Đề cương ôn tập thi học kì 2 môn Địa lí Lớp 11 - Năm học 2020-2021

1.Công nghiệp

a. Chiến lược phát triển công nghiệp

- Thiết lập cơ chế thị trường => các nhà máy chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ.

- Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng các khu chế xuất.

- Hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng KHCN mới.

- Tập trung vào các ngành có khả năng sinh lời cao. (5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, SX ô tô và xây dựng).

- Tận dụng nguyên liệu và lao động để phát triển công nghiệp ở nông thôn.

b. Thành tựu của sản xuất công nghiệp

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.

- Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới: (Than, xi măng, thép, phân bón, sản xuất điện)

- Sản lượng các sản phẩm CN tăng nhanh.

- Sự phát triển cuả các ngành CN kĩ thuật cao (tàu vũ trụ Thần Châu V)

- Phát triển các ngành CN địa phương

c. Phân bố

Các trung tâm công nghiệp chủ yếu tập trung ở miền Đông và dọc ven biển tại các thành phố lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Thẩm Dương, Quảng Châu

Công nghiệp Trung Quốc đang mở rộng sang miền Tây.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương ôn tập thi học kì 2 môn Địa lí Lớp 11 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
nh quân theo đầu người tăngà Đời sống của nhân dân được cải thiện.
- Cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến.
III. CÁC NGÀNH KINH TẾ
1.Công nghiệp
a. Chiến lược phát triển công nghiệp
- Thiết lập cơ chế thị trường => các nhà máy chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ.
- Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng các khu chế xuất.
- Hiện đại hoá trang thiết bị, ứng dụng KHCN mới.
- Tập trung vào các ngành có khả năng sinh lời cao. (5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, SX ô tô và xây dựng).
- Tận dụng nguyên liệu và lao động để phát triển công nghiệp ở nông thôn.
b. Thành tựu của sản xuất công nghiệp
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.
- Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới: (Than, xi măng, thép, phân bón, sản xuất điện)
- Sản lượng các sản phẩm CN tăng nhanh.
- Sự phát triển cuả các ngành CN kĩ thuật cao (tàu vũ trụ Thần Châu V)
- Phát triển các ngành CN địa phương
c. Phân bố
Các trung tâm công nghiệp chủ yếu tập trung ở miền Đông và dọc ven biển tại các thành phố lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Thẩm Dương, Quảng Châu 
Công nghiệp Trung Quốc đang mở rộng sang miền Tây.
*2. Nông nghiệp*
*Phân tích mối quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc với Việt Nam*
BÀI 11_ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
I. TỰ NHIÊN
1.Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Vị trí địa lí:
+ Nằm ở đông nam của Châu Á.
+ Trên đất tiền tiếp giáp với 2 nước Ấn Độ, Trung Quốc
+ Giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
+ Cầu nối giữa lục địa Á- Âu với lục địa Australia.
- Lãnh thổ:
+ Diện tích 4,5 triệu km2.
+ Bao gồm các hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen với các biển vịnh phức tạp.
+ Gồm 11 quốc gia chia làm 2 khu vực: lục địa và biển đảo.
2. Đặc điểm tự nhiên
Các yếu tố TN
ĐNÁ lục địa
ĐNÁ biển đảo
Địa hình
- Chủ yếu là đồi núi, các dãy núi hướng TB-ĐN, B-N, nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ à địa hình bị chia cắt mạnh.
- Nhiều đảo, nhiều đồi núi, ít đồng bằng, nhiều núi lửa.
Đất đai
- Màu mỡ, chủ yếu là đất feralit ở đồi núi và phù sa ở đồng bằng.
- Màu mỡ, có nhiều tro bụi của núi lửa.
Khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Bắc Mianma, bắc Việt Nam có mùa đông lạnh.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.
