Đề cương ôn tập Sinh học Lớp 8 – Năm học 2019-2020 – Trường THCS Lê Bình
27. Một người chỉ có thể nhận máu người khác cùng nhóm mà không thể nhận máu khác nhóm. Là người có nhóm máu nào sao đây?
A Nhóm máu B B Nhóm máu O C Nhóm máu AB D Nhóm máu A
28. Máu của vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ:
A Tâm thất phải B Tâm nhĩ trái C Tâm thất trái D Tâm nhĩ phải
29. Thời gian mỗi chu kì co giãn của tim kéo dài là:
A 0,8 giây B 0,4 giây C 0,3 giây D 0,1 giây
30. Số chu kì tim trong một phút ở người bình thường là:
A 65 chu kì B 75 chu kì C 55 chu kì D 85 chu kì
31. Hoạt động của van trong pha thất co là:
a. Van nhĩ thất mở, van động mạch đóng. b. Cả 2 van cùng mở.
c. Van nhĩ thất đóng, van động mạch mở. d. Cả 2 van cùng đóng.
ối quan hệ mật thiết với nhau. Ví dụ: tế bào là đơn vị cấu trúc nên cơ thể và cơ thể là môi trường sống của tế bào, tế bào là nơi diễn ra các hoạt động sống của cơ thể. Chương II: Vận động 1. Trình bày cấu tạo của bộ xương thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động. Để có xương chắc khỏe và hệ cơ phát triển cân đối cần ta cần phải làm gì? Trình bày cấu tạo bộ xương thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động. Hộp sọ phát triển, lồng ngực nở rộng sang 2 bên, cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân. + Để có xương chắc khỏe và hệ cơ phát triển cân đối cần: Chế độ dinh dưỡng hợp lí, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, rèn luyện thân thể lao động vừa sức. + Để chống cong vẹo cột sống cần chú ý: Mang vác đều ở hai vai. Tư thế làm việc ngồi học ngay ngắn. 2. Xương dài có cấu tạo gồm những bộ phận nào? Nêu chức năng của từng bộ phận. Tại sao xương người già khi ngã dễ bị gãy hơn xương trẻ em? - Cấu tạo xương dài: - Xương dài có cấu trúc hình ống, mô xương xốp ở hai đầu xương, trong xương chứa tủy đỏ là nơi sản sinh hồng cầu, khoang xương chứa tủy đỏ (ở trẻ em) hoặc tủy vàng (ở người lớn). - Chức năng của các bộ phận - Giải thích xương người già dễ gãy 3. Bộ xương có chức năng gì? - Bộ xương là bộ phận nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ 4. Em hãy nêu nguyên nhân của sự mỏi cơ và biện pháp khắc phục - Nguyên nhân của sư mỏi cơ là do cơ co lâu liên tục, lượng Ôxy và năng lượng cung cấp cho cơ thiếu, quá trình hoạt động của cơ sinh ra Axitlactic tích tụ đầu độc làm cho cơ bị mỏi - Biện pháp chống mỏi cơ cần hít thở, xoa bóp cho cơ, lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lí. 5. Thế nào là công của cơ? Công cơ phụ thuộc những yếu tố nào? Khi nào cơ co sinh ra công lớn nhất? Em đã rèn luyện cơ như thế nào và hiệu quả ra sao? - Khái niệm công cơ: Khi cơ co tạo ra một lực tác động vào vật làm vật di chuyển tức là cơ đã sinh ra công. - Công của cơ phụ thuộc vào yếu tố: + Trạng thái thần kinh. + Nhịp độ lao động. + Khối lượng của vật. - Điều kiện cơ sinh ra công lớn nhất: + Khối lượng thích hợp công sinh ra sẽ lớn nhất. - Biện pháp rèn luyện: Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa sức thì: + Tăng thể tích cơ bắp. + Tăng lực co cơ, cơ thể phát triển cân đối. + Xương cứng chắc, hoạt động tuần hoàn, hô hấp tiêu hóa có hiệu quả. + Tinh thần sảng khoái, năng suất lao động cao. 6. Trình bày cách sơ cứu khi người bị gãy xương cẳng tay. - Biết được các thao tác sơ cứu khi người bị gãy xương cẳng tay: + Phương pháp sơ cứu: Dùng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương, dùng một nẹp đỡ lấy cẳng tay. Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy. + Băng bó cố định: Dùng băng y tế hoặc băng vải quấn chặt cẳng tay từ trong ra cổ tay. Sau đó làm dây đeo cẳng tay vào cổ. 7. Phân biệt các loại khớp xương ở người? Cho ví dụ? + Khớp động: Là khớp cử động dễ dàng nhờ hai đầu xương có sụn đầu khớp nằm trong một bao chứa dịch khớp (bao hoạt dich). ví dụ + Khớp bán động: Là khớp cử động hạn chế. ví dụ + Khớp bất động: Là khớp không cử động được. ví dụ 8. Vẽ hình và chú thích các phần của một xương dài 9. Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó? - Giống: Đều gồm các phần tương tự nhau: + Xương đai: (đai vai, đai hông) + Xương cánh tay (xương đùi) + Xương cẳng tay (cẳng chân) + Xương cổ tay (cổ chân) + Xương bàn và xương ngón. - Khác: Xương tay ngắn, mảnh, các khớp cử động nhiều; xương chân dài, to, khoẻ, ít cử động hơn. - Tay có cấu tạo thích nghi với quá trình lao động; Chân có cấu tạo thích nghi với quá trình đi thẳng đứng. 10. Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng? - Cột sống có 4 chỗ cong. - Các phần xương gắn khớp phù hợp trọng lực cân. - Lồng ngực nở rộng sang 2 bên. - Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng. 11. Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? Khả năng cử động của khớp động linh hoạt hơn khớp bán động. Vì cấu tạo của khớp động có diện khớp ở hai đầu xương tròn và lớn có sụn trơn bóng và giữa khớp có bao chứa dịch khớp, còn diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp. 12. Trình bày sự tiến hóa của bộ xương và hệ cơ người so với thú? - Sự tiến hóa của bộ xương người so với thú + Hộp sọ phát triển. + Lồng ngực nở rộng sang hai bên. + Cột sống cong ở 4 chỗ. + Xương chậu nở, xương đùi lớn. + Bàn chân hình vòm, xương gót phát triển. + Chi trên có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại. - Sự tiến hóa của hệ cơ người so với thú: + Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển. + Cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay đặc biệt cơ ngón cái phát triển giúp người có khả năng lao động. + Cơ vận động lưỡi phát triển. + Cơ mặt phân hóa * Bộ xương và hệ cơ người có nhiều đặc điểm thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động 13. Để hệ cơ và bộ xương phát triển cân đối và khỏe mạnh cần phải làm gì? Để hệ cơ và bộ xương phát triển cân đối và khỏe mạnh cần phải: - Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên và lao động vừa sức. - Thường xuyên luyện tập: tăng thể tích cơ, tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai. - Ngồi học ngay thẳng, mang vác đều hai bên. - Dinh dưỡng hợp lý: Ăn uống đủ chất. Cung cấp đủ chất cho xương phát triển. - Tắm nắng: tăng cường vitamin D giúp chuyển hóa Canxi để tạo xương. Chương III: Tuần hoàn 1. Đông máu là gì? Ý nghĩa của sự đông máu. Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu? Vì sao khi truyền máu cần phải làm xét nghiệm máu. - Đông máu: là hiện tượng máu lỏng chảy ra khỏi mạch tạo thành cục máu đông bịt kín vết thương. - Ý nghĩa: - Giúp cơ thể tự bảo vệ, chống mất máu khi bị thương. - Tiểu cầu đóng vai trò trong quá trình đông máu: Tiểu cầu bám vào vết rách và bám vào nhau để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm vết rách. Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông. - Cần phải xét nghiệm máu: + Tránh tai biến + Tránh nhận các tác nhân gây bệnh 2. Giải thích sự đông máu? Kể tên các nhóm máu ở người? Khi truyền máu cần tuân thủ những nguyên tắc nào? - Giải thích sự đông máu - Tiểu cầu đóng vai trò trong quá trình đông máu: Tiểu cầu bám vào vết rách và bám vào nhau để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm vết rách. - Các nhóm máu ở người: O, A, B, AB - Khi truyền máu cần tuân theo các nguyên tắc: + Lựa chọn nhóm máu cho phù hợp. + Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu. 3. Chu kỳ hoạt động của tim gồm những pha nào? Hãy cho biết một chu kì co giãn của tim chiếm bao nhiêu thời gian? Vì sao tim hoạt động liên tục, suốt đời mà không mệt mỏi? - Chu kỳ hoạt động của tim gồm có 3 pha: Pha nhĩ co ( 0,1s), pha thất co (0,3s), pha dãn chung(0,4s) (0,5đ) - Chu kì hoạt động của tim là 0,8 s - Vì tim co dãn theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ gồm 3 pha ( 0,8 giây ): Pha nhĩ co mất 0,1 giây và nghỉ 0,7 giây; pha thất co mất 0,3 giấy và nghỉ 0,5 giây; pha dãn chung mất 0,4 giây. - Tim nghỉ ngơi hoàn toàn trong một chu kỳ là 0,4 giây. Vậy trong một chu kỳ, tim vẫn có thời gian nghỉ nên tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi. 4. Căn cứ vào chiều dài quãng đường mà máu được bơm qua, dự đoán xem ngăn tim nào có thành cơ tim dày nhất và ngăn tim nào có thành cơ tim mỏng nhất? - Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ vì tâm nhĩ phải co bóp đẩy máu xuống tâm thất, còn tâm thất co bóp mạnh để tạo lực lớn nhất để đẩy máu đến toàn bộ cơ thể. Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất. - Thành cơ tâm nhĩ có thành cơ tim mỏng nhất vì chỉ co bóp đẩy máu xuống tâm thất phải. 5. Viết sơ đồ truyền máu? Theo em phong trào hiến máu nhân đạo có ý nghĩa gì? - Viết đúng sơ đồ truyền máu - Ý nghĩa: . 6. Trình bày cơ chế sự đông máu? - Trong máu có huyết tương và các tế bào máu, bạch cầu , tiểu cầu , khi bị trầy sướt máu chảy ra khỏi mạch, tiểu cầu vỡ ra tạo Enzim kết hợp với chất sinh tơ và ion Ca++ trong huyết tương tạo thành tơ máu (Tơ Fibrin ) bao lấy các tế bào máu tạo thành cục máu đông hàn kín vết thương. 7. Vì sao khi truyền máu cần phải làm xét nghiệm máu. Phải biết sự cần thiết việc xét nghiện máu trước khi truyền vì: + Lựa chọn loại máu cần truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch). + Tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh. 8. Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của tim người phù hợp với chức năng? - Cấu tạo trong của tim gồm 4 ngăn: tâm nhĩ phải, tâm thất phải, tâm nhĩ trái, tâm thất trái. Có các van tim giúp máu lưu thông theo 1 chiều. - Các ngăn tim, độ dày mỏng thành cơ các ngăn tim + Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ vì tâm nhĩ phải co bóp đẩy máu xuống tâm thất, còn tâm thất co bóp mạnh để tạo lực lớn nhất để đẩy máu đến toàn bộ cơ thể. Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất. + Thành cơ tâm nhĩ có thành cơ tim mỏng nhất vì chỉ co bóp đẩy máu xuống tâm thất phải. - Các van tim: Giữa các ngăn tim và giữa tim với các mạch máu đều có van để đảm bảo máu chỉ vận chuyển theo một chiều nhất định. 9. Nêu cách sơ cứu khi bị vết thương chảy máu ở lòng bàn tay? Cách sơ cứu khi bị vết thương chảy máu ở lòng bàn tay: - Bước 1: Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút (cho tới khi thấy máu không chảy ra nữa) - Bước 2: Sát trùng vết thương bằng cồn iôt. - Bước 3: + Khi vết thương nhỏ có thể dùng băng dán. + Khi vết thương lớn cho miếng bông vào giữa hai miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại. 10. Nêu các tác nhân gây hại cho tim mạch? Theo em cần có biện pháp gì và rèn luyện như thế nào để bảo vệ tim và hệ mạch? + Đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch? - Các tác nhân gây hại cho tim mạch: + Khuyết tật hệ tuần hoàn: hở hay hẹp van tim, mạch máu bị xơ cứng. + Vi khuẩn, vi rút: cúm, thương hàn, thấp khớp, bạch hầu + Sốt cao, mất máu, sốc, => Tăng nhịp tim và huyết áp + Cảm xúc âm tính: giận dữ, đau buồn, sợ hãi, hồi hộp. + Sử dụng chất kích thích: rượu, thuốc lá, hêrôin + Thức ăn nhiều mỡ ĐV, quá mặn - Biện pháp rèn luyện để bảo vệ tim và hệ mạch: Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn bằng các hình thức thể dục thể thao, lao động, xoa bóp. - Các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch: + Hạn chế tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn. + Không sử dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, heroin, + Băng bó kịp thời các vết thương không để cơ thể mất nhiều máu. + Khám bệnh định kì để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các khuyết tật liên quan hệ tim mạch + Có đời sống tinh thần thoải mái, vui vẻ; tránh các cảm xúc âm tính. + Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: cúm, thương hàn, bạch hầu. + Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho hệ tim mạch: mỡ động vật, thức ăn quá mặn 11. Sự thực bào là gì? Do những loại bạch cầu nào thực hiện? Nêu sự khác nhau về hoạt động bảo vệ cơ thể của tế bào limpho B và tế bào limpho T? * Sự thực bào là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt Vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng. * Do các loại bạch cầu sau thực hiện - Bạch cầu trung tính. - Đại thực bào (Bạch cầu mô nô). * Sự khác nhau về hoạt động bảo vệ cơ thể của tế bào Limphô B và tế bào Limphô T.