Đề cương ôn tập Tiếng Việt Lớp 4 - Buổi 2: Dạy trực tuyến ôn tập về Tiếng Việt
Các nghĩa trên của từ chân có được là do chuyển nghĩa theo những mối quan hệ khác nhau. Sự chuyển nghĩa từ chân người thành chân bàn, chân núi là dựa vào mối quan hệ tương đồng (giống nhau về vị trí, chức năng) hoặc thành nghĩa chỉ “người” trong có chân trong Ban quản trị là dựa vào quan hệ tiệm cận (“người” và “chân” luôn đi đôi với nhau).
- Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa được chia thành:
+ Nghĩa gốc (nghĩa chính, nghĩa đen): là nghĩa làm cơ sở để chuyển nghĩa, hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển (nghĩa phụ, nghĩa bóng): là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
Lưu ý: Trong nghĩa của từ còn có các nghĩa bị hạn chế về phạm vi sử dụng, như nghĩa văn chương, nghĩa thuật ngữ, nghĩa địa phương. Ví dụ, nghĩa “đẹp” của từ hoa là nghĩa văn chương, nghĩa “tốt” của từ ngon là nghĩa địa phương.
-> Khi đọc văn bản hoặc tạo văn bản cần chú ý.
- Các từ nhiều nghĩa trong những tình huống sử dụng bình thường được dùng với một nghĩa. Tuy nhiên có những trường hợp từ được dùng với nhiều nghĩa để tạo cách hiểu bất ngờ, đặc biệt trong thơ văn trào phúng, châm biếm, đả kích.
- Để hiểu đúng nghĩa của từ nhiều nghĩa, phải đặt từ trong ngữ cảnh, trong mối quan hệ với những từ khác, câu khác trong văn bản.
- Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
BUỔI 2: ( DẠY TRỰC TUYẾN) ÔN TẬP VỀ TỪ TIẾNG VIỆT A. Lý thuyết. I. TỪ 1. Khái niệm: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. 2. Phân biệt từ và tiếng. * Từ: - Đơn vị để tạo câu. - Từ có thể hai hay nhiều tiếng. *Tiếng: - Đơn vị để tạo từ. - Tiếng chỉ có một hình vị (âm tiết). 3. Phân loại: Từ có 2 loại a. Từ đơn: Chỉ có một tiếng. b. Từ phức: có tiếng trở lên. + Từ ghép: các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. + Từ láy: các tiếng có quan hệ với nhau bằng hình thức láy âm. 4. Tìm hiểu về từ ghép và từ láy. a. Từ ghép. * Từ ghép tổng hợp (TG đẳng lập, TG hợp nghĩa, TG song song): + Các tiếng có qh ngang hàng và bình đẳng với nhau. Thường đổi trật tự được cho nhau. VD: ếch nhái, buồn vui, đi đứng. + Đặc điểm: Các tiếng kết hợp với nhau phải cùng một phạm trù ngữ nghĩa, hoặc đồng nghĩa hoặc cùng trái nghĩa với nhau. => TGTH có nghĩa khái quát hơn nghĩa của mỗi đơn vị tạo nên chúng. VD: áo + quần -> áo quần, đợi + chờ -> đợi chờ... * Từ ghép phân loại (TG chính phụ, TG phân nghĩa) + Là những TG mà trong đó có một tiếng giữ vai trò chính, còn các tiếng khác giữ vai trò bổ sung cho ý nghĩa chính. VD: vui -> vui lòng, rau -> rau cải... + Đặc điểm: Các tiếng kết hợp với nhau theo kiểu: danh từ - tính từ, DT - ĐT, DT - DT. Các tiếng rất cố định, không thể đổi vị trí cho nhau được. VD: hoa + hồng, xe + đạp... => TGPL có nghĩa cụ thể hơn nghĩa của một từ chính đã cho. b. Từ láy. * Các kiểu từ láy. + Láy hoàn toàn: - Láy lại nguyên tiếng gốc, giữ nguyên thanh điệu. VD: đăm đăm, chằm chằm... - Láy lại nguyên tiếng gốc, biến đổi thanh điệu. VD: dìu dịu, hây hẩy, cỏn con... - Láy toàn bộ biến đổi phụ âm cuối và thanh điệu. VD: đèm đẹp, ang ác, anh ách, nhờn nhợt... +Láy bộ phận. - Láy phụ âm đầu. VD: mênh mông, mong manh, đủng đỉnh, rì rào... - Láy vần. VD: lác đác, lao xao, lấm tấm, linh tinh... +Nghĩa của từ láy. - Nghĩa của từ láy so với tiếng gốc. VD1: đỏ -> đo đỏ, nhỏ -> nho nhỏ. => Giảm nhẹ. VD2: sạch -> sạch sành sanh, sít -> sít sìn sịt => Tăng tiến. - Nghĩa biểu trưng (biểu đạt) của từ láy. + Gợi hình ảnh. + Gợi âm thanh. + Trạng thái cảm xúc. VD: -> Tác dụng: * Lưu ý: - Một số từ vừa có quan hệ ngữ nghĩa vừa có quan hệ ngữ âm nhưng cả hai tiếng đều có nghĩa và sử dụng độc lập -> Từ ghép. VD: bao bọc, cằn cỗi, chùa chiền, đền đài, đi đứng... - Nếu như hai tiếng có quan hệ ngữ âm, ngữ nghĩa nhưng một tiếng đã mất nghĩa hoặc