Sông ngòi
- Dày đặc, nhiều sông lớn:sông Mê Công, sông Hồng.
- Ngắn và dốc 
Khoáng sản
- Phong phú: than đá, sắt, thiếc, dầu mỏ.
-Nhiều than, thiếc, dầu mỏ, đồng.
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á
 a. Thuận lợi
- Khí hậu nóng ẩm + đất đai màu mỡ à Thuận lợi phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
- Vùng biển rộng lớn, giàu có à Phát triển tổng hợp kinh tế biển. 
- Giàu khoáng sản, rừng nhiệt đới phong phú và đa dạng =>Phát triển CN, lâm nghiệp.
 b. Khó khăn
- Thiên tai: Động đất, núi lửa, sóng thần, bão, lũ lụt, hạn hán. 
- Tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản khai thác không hợp lí à suy giảm.
II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI 
1. Dân cư
- Có dân số đông ; mật độ dân số cao. 
- Tốc độ gia tăng dân số giảm dần, cơ cấu dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao. à Có lao nguồn động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, nhưng trình độ chuyên môn và tay nghề còn hạn chế.
- Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung đông ở các đồng bằng ven biển. 
2. Xã hội
- Là khu vực đa dân tộc àgặp khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị và xã hội ở mỗi nước.
- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, có nhiều tôn giáo.
- Các nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa, phong tục, tập quánà thuận lợi cho hợp tác và phát triển.
III. KINH TẾ
1. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu nền kinh tế khu vực ĐNA có sự chuyển dịch tích cực nhưng còn chậm từ kinh tế nông nghiệp sang nền kinh công nghiệp và dịch vụ.
2. Các ngành kinh tế
a. Công nghiệp
- Chính sách: 
+ Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài à Hiện đại hoá thiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạo kĩ thuật cho người lao động.
+ Phát triển sản xuất các mặt hàng hướng ra xuất khẩu.
- Mục tiêu: tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi quốc gia.
- Cơ cấu ngành:
+ Công nghiệp khai thác: than, dầu khí và kim loại 
+ Công nghiệp chế biến: sản xuất và lắp ráp xe ôtô, xe máy, thiết bị điện tử ngày càng trở thành thế mạnh; dệt may, giày da, CBLTTP. 
+ Công nghiệp điện lực: có sản lượng khá lớn nhưng bình quân đầu người thấp (bằng 1/3 thế giới).
*b. Dịch vụ*
c. Nông nghiệp
- Trồng lúa nước
- Trồng cây công nghiệp cây ăn quả.
- Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản
IV. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
1. Các mục tiêu chính của ASEAN 
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên.
+ Xây dựng khu vực có nền hoà bình, ổn định.
+ Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.
Þ “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển”
2. Cơ chế hợp tác của ASEAN 
- Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao...
- Thông qua kí kết các hiệp ước.
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
- Xây dựng khu vực thương mại tự do
Þ Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ bảo đảm cho ASEAN đạt được các mục tiêu chung của ASEAN.
3. Thách thức đối với ASEAN
- Kinh tế: Tăng trưởng kinh tế không đều và chưa vững chắc. Trình độ phát triển chênh lệch à một số nước có nguy cơ tụt hậu.
- Xã hội: Còn một bộ phận dân chúng có mức sống thấp, còn tình trạng đói nghèo, thất nhiệp,...
- An ninh – chính trị: Không còn chiến tranh, nhưng vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia, gây mất ổn định cục bộ.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
A. Câu hỏi
1. Sử dụng bản đồ H9.5 SGK để giải thích được sự phát triển và phân bố công nghiệp Nhật Bản.
2. Giải thích được nguyên nhân phát triển kinh tế Trung Quốc.
3. Giải thích được tình hình phát triển kinh tế của Liên Bang Nga.
