Đề cương ôn tập Ngữ Văn Lớp 8
a Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Câu nghi vấn được đánh dấu bằng tình thái từ “à”(khẳng định anh Dậu còn sống với sắc thái mỉa mai)
b Sợ gì? Câu nghi vấn được đánh dấu bằng đại từ nghi vấn
c Lượm ơi, còn không? Câu nghi vấn được đánh dấu bằng phụ từ “không”( bộc lộ cảm xúc thương xót)
d Mà sao nên lũy , nên thành tre ơi?Câu nghi vấn được đánh dấu bằng đại từ nghi vấn “sao”( bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, tự hào)
e .họ hàng người ta hỏi đến chứ? Câu nghi vấn được đánh dấu bằng tình thái từ “chứ”
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn? BT1 : Tìm câu nghi vấn trong các câu dưới đây và cho biết chúng có đặc điểm hình thức nào của câu nghi vấn Tôi hỏi cho có chuyện: Thế nó cho bắt à? - Không! Cháu không muốn vào.Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn,giọng vẫn ngọt : -Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm,có như dạo trước đâu ! c) Vua hỏi : “Còn nàng út đâu?”. Nàng út bẽn lẽn dâng lên vua mâm bánh nhỏ. d) Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. e) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? g) Anh có biết con anh là một thiên tài hội họa không? BT2 : Tìm câu nghi vấn trong các câu dưới đây, chỉ ra đặc điểm hình thức của các câu dó và cho biết chúng được dùng với mục đích gì Thằng kia!Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?Nộp tiền sưu! Mau! Tôi quắc mắt: -Sợ gì?[..]Mày bảo, tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng Lượm ơi, còn không? Thân gầy guộc,lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ? e)Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp: - Mấy lại rằm tháng 8 này là giỗ đầu cậu mày ,mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng còn phải có họ, có hàng người ta hỏi đến chứ ? g) Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán: – Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được! h) Thoắt trông lờn lợt màu da, Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao? i)Nhà vua ngắm nhìn mặt biển, rồi nói: - Biển này sao không có cá nhỉ? II.PHẦN VĂN VÀ TLV: 1. Học thuộc và tập đọc diễn cảm bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ và “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên 2. Cảm nhận đoạn thơ sau: “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?”. (Nhớ rừng - Thế Lữ) 3.Cảm nhận về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên. Chúc các em làm bài tốt! Hướng dẫn làm bài Câu 1 Định nghĩa: Câu nghi vấn là câu có chứa các đặc điểm hình thức của mục đích nói năng đích thực là câu nghi vấn-nêu điều chưa biết để được trả lời Đặc điểm hình thức: Có chứa những từ nghi vấn( ai, gì,nào, sao,tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu ,à,ư, hả, chứ, có..không, đã...chưa, hoặc từ hay nối các về có quan hệ lựa chọn Có chức năng chính là dùng để hỏi Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi Mục đích sử dụng. Dùng dể hỏi: Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không Khẳng định:Mày không làm vỡ cái bát thì ai làm->khẳng định: mày làm vỡ Anh bảo như thế có khổ không ? Phủ định: Chỉ có thế thôi sao ->phủ định: không, chỉ có thế VD: Bài khó thế này ai mà làm được ? Nhờ vả: Cậu có thể giúp mình chép bài tập được không? Đe dọa: Mày có muốn biết thế nào là lễ độ không Bộc lộ cảm xúc: Sao lại thế ? Chào hỏi: Bác đi làm ạ? Câu 2. Xác định câu nghi vấn a “à” là tình thái từ b “sao”là đại từ nghi vấn c “đâu” là đại từ nghi vấn d “bao nhiêu” là đại từ nghi vấn e “chăng”là tình thái từ g “có...không”cặp phụ từ BT2 Tìm câu nghi vấn. Chỉ ra đặc điểm hình thức a Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Câu nghi vấn được đánh dấu bằng tình thái từ “à”(khẳng định anh Dậu còn sống với sắc thái mỉa mai) b Sợ gì? Câu nghi vấn được đánh dấu bằng đại từ nghi vấn c Lượm ơi, còn không? Câu nghi vấn được đánh dấu bằng phụ từ “không”( bộc lộ cảm xúc thương xót) d Mà sao nên lũy , nên thành tre ơi?Câu nghi vấn được đánh dấu bằng đại từ nghi vấn “sao”( bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, tự hào) e ...họ hàng người ta hỏi đến chứ? Câu nghi vấn được đánh dấu bằng tình thái từ “chứ” h Thoắt trông lờn lợt màu da Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao ? (Nguyễn Du) -> Bộc lộ cảm xúc. g. Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán: - Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được! (Em bé thông minh) -> Phủ định, bộc lộ cảm xúc. i “Biển này sao không có cá nhỉ?”Câu nghi vấn được đánh dấu bằng đại từ nghi vấn “sao”, tình thái từ “nhỉ” Câu 3 . Dàn ý cảm nhận khổ 3 bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ MB Giới thiệu Thế Lữ, vị trí của ông trong làng thơ mới Tác phẩm “ Nhớ rừng”->khổ thơ thứ 3: Khái quát giá trị biểu cảm của 4 câu thơ. TB:Khổ 3 bộc lộ cảm xúc của con hổ khi nhớ về những kỷ niệm, về quá khứ oai hùng. Cả khổ thơ là bức tranh tứ bình vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ -Biện pháp nghệ thuật điệp ngữ cùng với câu hỏi tu từ ở cả 4 cặp câu thơ “nào đâu”diễn tả nỗi tiếc nuối, khát khao về một thời oanh liệt của chúa tể rừng xanh. 4 cặp câu thơ là một bức tranh tứ bình về núi rừng và nổi bật trên nền bức tranh ấy là hình ảnh con hổ đang tự do, đang thưởng ngoạn, đang ngắm nhìn cảnh đẹp của núi rừng - Cảnh đầu tiên là cảnh đêm vàng bên bờ suối đẹp, thơ mộng. Hổ như một thi sĩ lãng mạn đang uống ánh trăng tan , đang thưởng thức cái đẹp, đang mơ màng bên dòng suối. Dường như hổ cũng biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên - Bức tranh thứ 2 là bức tranh về cơn mưa rừng dữ dội làm rung chuyển bốn phương trời. Sau cơn mưa ấy , hổ như một bậc quân vương uy nghi, đang lặng ngắm giang sơn đổi mới. Mỗi trận mưa chuyển bốn phương ngàn , cả khu rừng như dào dạt sức sống. Bức tranh thiên nhiên giờ đây mang vẻ đẹp nhẹ nhàng , tinh tế, thanh khiết đến vô cùng -Khi bình minh tươi đẹp rực rỡ ,, ánh nắng tắm gội cả núi rừng . Trong cảnh ấy con hổ đang say giấc nồng của một đấng quân vương. Để rồi “tiếng chim ca”làm con vật bừng tỉnh . Cuộc sống thật thoải mái và tự tại . Bức tranh rạng rỡ bởi màu sắc tươi sáng , âm thanh thánh thót, ngân nga, tất cả là ký ức ngọt ngào trong tâm trí - Bức tranh thứ tư là cánh hoàng hôn nơi rừng chiều đỏ rực màu máu . Lúc ấy hổ như một bạo chúa , tàn bạo đang dành lấy quyền làm chủ bóng tối, làm chủ vũ trụ. Mặt trời uy nghi là thế mà giờ đây nhỏ bé, yếu ớt trước chúa sơn lâm.