mờ nghĩa -> Từ láy. VD: khách khứa, lơ mơ, đẹp đẽ... II. TỪ NHIỀU NGHĨA, HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ - Từ có thể có một nghĩa, nhưng phần lớn các từ trong ngôn ngữ là những từ có nhiều nghĩa. - Chuyển nghĩa là hiện tượng tăng thêm nghĩa cho từ nhằm tạo ra các từ nhiều nghĩa. VD: Từ chân có các nghĩa: Bộ phận dưới cùng của người hay động vật, ding để nâng đỡ và di chuyển thân thể. Chân trái, chân bước đi... Chân con người biểu trưng cho cương vị, tư thế trong tập thể, tổ chức. Có chân trong Ban quản trị. Một phần tư con vật bốn chân khi làm thịt chia ra. Đụng một chân lợn. Phần cuối cùng của một số vật dùng để đỡ hoặc bám chắc trên mặt nền. Chân kiềng. Các nghĩa trên của từ chân có được là do chuyển nghĩa theo những mối quan hệ khác nhau. Sự chuyển nghĩa từ chân người thành chân bàn, chân núi là dựa vào mối quan hệ tương đồng (giống nhau về vị trí, chức năng) hoặc thành nghĩa chỉ “người” trong có chân trong Ban quản trị là dựa vào quan hệ tiệm cận (“người” và “chân” luôn đi đôi với nhau). - Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa được chia thành: + Nghĩa gốc (nghĩa chính, nghĩa đen): là nghĩa làm cơ sở để chuyển nghĩa, hình thành các nghĩa khác. + Nghĩa chuyển (nghĩa phụ, nghĩa bóng): là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Lưu ý: Trong nghĩa của từ còn có các nghĩa bị hạn chế về phạm vi sử dụng, như nghĩa văn chương, nghĩa thuật ngữ, nghĩa địa phương... Ví dụ, nghĩa “đẹp” của từ hoa là nghĩa văn chương, nghĩa “tốt” của từ ngon là nghĩa địa phương. -> Khi đọc văn bản hoặc tạo văn bản cần chú ý. - Các từ nhiều nghĩa trong những tình huống sử dụng bình thường được dùng với một nghĩa. Tuy nhiên có những trường hợp từ được dùng với nhiều nghĩa để tạo cách hiểu bất ngờ, đặc biệt trong thơ văn trào phúng, châm biếm, đả kích... - Để hiểu đúng nghĩa của từ nhiều nghĩa, phải đặt từ trong ngữ cảnh, trong mối quan hệ với những từ khác, câu khác trong văn bản. - Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. B. Bài tập Bài 1: Tìm từ đơn, từ láy, từ ghép trong các câu: a. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới... Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. b. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. c. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép. Bài 2: Tìm từ láy trong đoạn văn sau: Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Bài 3. Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết tác dụng của chúng trong đoạn thơ. Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời Tay nhè nhẹ chút, người ơi Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng. Mảnh sân trăng lúa chất đầy Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình Nắng già hạt gạo thơm ngon Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho. Bài 4 .Đọc các câu sau và xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ “ngọt” trong các câu sau a)Em ạ, Cu ba ngọt lịm đường Mía xanh đồng bãi biếc đồi nương Cam ngon xoài ngọt vàng nông trại Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương. (Tố Hữu, Từ Cuba) b)Anh đà có vợ hay chưa Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào. (Ca dao) c)Con dao này cắt rất ngọt. d)Đàn ngọt, hát hay Từ “ngọt” trong các câu trên có nghĩa như thế nào? Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển? Bài 5: Phân biệt nghĩa các từ in đậm; cho biết những từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa: A. Bạc 1. Cái nhẫn bằng bạc. 2. Đồng bạc trắng hoa xoè. 3. Cờ bạc là bác thằng bần. 4.