4. Giải thích vì sao Đông Nam Á lại có thế mạnh xuất khẩu các loại nông sản : gạo, cà phê, caosu...
5. Vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ, phân tích số liệu thống kê :
5.1. Dựa vào bảng số liệu:
DÂN SỐ LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM 
(Đơn vị: Triệu người)
Năm
1991
1995
2000
2005
2010
2015
Số dân
148,3
147,8
145,6
143,0
143,2
144,3
a. Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sự thay đổi qui mô dân số LBNga giai đoạn 1991 – 2015.
b. Nhận xét biểu đồ.
5.2. Dựa vào bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM
Đơn vị: tỉ USD
Năm
1995
2005
2010
2015
Xuất khẩu
443,1
594,9
857,1
773,0
Nhập khẩu
335,9
514,9
773,9
787,2
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2017)
a. Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua 2 năm 1995 và 2015.
b. Nhận xét biểu đồ.
5.3. Dựa vào bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Đơn vị:%)
Năm
2010
2012
2014
2015
In-đô-nê-xi-a
6,2
6,0
5,0
4,8
Ma-lai-xi-a
7,0
5,5
6,0
5,0
Việt Nam
6,4
5,3
6,0
6,7
	(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
a. Hãy vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng gdp trong nước của In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015.
b. Nhận xét biểu đồ.
B. Trắc nghiệm khách quan
BÀI 8_ LIÊN BANG NGA
Câu 1: Lãnh thổ Liên bang Nga chủ yếu nằm trong vành đai khí hậu nào sau đây?
A. Cận cực.	B. Ôn đới.	C. Cận nhiệt.	D. Ôn đới lục địa.
Câu 2: Loại rừng chiếm diện tích chủ yếu ở Liên bang Nga là
A. rừng taiga.	B. rừng lá cứng.	C. rừng lá rộng.	D. thường xanh.
Câu 3: Sông nào sau đây được coi là biểu tượng của LB Nga?
A. Sông Ô-bi.	B. Sông Lê-na.	C. Sông Von-ga.	D. Sông Ê-nit-xây.
Câu 4: LB Nga giáp với các đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.	B. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.
C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.	D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Câu 5: Địa hình Liên Bang Nga có đặc điểm
A. cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.	B. cao ở phía nam, thấp dần về phía bắc.
C.  cao ở phía đông, thấp dần về phía tây.	D. cao ở phía tây, thấp dần về phía đông.
Câu 6: Lãnh thổ LB Nga bao gồm phần lớn đồng bằng
A. Bắc Á và toàn bộ phần Đông Á.	B. Đông Âu và toàn bộ phần Tây Á.
C. Bắc Á và toàn bộ phần Trung Á.	D. Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
Câu 7: Đại bộ phận địa hình phần lãnh thổ phía Tây nước Nga là
A. núi và sơn nguyên.	B. đồng bằng và vùng trũng.
C. bán bình nguyên và vùng trũng.	D. đồng bằng và bán bình nguyên.
Câu 8: Dòng sông làm ranh giới để chia LB Nga làm 2 phần phía Tây và phía Đông là
A. Sông Ê-nít-xây.	B. Sông Von-ga.	C. Sông Ô-bi.	D. Sông Lê-na.
Câu 9: Biển Ban-tích, biển Đen và biển Ca-xpi tiếp giáp với phía nào của Liên Bang Nga?
A. Đông và đông nam.	B. Bắc và đông bắc.	C. Tây và tây nam.	D. Nam và đông nam.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây là không đúng với phần phía Đông của LB Nga?
A. Phần lớn là núi và cao nguyên.	B. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn.
C. Có trữ năng thủy điện lớn.	D. Có đồng bằng Đông Âu tương đối cao.
Câu 11: Rừng của Liên bang Nga tập trung chủ yếu ở
A. phần lãnh thổ phía Tây.	B. vùng núi U-ran.
C.  phần lãnh thổ phía Đông.	D. Đồng bằng Tây Xi bia.
Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng về đồng bằng tây Xibia của Liên bang Nga?
A. Là khu vực tương đối cao, nhiều đồi núi thấp, màu mỡ.
B. Tập trung nhiều khoáng sản đặc biệt dầu mỏ, khí đốt.
C. Là khu vực thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
D. Là vùng chăn nuôi chính của Liên Bang Nga.
Câu 13: Ranh giới tự nhiên giữa hai châu lục Á- Âu trên lãnh thổ Liên bang Nga là
