Đề cương ôn tập thi học kì I môn Ngữ Văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021
1.Kiến thức : HS cần nắm được
-Đặc điểm chính của hình tượng nhân vật Huấn Cao : có cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa, khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt, vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài
-Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân
-Xây dựng tình huống truyện độc đáo, tạo không khí cổ xưa, bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản, ngôn ngữ giàu tính tạo hình
2.Kĩ năng: -Đọc- hiểu một truyện ngắn hiện đại
-Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 Năm học: 2020-2021 I. ĐỌC HIỂU (3điểm) -HS cần chú ý các kĩ năng về thao tác lập luận so sánh, thao tác lập luận phân tích -Tiếng việt: Xem lại các bài thực hành về tiếng việt đã học trong HKI, biết vận dụng vào một số bài tập ( Thực hành về thành ngữ, điển cố’; Thực hành lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu; Thực hành một số kiểu câu trong văn bản.) Nắm được khái niệm ngôn ngữ báo chí, các thể loại và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí. -Đọc văn: Nắm được nội dung, nghệ thuật của các văn bản đã học thuộc giai đoạn văn học trung đại (Vào phủ chúa Trịnh; Tự tình; Câu cá mùa thu; Thương vợ; Bài ca ngất ngưởng; Bài ca ngắn đi trên bãi cát; Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) , chỉ ra được nghĩa của một số từ trong văn bản, xác định được các phương thức biểu đạt, các biện pháp tu từ nghệ thuật và tác dụng của chúng trong văn bản đó. - Xem lại kĩ năng viết đoạn để viết đoạn văn bày tỏ một ý kiến, một quan điểm với luận điểm rõ ràng, luận cứ chặt chẽ, có tính thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, rõ ý, không sai chính tả, nghữ pháp. * Lưu ý: xem nội dung cụ thể các bài học ở đề cương ôn tập giữa HKI * Bài tập minh họa: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “...Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ. Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ. Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đan to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.” 1/ Các từ sau được hiểu như thế nào? “hỏa mai”, “rơm con cúi”, “mã tà ma ní”. “bọn...lũ...” 2/ Nêu nội dung của đoạn văn. 3/ Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng của các biện pháp đó. 4/ Viết đoạn văn ngắn bàn về trách nhiệm của người thanh niên đối với đất nước. II. LÀM VĂN ( 7 điểm) 1. Kĩ năng: Nghị luận văn học -Nghị luận văn học: Phân tích một nhân vật, một tình huống, một chi tiết, một sự kiện, một nội dung ...trong tác phẩm tự sự. à Biết cách phân tích đề, lập dàn ý, viết câu, diễn đạt, vận dụng được các thao tác lập luận vào trong bài viết, dẫn chứng chính xác, chọn lọc, thể hiện rõ bố cục 3 phần của bài viết. 2.Kiến thức: Các văn bản đã học về văn xuôi hiện đại Việt nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 Bài : Hai đứa trẻ (Thạch Lam) A.Tóm tắt nội dung: 1.Kiến thức : HS cần nắm được -Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn , những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ. -Niềm xót xa thương cảm của nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh, tù đọng của người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng, nâng niu những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ -Tác phẩm đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ, là truyện tâm tình với lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự 2.Kĩ năng: -Đọc- hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại - Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự B.Câu hỏi và bài tập: 1.Phân tích tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ? 2.”Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam không có cốt truyện rõ rệt nhưng người đọc không vì thế mà dễ dàng quên ngay sau khi đọc” Anh chị có thể lí giải điều đó không? 3.Truyện ngắn “ Hai đứa trẻ “ như một bài thơ trữ tình đượm buồn về cuộc sống và con người nơi phố huyện. Hãy làm rõ điều đó? 4. Phân tích tâm trạng đón đợi tàu của chị em Liên. Bài : Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) A.Tóm tắt nội dung: 1.Kiến thức : HS cần nắm được -Đặc điểm chính của hình tượng nhân vật Huấn Cao : có cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa, khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt, vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người trọng nghĩa khinh tài -Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân -Xây dựng tình huống truyện độc đáo, tạo không khí cổ xưa, bút pháp lãng mạn và nghệ thuật tương phản, ngôn ngữ giàu tính tạo hình 2.Kĩ năng: -Đọc- hiểu một truyện ngắn hiện đại -Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự B.Câu hỏi và bài tập: 1/Phân tích cảnh cho chữ- một “ cảnh tượng xưa nay chưa từng có” ? 2/Tại sao Nguyễn Tuân lại coi viên quản ngục như” một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn , xô bồ”? 3/“Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là một trong những truyện ngắn của tập “Vang bóng một thời”. Dựa vào hai nhan đề, anh ( chị) thử phân tích một vài nét trong truyện ngắn này để hiểu thêm về ý nghĩa của truyện? 4/Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “ Chữ người tử tù”? Bài : Hạnh phúc của một tang gia ( Trích “ Số đỏ “-Vũ Trọng Phung-) A.Tóm tắt nội dung: 1.Kiến thức : HS cần nắm được -Bộ mặt thật của xã hội thành thị tư sản lố lăng, kệch cỡm -Thái độ phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời khoác áo văn minh, “Âu hóa” nhưng thực chất hết sức giả dối, đồi bại và nỗi xót xa kín đáo của nhà văn trước sự băng hoại đạo đức con người -Bút pháp trào phúng đặc sắc: tạo dựng mâu thuẫn và nhiều tình huống hài hước, xây dựng chân dung biếm họa sắc sảo, giọng điệu châm biếm 2.Kĩ năng: Đọc- hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng B.Câu hỏi và bài tập: 1. Suy nghĩ của anh ( chị) về bức chân dung biếm họa và cảnh đám ma” gương mẫu trong đoạn trích? 2.Nhận xét về Số đỏ có người cho rằng trong tác phẩm có” nụ cười vừa thông minh sắc sảo, vừa đầy khinh bỉ của nhà văn đối với một tầng lớp xã hội nhố nhăng, lố bịch “. Hãy tìm trong đoạn trích những chi tiết chứng minh cho nhận định trên? 3.Phân tích những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật trong đoạn trích” Hạnh phúc của một tang gia”? Bài : Chí Phèo ( Nam Cao) A.Tóm tắt nội dung: 1.Kiến thức : HS cần nắm được -Hình tượng nhân vật Chí Phèo ( những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi đi tù, nhất là tâm trạng và hành động của Chí sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự sát ) -Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm -Những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao như điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật. 2.Kĩ năng: Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại B.Câu hỏi và bài tập: 1.Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của Chí sau khi gặp Thị Nở cho đến lúc tự sát? 2.Viết về Nam Cao, sách ngữ văn 11 viết “ Nhà văn không hề bôi nhọ người nông dân mà trái lại, đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của họ ngay cả khi họ bị xã hội vùi dập, cướp mất cả nhân hình và nhân tính “. Dựa vào tác phẩm Chí Phèo để làm rõ nhận định trên? 3.Chí Phèo là nhân vật điển hình cho người nông dân nghèo tha hóa. Hãy làm rõ ý kiến trên?
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_thi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2020.doc