Ông Ba tóc đã bạc. 5. Dừng xanh như lá bạc như vôi. 6. Cái quạt máy này phải thay bạc. B. Đàn a. Cây đàn ghi ta. b. Vừa đàn vừa hát. c. Lập đàn tế lễ. d. Bước lên diễn đàn. đ. Đàn chim tránh rét bay về. e. Đàn thóc ra phơi Bài 6: Xác định hiện tượng nhiều nghĩa, hiện tượng đồng âm trong các trường hợp sau: a.Từ “lá” trong: Khi chiếc lá xa cành Lá không còn màu xanh Mà sao em xa anh Đời vẫn xanh rời rợi. (Gửi em dưới quê làng, Hồ Ngọc Sơn) Và trong: Công viên là lá phổi của thành phố. b.Từ “đường” trong: Đường ra trận mùa này đẹp lắm. (Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây) Và trong: Ngọt như đường. c.Từ “đào” trong: Đào vừa ra hoa.(Ca chiu xa) Và trong: Bác Hai đang đào đất. d.Từ “già” trong: Mẹ già như chuối chín cây.( Mừng tuổi mẹ) Và trong: Phải tôi thật già thép mới cứng. Đáp án: Bài 1: Tìm từ đơn, từ láy, từ ghép trong các câu: a. Mưa mùa xuân/ xôn xao,/ phơi phới... Những/ hạt mưa /bé nhỏ,/ mềm mại,/ rơi/ mà /như/ nhảy nhót. b. Chú /chuồn chuồn nước/ tung cánh /bay /vọt /lên. Cái /bóng chú/ nhỏ xíu/ lướt /nhanh /trên /mặt hồ/. Mặt hồ/ trải /rộng /mênh mông/ và /lặng sóng. c. Ngoài đường,/ tiếng mưa /rơi /lộp độp, tiếng/ chân người/ chạy /lép nhép. Từ láy: xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót, mênh mông, lộp độp, lép nhép Bài 2: Tìm từ láy trong đoạn văn sau: Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Bài 3. Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết tác dụng của chúng trong đoạn thơ. Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời Tay nhè nhẹ chút, người ơi Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng. Mảnh sân trăng lúa chất đầy Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình Nắng già hạt gạo thơm ngon Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho. Tác dụng: làm nổi bật hình ảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam thật vui tươi, náo nức, cánh đồng lúa tốt mênh mông hứa hẹn một cuộc sống ấm no. Những hình ảnh đó gợi cho ta thấy không khí đầm ấm, thanh bình nơi thôn quê khi mùa gặt đến. Bài 4 .Đọc các câu sau và xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ “ngọt” trong các câu sau a)Em ạ, Cu ba ngọt lịm đường ( Nghĩa gốc) Mía xanh đồng bãi biếc đồi nương Cam ngon xoài ngọt vàng nông trại( Nghĩa gốc) Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương. (Tố Hữu, Từ Cuba) b)Anh đà có vợ hay chưa Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào. (Ca dao) ( Nghĩa chuyển) c)Con dao này cắt rất ngọt. ( Nghĩa chuyển) d)Đàn ngọt, hát hay ( Nghĩa chuyển) Bài 5: Phân biệt nghĩa các từ in đậm; cho biết những từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa: A. bạc 1. Cái nhẫn bằng bạc. ( tên một kim loại quý) 2. Đồng bạc trắng hoa xoè. (tiền) 3. Cờ bạc là bác thằng bần. (trò chơi ăn tiền, khụng lành mạnh) 4.Ông Ba tóc đã bạc. (màu trắng) 5. Dừng xanh như lá bạc như vôi. (thay lòng đổi dạ) 6. Cái quạt máy này phải thay bạc. (một bộ phận của cái quạt) Các từ bạc ở câu 1,4, 5, 6 là từ đồng âm, các từ bạc 1, 2, 3 là từ nhiều nghĩa. B. đàn a. Cây đàn ghi ta. (một loại đàn) b. Vừa đàn vừa hát. (động tác đánh đàn) c. Lập đàn tế lễ. (Làm cao hơn so với mặt đất) d. Bước lên diễn đàn. (sân khấu) đ. Đàn chim tránh rét bay về. (số lượng) e. Đàn thóc ra phơi (san đều trên mặt phẳng) (Hiện tượng nhiều nghĩa:a - b; c - d) Bài 6 Xác định hiện tượng nhiều nghĩa, hiện tượng đồng âm trong các trường hợp sau: a.Từ “lá” trong: Khi chiếc lá xa cành Lá không còn màu xanh Mà sao em xa anh Đời vẫn xanh rời rợi. (Gửi em dưới quê làng, Hồ Ngọc Sơn) Và trong: Công viên là lá phổi của thành phố. => Đây là từ nhiều nghĩa b.Từ “đường” trong: Đường ra trận mùa này đẹp lắm. (Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây) Và trong: Ngọt như đường. => Đây là từ đồng âm c.Từ “đào” trong: Đào vừa ra hoa.(Ca chiu xa) Và trong: Bác Hai đang đào đất. => Đây là từ đồng âm d.Từ “già” trong: Mẹ già như chuối chín cây.( Mừng tuổi mẹ) Và trong: Phải tôi thật già thép mới cứng. => Đây là từ nhiều nghĩa
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_tieng_viet_lop_4_buoi_2_day_truc_tuyen_on_ta.doc