A. sông Vonga.	B. sông Ô bi.	C. núi Capcat.	D. dãy Uran.
Câu 14: Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của Nga là
A. Mát-xcơ-va và Vôn-ga-grát.	B. Xanh Pê-téc-bua và Vôn-ga-grát
C. Vôn-ga-grát và Nô-vô-xi-biếc.	D. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua.
Câu 15: Có địa hình tương đối cao, xen lẫn các đồi thấp, đất màu mỡ là đặc điểm của
A. đồng bằng Tây Xi-bia.	B. đồng bằng Đông Âu.
C. cao nguyên trung Xi-bia.	D. núi U-ran.
BÀI 9_ NHẬT BẢN
Câu 1: Các đảo Nhật Bản lần lượt từ nam lên bắc là
A. Hôn- su, Kiu-xiu, Xi-cô-cư, Hô-cai-đô.	B. Xi-cô-cư, hôn-su, kiu-xiu, Hô-cai-đô.
C. Kiu-Xiu, Xi-cô-cư, Hôn-su, Hô-cai-đô.	D. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Hô-cai-đô.
Câu 2: Sông ngòi Nhật Bản có đặc điểm nào sau đây?
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều trên cả nước.
B. Chủ yếu là các sông nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thủy điện.
C. Có nhiều sông lớn bồi tụ những đồng bằng phù sa màu mỡ.
D. Các sông có giá trị tưới tiêu nhưng không có giá trị thủy điện.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản?
A. Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.	B. Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, ít mưa.
C. Địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều núi lửa.	D. Có nhiều thiên tai động đất, núi lửa, sóng thần.
Câu 4: Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là
A. hàn đới và ôn đới lục địa.	B. hàn đới và ôn đới hải dương.
C. ôn đới và cận nhiệt đới hải dương.	D. ôn đới và cận nhiệt đới lục địa.
Câu 5: Loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất ở Nhật Bản?
A. Than đá và đồng.	B. Than và sắt.	C. Dầu mỏ và khí đốt.	D. Than đá và dầu khí.
Câu 6: Nhân tố nào sau đây làm cho khí hậu Nhật Bản phân hóa thành khí hậu ôn đới và khí hậu cận nhiệt?
A. Nhật Bản là một quần đảo.	B. Các dòng biển nóng và lạnh.
C. Nhật Bản nằm trong khu vực gió mùa.	D. Lãnh thổ trải dài theo hướng Bắc - Nam.
Câu 7: Những hoạt động kinh tế nào có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ của Nhật Bản?
A. Du lịch và thương mại.	B. Thương mại và tài chính.
C. Bảo hiểm và tài chính.	D. Đầu tư ra nước ngoài.
Câu 8: Nhật Bản đứng đầu thế giới về sản lượng
A. chè.	B. cà phê.	C. lúa gạo.	D. tơ tằm.
Câu 9: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế hiện nay là
A. thiếu tài nguyên khoáng sản, nhiều thiên tai.	B. thiếu tài nguyên khoáng sản, địa hình bị chia cắt.
C. thiếu tài nguyên khoáng sản, khí hậu khắc nghiệt.	D. khí hậu khắc nghiệt, nhiều động đất và sóng thần.
Câu 10: Nguyên nhân chính tạo ra những sản phẩm mới làm cho công nghiệp Nhật Bản có sức cạnh tranh trên thị trường là
A. áp dụng kĩ thuật mới, mua bằng sáng chế.	B. duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
C. tập trung cao độ vào ngành then chốt.	D. chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp.
Câu 11: Vùng biển Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn chủ yếu do
A. nằm ở nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau. B. khí hậu ôn đới gió mùa, dòng biển nóng chảy qua.
C. có đường bờ biển dài và vùng biển rộng.	D. nằm ở nơi di lưu của các luồng sinh vật.
Câu 12: Ngành công nghiệp không có lợi thế về tài nguyên nhưng vẫn giữ vị trí cao trên thế giới là
A. dệt	B. luyện kim.	C. chế biến lương thực	D. chế biến thực phẩm.
Câu 13: Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản phân bố chủ yếu ở phía nào của lãnh thổ?
A. Bắc.	B. Nam.	C. Tây Bắc.	D. Đông Nam.
Câu 14: Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do
A. có nguồn lao động dồi dào, trình độ người lao động cao
B. hạn chế sử dụng nhiều nguyên nhiên liệu, lợi nhuận cao.
C. không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.