Đây là đỉnh cao của bút pháp lãng mạn, khoa trương , tạo nên hình tượng con hổ kì vĩ, phi thường, tột bậc, vô biên. Đây cũng chính là cách hổ khẳng đinh mình là chúa tể muôn loài. - Khổ thơ kết thúc với những câu cảm thán và câu hỏi tu từ “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu”đã tạo nên một giọng điệu vô cùng bi thương , đau xót và tiếc nuối nhớ và đang được sống trong quá khứ tự do, thoải mái và làm chủ con hổ như càng nuối tiếc hơn, càng đau đớn, xót xa hơn để rồi thốt lên câu hỏi không lời đáp. Tất cả chỉ là nỗi xót xa tiếc nuối mà thôi. Bi kịch của hổ cũng chính là bi kịch của thời đại , của những người Việt Nam mất nước, khát khao tự do cháy bỏng lúc đó KB:Đây là đoạn tứ bình tuyệt bút hay nhất của bài thơ , là bức chân dung tự họa của nhân vật trữ tình ở 4 thời điểm đã khái quát lên một quá khứ oanh liêt., tự do, huy hoàng của chúa tể rừng xanh cùng với nỗi niềm tiếc nuối . Với đoạn thơ này “ Nhớ rừng”đã trở thành một khúc trường ca dữ dội biểu hiện niềm khát khoa tự do cháy bỏng của con người 3 Cảm nhận về bài thơ “Ông đồ” MB Giới thiệu nhận định về tác giả Tác phẩm: Khái quát giá trị tác phẩm Vũ Đình Liên đến với làng thơ mới một cách rất lặng lẽ nhưng không kém phần sâu sắc. Có người viết nghìn bài thơ mà ngỡ như chưa hề viết, có người viết mấy bài mà đã lưu danh đến ngày sau. Vũ Đình Liên không đi vào cái thế giới thần tiên như Thế Lữ hay rong ruổi trong tình yêu như Xuân Diệu đau đớn dưới trăng như Hàn Mặc Tử. Vũ Đình Liên lại tìm về những rung động tinh tế trong tâm hồn mình cùng lòng thương người và tình hoài cổ.Và “ có lúc hai nguồn cảm hứng ấy gặp nhau và để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác “Ông đồ”. Ít khi có một bài thơ bình dị mà cảm động đến vậy” TB *Ý 1: Câu dẫn: Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh ông đồ, hiện lên trong dòng suy tưởng , hoài niệm của nhà thơ- Ông đồ thời kỳ vàng son ( trích khổ 1) Mỗi năm tết đến xuân về lại thấy ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ”bên hè phố đông người qua lại. Hình ảnh hoa đào nở tạo nên vẻ đẹp vừa quen thuộc vừa ấm áp cho bức tranh mùa xuân Từ “lại’’thể hiện một nhịp sống quen thuộc , đến hẹn lại lên của ông đồ. Sự xuất hiện ấy như góp mặt vào cái đông vui, náo nhiệt của phố phường, góp vào cái rộn ràng của phố xá đang đón tết Chữ “già”trong “ông đồ già”vừa thể hiện tuổi tác đáng kính của ông đồ vùa ẩn dụ cho nét đẹp cổ xưa của văn hóa chơi chữ của nền Hán học nghìn năm tuổi Bức tranh mùa xuân hài hòa, tương giao nồng ấm về sắc màu:sắc hồng mơn man của hoa đào, sắc thắm ấm áp của giấy đỏ, sắc đen huyền bí của mực tàu và bát ngát một màu trắng từ râu tóc bạc phơ, kính trắng lấp lóa của ông đồ Và ông đồ trở thành nhân vật trung tâm của bức tranh mùa xuân “ Bao nhiêu người ................................ Như phượng múa rồng bay” Ông đồ là nghệ sĩ nhân dân với “ bao nhiêu người thuê viết”giữa đám đông những tiếng tấm tắc to nhỏ, thì thầm nổi lên, đó là một sự tôn vinh, tôn trọng tài năng ông đồ Những lời khen ngợi truyền tain nhau, những nét bút tài hoa, uốn lượn , khoáng đạt, ông đồ không viết chữ mà “thảo những nét”mềm mại vô cùng. Nghệ thuật so sánh tái hiện sinh động hồn phách câu chữ, lúc uyển chuyển tha thướt như phượng múa, lúc mạnh mẽ uy vũ như rồng bay. Mỗi chữ viết hóa thành một tác phẩm nghệ thuật thể hiện cốt cách, tâm hồn ông đồ Cách ngắt nhịp, đảo nhịp liên tục của hai khổ lúc 2-3, lúc 3-2 Thể hiện những âm thanh giòn dã tựa hồ như tiếng vỗ tay cổ vũ cho tài năng ông đồ Ý 2 : 2 khổ thơ tiếp. Câu dẫn: Vẫn mực tàu giấy đỏ bên hè phố ngày tết , ông đồ “vẫn ngồi đấy”nhưng tất cả đã ( Trích thơ vào) Giọng