(1,0) + Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bẳng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể gây kết dính lại các kháng nguyên. + Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm Vi khuẩn, Vi rút bằng cách nhận diên và tiếp xúc chúng, tiết ra các Prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm và tế bào nhiễm bị phá huỷ. 12. Vòng tuần hoàn nhỏ: hãy mô tả tóm tắt đường đi của máu và nêu vai trò? * Tóm tắt đường đi của máu: Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ dược bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi rồi vào mao mạch phổi qua tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái. * Vai trò: Đưa máu qua phổi để trao đổi khí o xy và thải khi cacbonic. 13. Trình bày cấu tạo của tim? - Cấu tạo của tim + Cơ tim và mô liên kết + Các ngăn tim + Các van tim 14. - Máu có thành phần cấu tạo như thế nào? * Máu gồm có huyết tương và tế bào máu. - Huyết tương: lỏng trong suốt màu vàng chiếm 55% thể tích. - Tế bào máu: đặc đỏ thẫm gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu chiếm 45% thể tích. + Hồng cầu: màu hồng, hình đĩa lõm 2 mặt, không có nhân + Bạch cầu: Trong suốt, khá lớn, có nhân + Tiểu cầu: Chỉ là mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu 15. Khi cơ thể bị mất nước nhiều như khi bị tiêu chảy, khi lao động nặng ra nhiều mồ hôi máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không? Vì sao? - Khi cơ thể mất nước nhiều máu khó có thể lưu thông dễ dàng trong mạch, vì máu sẽ còn chủ yếu là các chất hòa tan và tế bào máu à máu đặc quánh lại khiến máu bị ứ nghẹn trong các mạch máu đặc biệt là các mạch nhỏ như mao mạch 16. - Thành phần chất trong huyết tương có gợi ý gì về chức năng của nó? - Có tới 90% là nước giúp máu lưu thông dễ dàng trong mạch máu. - Đóng vai trò chất mang làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng, nội tiết tố, chất thải,.... 17. Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm? - Vì hồng cầu trong máu có chứa Hb, tại phổi máu được tiếp nhận O2 à máu có màu đỏ tươi, sau đó đi về tỉm rồi đi tới các tế bào trong cơ thể. - Từ các tế bào trong cơ thể, máu lại nhận CO2 bị thải à có màu đỏ thẫm và dẫn về tim rồi tới phổi. 18. Trình bày chức năng của huyết tương và hồng cầu. + Huyết tương: gồm nước, các chất dinh dưỡng, các hoocmôn, các kháng thể, chất thải. - Chức năng: duy trì máu ở trạng thái lỏng, tham gia vận chuyển các chất trong cơ thể. + Hồng cầu: có Hêmôglôbin (Hb) có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển: - Chức năng: - Vận chuyển O2 từ phổi về tim tới các tế bào; - Vận chuyển CO2 từ các tế bào về tim đến phổi. 19. Môi trường trong gồm những thành phần nào? Vai trò của môi trường trong là gì? - Môi trường trong gồm: máu, nước mô và bạch huyết. - Môi trường trong giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài. 20. Trình bày cấu tạo của bạch cầu. Thế nào là kháng nguyên? Kháng thể? Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào? - Bạch cầu là tế bào có nhân, kích thước lớn: đường kính 8-18 µm, số lượng ít hơn rất nhiều so với hồng cầu (7000mm3 – 800mm3), không có hình dạng nhất định. Gồm có 5 loại: + Bạch huyết bào (Limphô bào): Gồm limphô B và limphô T. + Bạch cầu mô nô (đại thực bào) + Bạch cầu trung tính. + Bạch cầu ưa acid. + Bạch cầu ưa kiềm. - Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể. - Kháng thể là những phân tử prôtêin đặc hiệu do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên. - Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa. 21. Miễn dịch là gì? Có những loại miễn dịch nào? - Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó. - Có 2 loại miễn dịch: + Miễn dịch tự nhiên: là khả năng tự chống bệnh của cơ thể (do kháng thể) + Miễn dịch nhân tạo: tạo cho cơ thể khả năng miễn dịch bằng văcxin. 22. Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu? Vậy huyết áp là gì? Có nhận xét gì về huyết áp ở động mạch, mao mạch và tĩnh mạch? Sự chênh lệch về huyết áp có ý nghĩa gì? - Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch bởi do sự co bóp của tim (tâm thất co) tạo ra huyết áp và vận tốc máu. - Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. - Huyết áp ở động mạch lớn nhất và giảm dần đến tĩnh mạch. - Giúp cho máu vận chuyển được trong hệ mạch. Chương IV: Hô hấp Câu 4: Trình bày cấu tạo của và chức năng của hệ hô hấp. Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại. Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp. * Cấu tạo của và chức năng của hệ hô hấp: - Cấu tạo: + Các cơ quan của đường dẫn khí: Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản. + Hai lá phổi: Gồm rất nhiều tế bào phế nang. - Chức năng của cơ quan hô hấp: + Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí vào, ra, ngăn bụi, làm ấm và ẩm không khí vào phổi. + Phổi: Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoà.i * Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại - Trồng nhiều cây xanh - Không xả rác bừa bãi - Không hút thuốc lá - Đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi. * Tác hại của thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chất Nicotin làm tê liệt lớp lông rung lót mặt trong khí quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí có thể ung thư phổi, từ đó bụi, vi khuẩn từ môi trường ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể và có thể gây bệnh về đường hô hấp như: Viêm phổi, lao phổi, ung thư phổi. Như vậy, bản thân sẽ không dùng đồng thời vận động, tuyên truyền người thân, bạn bè không hút thuốc lá để tránh được bệnh tật. 2. Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống? Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? - Hô hấp cung cấp ôxi cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào, đồng thời loại cacbônic ra khỏi cơ thể - Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: Sự thở, sự trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào 3. Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào? - Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào được thực hiện theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. - Sự trao đổi khí ở phổi: + Oxi khuếch tán từ không khí phế nang vào máu. + Cacbonic khuếch tán từ máu vào không khí phế nang. - Sự trao đổi khí ở tế bào: + Oxi khuếch tán từ máu vào tế bào. + Cacbonic khuếch tán từ tế bào vào máu. 4. Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại. - Nêu được các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại: + Cần tích cực trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá để xây dựng môi trường sống và làm việc có bầu không khí trong sạch, ít bị ô nhiễm. + Đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi. 5. Các thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng của nó là gì? * Cấu tạo hệ hô hấp: Gồm các cơ quan ở đường dẫn khí ( Mũi, Họng, Thanh quản, Khí quản, Phế quản) và hai lá phổi. * Chức năng: - Đường dẫn khí: Dẫn khí vào và ra, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi. - Phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài. 6. Hô hấp là gì? Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể? - Hô hấp là quá trình trao đổi khí, lấy khí O2 và thải khí CO2 - Hô hấp cung cấp O2 cho các tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời thải loại CO2 ra khỏi cơ thể. 7. Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí khi đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại? - Đặc điểm cấu tạo của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí khi đi vào phổi: + Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí. + Làm ấm không khí là do lớp mao mạch dày đặc căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc đặc biệt ở mũi và phế quản. - Đặc điểm tham gia bảo vệ phổi tránh tác nhân gây hại: + Lông mũi: Giữ lại các hạt bụi lớn. + Chất nhày: Do niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ. + Lông rung: Quét vật lạ ra khỏi khí quản. + Nắp thanh quản (sụn thanh thiệt): Đậy kín đường hô hấp, ngăn thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt. + Các tế bào limphô ở tuyến amiđan và tuyến V.A tiết ra kháng thể để vô hiệu hoá các tác nhân gây nhiễm. 8. Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí? - Đặc điểm cấu tạo của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí + Số lượng phế nang lớn làm tăng diện tích trao đổi khí + Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch làm phổi nở rộng và xốp. 9. Nhờ đâu mà không khí trong phổi luôn được đổi mới? Thế nào là
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.doc