D. có nguồn vốn lớn, nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
Câu 15: Ngành giao thông vận tải biển của Nhật Bản có điều kiện thuận lợi để phát triển là
A. vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ thuận lợi	B. công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.
C. số dân rất đông, nhu cầu giao lưu lớn.	D. ngành đánh bắt hải sản phát triển mạnh.
BÀI 10_ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Câu 1: Đặc điểm chính của địa hình Trung Quốc là
A. thấp dần từ bắc xuống nam.	B. thấp dần từ tây sang đông.
C. cao dần từ bắc xuống nam.	D. cao dần từ tây sang đông.
Câu 2: Miền Đông Trung Quốc thuộc kiểu khí hậu
A. cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa.	B. nhiệt đới và xichs đạo gió mùa.
C. ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa.	D. cận nhiệt đới và ôn đới lục địa.
Câu 3: Các ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh dựa trên thế mạnh nào dưới đây?
A. Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.
B. Lực lượng lao động có kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.
C. Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.
D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao.
Câu 4: Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là
A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.	B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.	D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.
Câu 5: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc phát triển mạnh dựa trên lợi thế chủ yếu nào sau đây?
A. Thu hút được rất nhiều vốn, công nghệ từ nước ngoài.
B. Có nhiều làng nghề với truyền thống sản xuất lâu đời.
C. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.
D. Nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 6: Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của
A. công cuộc đại nhảy vọt.	B. cuộc cách mạng văn hóa.
C. công cuộc hiện đại hóa.	D. cải cách trong nông nghiệp.
Câu 7: Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?
A. Điện, luyện kim, cơ khí.	B. Điện, chế tạo máy, cơ khí.
C. Điện tử, cơ khí chính xác, máy tự động.	D. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác.
Câu 8: Đồng bằng nào sau đây của Trung Quốc thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất?
A. Đông Bắc.	B. Hoa Bắc.	C. Hoa Trung.	D. Hoa Nam.
Câu 9: Trung Quốc đã áp dụng biện pháp chủ yếu nào sau đây để thu hút đầu tư nước ngoài?
A. Tiến hành cải cách ruộng đất.	B. Phát triển kinh tế thị trường.
C. Thành lập các đặc khu kinh tế.	D. Mở các trung tâm thương mại.
Câu 10: Nguyên nhân nào sau đây là cơ bản nhất khiến miền Tây Bắc của Trung Quốc hình thành nhiều hoang mạc và bán hoang mạc?
A. Chịu tác động của dòng biển lạnh.	B. Nằm gần xích đạo, khí hậu khô khan.
C. Nằm sâu trong lục địa, khí hậu khắc nghiệt.	D. Nằm trong vùng cận cực, khí hậu khắc nghiệt.
Câu 11: Biện pháp nào sau đây không được Trung Quốc thực hiện trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường?
A. Tăng cường vốn đầu tư để hiện đại hóa trang thiết bị.
B. Mở rộng quyền tự chủ cho các nhà máy, xí nghiệp.
C. Sử dụng lực lượng lao động nông thôn để sản xuất công nghiệp.
D. Xây dựng các khu chế xuất duyên hải thu hút đầu tư nước ngoài.
Câu 12: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế - xã hội là
A. thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.	B. tình trạng đói nghèo không còn phổ biến.
C. xóa bỏ chênh lệch phân hóa giàu nghèo.	D. tổng GDP đã đạt mức cao nhất thế giới.
Câu 13: Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính là:
A. chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và xây dựng.
B. chế tạo máy, điện tử, hóa chất, sản xuất ô tô và luyện kim.
C. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và luyện kim.
D. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
Câu 14: Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở
A. miền Tây.      	B. miền Đông.
C. ven biển.      	D. gần Nhật Bản và Hàn Quốc.
Câu 15: Ý nào sau đây không phải là chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc?
A. Thay đổi cơ chế quản lý.	B. Thực hiện chính sách mở cửa.
C. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.	D. Ưu tiên phát triện công nghiệp truyền thống.
BÀI 11_ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho diện tích rừng ở các nước Đông Nam Á bị thu hẹp là do
A. khai thác không hợp lí và cháy rừng.	B. cháy rừng và xây dựng nhà máy thủy điện.
C. mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp.	D. kết quả trồng rừng còn nhiều hạn chế.
Câu 2: Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp hai đại dương là
A. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.	B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.	D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
Câu 3: Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là
A. phát triển thủy điện.	B. phát triển lâm nghiệp.	
C. phát triển kinh tế biển.	D. phát triển chăn nuôi.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á?
A. Khí hậu nóng ẩm.	B. Khoáng sản nhiều loại.	
C. Đất trồng đa dạng.	D. Rừng ôn đới phổ biến.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
A. Địa hình bị chia cắt mạnh.	B. Có rất nhiều núi lửa và đảo.
C. Nhiều nơi núi lan ra sát biển.	D. Nhiều đồng bằng châu thổ.
Câu 6: Các quốc gia nào sau đây không thuộc Đông Nam Á biển đảo?
A. Thái Lan, Đông-Ti-mo.	B. Bru-nây, Phi-lip-pin.
C. Xing-ga-po, Cam-pu-chia.	D. Cam-pu-chia, Việt Nam.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng về dân cư - xã hội của phần lớn các nước Đông Nam Á hiện nay?
A. Lao động có chuyên môn kĩ thuật chiếm tỉ lệ lớn.	
B. Dân cư tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ.
C. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ.
D. Có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa.
Câu 8: Hướng phát triển của công nghiệp Đông Nam Á không phải là
A. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.	B. hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ.
C. tập trung sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước.	D. tăng cường đào tạo kĩ thuật cho người lao động.
Câu 9: Một số sản phẩm công nghiệp của Đông Nam Á đã có được sức cạnh tranh trên thị trường thế giới chủ yếu là nhờ vào việc
A. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.	B. tăng cường công nhân có trình độ kĩ thuật cao.
C. đầu tư vốn để đổi mới nhiều máy móc, thiết bị.	D. có sự liên kết và hợp tác sản xuất giữa các nước.
Câu 10: Quốc gia có sản lượng lúa gạo lớn nhất Đông Nam Á là
A. Phi-lip-pin.	B. In-đô-nê-xi-a.	C. Thái Lan.	D. Việt Nam.
Câu 11: Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là
A. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.	B. lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.
C. lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.	D. lúa mì, dừa, cà phê, ca cao, mía.
Câu 12: Vấn đề nào sau đây không còn là thách thức lớn đối với các nước ASEAN hiện nay?
A. Tình trạng ô nhiễm môi trường.	B. Chênh lệch giàu nghèo lớn.
C. Thất nghiệp, thiếu việc làm.	D. Thiếu lương thực trầm trọng.
Câu 13: Nguyên nhân chính làm cho ngành khai thác hải sản ở các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế là
A. phương tiện khai thác thô sơ, chậm đổi mới.	B. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai.
C. chưa chú trọng phát triển các ngành kinh

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_thi_hoc_ki_2_mon_dia_li_lop_11_nam_hoc_2020.doc