Đề cương Sinh học lớp 8 học kì I

1, Phản xạ là gì? Lấy 2 ví dụ:

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh.

- Ví dụ:

+ Chạm tay vào vật mang điện (điện áp nhỏ) thì tay sẽ tự động thụt tay lại.

+ Khi bị kiến cắn vào chân thì tay sẽ tự động đập chết con kiến đó.

2, Xương to và dài ra do đâu:

- Xương to ra: nhờ sự phân chia của lớp tế bào ở màng xương tạo ra các tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương làm cho xương to ra về bề ngang, lớp tế bào này có vai trò sinh trưởng và hàn gắn khi xương bị gãy.

- Xương dài ra: nhờ sự phân chia của lớp sụn tăng trưởng nằm ở ranh giới giữa đầu xương và thân xương dài. Ở người trưởng thành sụn không còn khả năng hóa xương nên không có sự gia tăng về chiều cao.

 

doc3 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề cương Sinh học lớp 8 học kì I, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Họ và tên: Nguyễn Công Việt
Lớp: 8a
 ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC LỚP 8 HỌC KÌ I
1, Phản xạ là gì? Lấy 2 ví dụ:
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh.
- Ví dụ:
+ Chạm tay vào vật mang điện (điện áp nhỏ) thì tay sẽ tự động thụt tay lại.
+ Khi bị kiến cắn vào chân thì tay sẽ tự động đập chết con kiến đó.
2, Xương to và dài ra do đâu:
- Xương to ra: nhờ sự phân chia của lớp tế bào ở màng xương tạo ra các tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương làm cho xương to ra về bề ngang, lớp tế bào này có vai trò sinh trưởng và hàn gắn khi xương bị gãy.
- Xương dài ra: nhờ sự phân chia của lớp sụn tăng trưởng nằm ở ranh giới giữa đầu xương và thân xương dài. Ở người trưởng thành sụn không còn khả năng hóa xương nên không có sự gia tăng về chiều cao.
3, Các thành phần cấu tạo nên máu? Chức năng của hồng cầu:
* Máu gồm huyết tương và các tế bào máu.
- Huyết tương: là chất dịch, lỏng và trong suốt, màu vàng nhạt (chiếm 55% thể tích máu) (trong đó nước chiếm 90% và một số chất dinh dưỡng khác (chất dinh dưỡng, hooc môn, chất thải, ) chiếm 10%).
- Tế bào máu: đặc, đỏ thẫm gồm hồng cầu, tiếu cầu và bạch cầu.
+ Hồng cầu: hình đĩa lõm 2 mặt, màu hồng, không có nhân.
+ Bạch cầu: trong suốt, có nhân, kích thước khác lớn (gồm bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu limphô, bạch cầu mônô).
+ Tiểu cầu: chỉ là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu.
* Chức năng của hồng cầu:
- Vận chuyển khí oxi và khí cacbon dioxit nhờ chức năng của Hêmôglôbin (Hb).
- Góp phần tạo áp suất thẩm thấu thể keo: do hồng cầu có ảnh hưởng tới độ nhớt.
- Qui định nhóm máu.
4, Trình bày các quá trình biến đổi về mặt hóa học của thức ăn từ khoang miệng đến ruột non? Rút ra nhận xét:
- Tiêu hóa ở khoang miệng: Emzim amilaza ở trong nước bọt biến đổi một phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantôzơ (đường đôi).
- Tiêu hóa ở dạ dày: Emzim pepsin ở trong dịch vị phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuôi ngắn gồm 3-10 axit amin.
- Tiêu hóa ở ruột non: Nhờ có nhiều tuyến tiêu hóa hỗ trợ như gan, tụy, các tuyến ruột, nên ở ruột non có đủ các loại Emzim phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn (gluxit, lipit, prôtêin) thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được (đường đơn, glixêrin và axit béo, axit amin).
