khi được nung nóng,khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại, xiết chặt vào cán, giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm hơn.
2. Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?
Trả lời :Khi bị đun nóng, nước trong ấm nóng lên, nở ra ,thể tích nước tăng và tràn ra ngoài. 
3. Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ?
Trả lời :Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt ,vì chất lỏng khi nở, bị nắp chai cản trở ,nên gây ra lực lớn đẩy nắp bật ra. 
4. Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?
Trả lời :Để khi trời nóng thì các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn ,nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn ,có thể làm rách tôn lợp mái.
5. Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?
Trả lời :Vì không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.
6. Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trời trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao ?
Trả lời :Mùa hè mặt đường luôn nóng, lượng khí trong bánh xe cũng nóng nên và nở ra. 
Nếu ta bơm quá căng, bánh xe sẽ dễ bị nổ.
7. Tại sao khi nhúng nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng thì mực thủy ngân mới đầu hạ xuống 1 ít rồi sau đó mới dâng lên?
Trả lời :Khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng, thủy tinh nóng lên và nở ra trước do đó thoạt đầu mức thủy ngân tụt xuống chút ít. Sau đó thủy ngân cũng nóng lên và nở ra, vì thủy ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh nên mức thủy ngân dâng lên cao hơn mức ban đầu.
8. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh ?
Trả lời :Ta có công thức d = 10m/V . Khi nhiệt độ tăng , m không đổi, V tăng lên ,d giảm. Vì vậy TLR của không khí nóng nhỏ hơnTLR của không khí lạnh hay không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.
9. Tại sao đổ nước nóng vào cốc thủy tinh chịu lửa thì cốc không bị vỡ, còn đổ nước vào cốc thủy tinh thường thì cốc dễ vỡ.
Trả lời :Vì thủy tinh chịu lửa nở vì nhiệt ít hơn thủy tinh thường tới 3 lần.
10. Tại sao rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước sôi vào cốc thủy tinh mỏng ?
Trả lời : Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước, nóng lên trước và dãn nở, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa kịp dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh bên ngoài chịu lực tác dụng từ trong ra và cốc bị vỡ. Với cốc mỏng, thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời nên cốc không bị vỡ.
11. Tại sao ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa, người ta thường chừa ra các khoảng cách nhỏ?
Trả lời : Có để một khe hở. Khi trời nóng đường ray dài ra, do đó nếu không để khe hở , đường ra bị ngăn cản sẽ gây ra một lực rất lớn làm cong đường ray.
12. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bị bật ra . Làm thế nào để tránh hiện tượng này.
Trả lời : Khi rót nước ra có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích. để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
13. Khi nóng lên thì cả thủy ngân lẫn thủy tinh làm nhiệt kế đều dãn nở. Tại sao thủy ngân vẫn dâng lên trong ống nhiệt kế ?Â
Trả lời :: Khi nóng lên thì cả thủy ngân lẫn thủy tinh làm nhiệt kế đều dãn nở.Do thủy ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh, nên thủy ngân vẫn dâng lên trong ống nhiệt kế. 
14. Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể nào ?
Trả lời : Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể như sau :
- Đồng nóng chảy : từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc
- Đồng đông đặc : từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc
15. Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm ?
Trả lời : Ban đêm nhiệt độ thấp, hơi nước trong không khí ngưng tụ thành những giọt nước đọng trên lá cây.
16. Tại sao khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá ?
Trả lời : Khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá để giảm sự thoát hơi nước trên bề mặt lá của cây, làm cho cây ít bị mất nước hơn.
17. Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ ?
Trả lời : Vì nhiệt độ này là xác định và không thay đổi trong qúa trình nước đá đang tan 
18. Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn ?
Trả lời : Đối với chai đậy nút kín thì trong chai xảy ra đồng thời 2 quá trình bay hơi và ngưng tụ, nhưng 2 quá trình này cân bằng nhau nên rượu không cạn. Còn ở chai không đậy nút thì rượu sẽ cạn dần do quá trình bay hơi mạnh hơn quá trình ngưng tụ 
19. Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian gương sáng trở lại ?
Trả lời : Vì trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những giọt nước này lạ bay hơi hết vào không khí và mặt gương sáng trở lại.
20. Tại sao người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi để làm một mốc chía nhiệt độ ?
Trả lời : Vì nhiệt đọ này xác định và không thay đổi trong suốt quá trình nước đang sôi.
21. Tại sáo để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân, mà không dùng nhiệt kế rượu ?
Trả lời : Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_vat_ly_lop_6_lan_1_truong_thcs_dien_xuan.doc