thơ mang âm hưởng buồn, không được tươi vui , náo nhiệt như ở 2 khổ thơ đầu. Nó như báo hiệu 1 điều gì dó sẽ thay đổi với ông đồ Phố phường vẫn tấp nập, đông vui nhưng ông đồ lại lạc lõng trong không gian ,còn đâu người thuê viết, còn đâu người khen tài, ông đò không còn là hình ảnh trung tâm ...Tất cả chỉ là dĩ vãng. Ông đồ vẫn ngồi đấy như một nhân chứng của thời tàn Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu Nỗi buồn của ông đồ thấm sâu vào cảnh vật, trong đồ nghề. Nghệ thuật nhân hóa tái hiện sinh động linh hồn buồn thiu của tạo vật: giấy đỏ trên hè phố phơi mình ra một cách vô duyên bẽ bàng, buồn đến không thắm lên được nữa. Còn mực sóng sánh đã được mài sẵn nhưng bút không chạm vào và đang khô héo váng đọng thành khối sầu. NHững hìn ảnh đối xứng: người với người, giấy với giấy , mực với mực sao mà vô duyên, sầu tủi đến quặn thắt.Hai câu thơ tuyệt bút đã diễn tả nỗi buồn, sự lạc lõng , lẻ loi của ông đồ -THời gian trôi, Tết laị đến , ông đồ vẫn ngồi đấy, vẫn chờ đợi trong vô vọng. Trời đất cũng ảm đạm, lạnh lẽo theo lòng người Ông đồ vẫn ngồi đấy . Ngoài giời mưa bụi bay Phố vẫn tấp nập người qua lại , ông đò vẫn ngồi đấy mà như vô hình, chẳng còn ai chú ý đến sự hiện diện của ông. Ông đồ đã chính thức bị đẩy ra rìa cuộc đời, trở thành phế tích. Ông đồ mang trong mình bi kịch lớn của thời đại: một ông già mưu sinh tội nghiệp bị quên lãng bên bên hè phố, một trí thức đã lỗi thời, một nghệ sĩ hết công chúng Từ đây xuất hiện câu thơ hay nhất của “ông đồ” Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Hai câu thơ sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình đắc sắc của thơ cổ điển theo quan niệm “cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Đang ở giữa mùa xuân, mùa của chồi non lộc biếc sao lại có lá vàng ? Chiếc lá vàng ấy lạc lõng, vô duyên tượng trưng cho sự tàn tạ và rơi rụng giữa mùa sinh sôi và nảy nở và phải chăng lá vàng rơi trên giấy đỏ của ông đồ như một lớp bụi thời gian đang bao phủ, vùi lấp mọi giá trị tốt đẹp nhất. Không gian mùa xâun trở nên lạnh lẽo và tái tê, mịt mờ trong làn mưa bụi Ý 3: Bài thơ kết thúc trong nỗi niềm thương cảm hoài cổ nhớ tiếc khôn nguôi của tác giả Năm nay đào lại nở ............................... Hồn ở đâu bây giờ Với kết cấu đầu cuối tương ứng, bài thơ mở đầu là bức tranh mùa xuân và kết thúc là mùa xuân về với hình ảnh thân thuộc đào lại nở. Nhưng cảnh như cũ mà người không còn “không thấy ông đồ xưa”. Ông đò chỉ mới biến mất trên hè phố một vài năm nhưng với nhà thơ đã trở thành người xưa cũ. Một quá khứ mênh mông, một miền thời gian khác, xa vắng, hư vô “muôn năm cũ” Câu hỏi tu từ “ Những người .....giờ” vang lên khắc khoải nhưng mãi mãi không có lời đáp,là lời tự vấn thấm đãm tình cảm xót thương , niềm hoài cổ khôn nguôi của nhà thơ trước sự lụi tàn của Hán học. Niềm hoài cổ của nhà thơ có 1 ý nghĩa nhân văn , thể hiện tinhh thần dân tộc đáng trân trọng KB Về nghệ thuật: Với thể thơ 5 chữ , mạch cảm xúc vận động theo thời gian, kết cấu đầu cuối tương ững , ngôn ngữ thơ chắt lọc, cô đúc với nhiều biện pháp tu từ đặc sắc, hình ảnh thơ đối lập Về ND:Và như thế bài thơ đã tái hiện hình ảnh ông đồ thời tàn tạ suy vi. Qua đó, thể hiện hồn thơ nặng lòng thương người và nhớ tiếc những giá trị văn hóa ngày xưa của tác giả
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_ngu_van_lop_8.docx