* Nhận xét: 
- ở khoang miệng và dạ dayfm thức ăn được nghiền nhỏ làm tăng diện tích tiếp xức với dịch tiêu hóa chuẩn bị cho sự tiêu hóa tiếp theo ở ruột non. Ở ruột non có đầy đủ các loại Enzim (trong dịch tụy, dịch mật, dịch ruột) phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn (gluxit, lipit, prôtêin) thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được (đường đơn, glixêrin và axit béo, axit amin).
5, Hút thuốc lá có hại như thế nào với cơ thể? Liên hệ bản thân em phải làm gì để chống lại tác hại của thuốc lá:
* Tác hại của thuốc lá: 
- Trong thuốc lá có hơn 4000 loại hóa chất, phần lớn là độc hại trong đó có 43 chất là tác nhân gây bệnh ung thư.
- Nicôtin là chết gây ghiện và rất độc hại có trong thuốc lá: một giọt nicôtin có thể giết chết 1 con thỏ và 7g nicôtin làm chết một con ngựa.
- Làm tê liệt lớp lông rung phế quản, giảm hiệu quả làm sạch không khí.
- Làm tổn thương hệ hô hấp, hệ thần kinh, mạch máu và ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ
- Gây ung thư phổi, viêm phế quản mãn tính, viêm loét dạ dày tá tràng và các bệnh lí khác về tai, mũi, họng.
* Các biện pháp:
- Tuyên truyền, vận động mọi người không nên hút thuốc lá.
- Tránh những nơi có thuốc lá.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá.
- Các bà bầu và trẻ em nên tránh xa những người hút thuốc lá để bảo vệ con em mình.
6, Các thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng của nó:
* Đường dẫn khí:
- Mũi:
+ Có nhiều lông mũi: giúp giữ lại các hạt hạt bụi lớn.
+ Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy: giữ lại các hạt bụi nhỏ.
+ Có các lớp mao mạch dày đặc: làm ấm không khí đi vào phổi.
- Họng:
+ Có 6 tuyến amiđan và 1 tuyến V.A chứa nhiều tế bào limphô: tiết kháng thể vô hiệu hóa các tác nhân gây nhiễm.
- Thanh quản:
+ Có nắp thanh quản (sụn thanh nhiệt) có thể cử động để đậy kín đường hô hấp: để khỏi lọt thức ăn vào đường dẫn khí và có chức năng phát âm.
- Khí quản:
+ Cấu tạo bời 15-20 vòng sun khuyết xếp chồng lên nhau và có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục: làm ẩm và làm ấm không khí đi vào phổi.
- Phế quản: 
+ Cấu tạo bởi các lớp vòng sụn. Ở phế quản nơi tiếp xúc các phế nan thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ: dẫn khí ra vào phổi.
* Hai lá phổi:
- Lá phổi phải (có 3 thùy) và lá phổi trái (có 2 thùy):
+ Bao ngoài hai lá phổi có 2 lớp màng, lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi , giữa hai lớp có chất dịch:
+ Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bọc bởi mạng mao mạch dày đặc.Có tới 700-800 triệu phế nang.
- Chức năng:
+ Dẫn khí vào và ra.
+ Làm ẩm và làm ấm không khí đi vào phổi và bảo vệ phổi.
+ Có tới 700-800 triệu phế nang để làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí.
7, Các biện pháp bảo vệ, rèn luyện tim và hệ mạch:
* Cần tránh các tác nhân có hại:
- Tác nhân bên trong: hở van tim, xơ vữa động mạch, sốt cao, 
- Tác nhân bên ngoài:
+ Sử dụng các chất kích thích: rượu, thuốc lá, hêrôin, 
+ Vận động quá sức.
- Tạo tinh thấn sống, học tập vui vẻ và khoa học.
- Luyện tập điều độ, khoa học và thường xuyên. 

File đính kèm:

  • docNew Microsoft Word Document (2).doc
Bài giảng liên quan