Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020- 2021 (Có đáp án)
Câu 5. Nội dung bài đọc này là gì?
A. Miêu tả đặc điểm của Dế Mèn.
B. Chị Nhà Trò là người rất yếu ớt.
C. Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ bất công.
Câu 6. Cho các từ sau: tỉ tê, gục đầu, chùn chùn, nức nở, nghèo túng, thui thủi, độc ác. Hãy xếp các từ trên thành hai nhóm từ láy và từ ghép.
Từ láy : . . .
Từ ghép : . . .
Câu 7. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2020- 2021 Môn Tiếng Việt - Lớp 4 (Thời gian làm bài 75 phút) Họ và tên học sinh ................................................................. Lớp 4.. Trường Tiểu học ............................................................................................................................................... Điểm Đọc: ......................... Viết: ......................... Chung: ....................... Nhận xét của giáo viên .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng (3 điểm) Giáo viên tổ chức kiểm tra sau khi kết thúc thời gian làm bài viết. 2. Đọc hiểu (7 điểm) Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò gục đầu bên tảng đá cuội. Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi, chị mới kể: - Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bận bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em. Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện. (Theo Tô Hoài) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu 1, 2, 3, 4, 5 Câu 1. Những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? Những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt là: A. Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn, như mới lột. B. Hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. C. Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn, như mới lột. Hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Câu 2. Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? A. Bọn nhện bắt Nhà Trò trả món nợ mà trước đây mẹ đã vay. B. Bọn nhện bắt Nhà Trò trả món nợ mà trước đây mẹ đã vay. Nhà Trò ốm yếu không trả được nợ. Bọn nhện đánh Nhà Trò. Chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt ăn thịt chị. C. Bọn nhện đánh Nhà Trò. Câu 3. Câu văn: “Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn”. Câu văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? A. Nhân hóa B. So sánh C. Nhân hóa và so sánh Câu 4. Tìm những câu văn nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. A. Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. B. Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò. C. Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện. Câu 5. Nội dung bài đọc này là gì? A. Miêu tả đặc điểm của Dế Mèn. B. Chị Nhà Trò là người rất yếu ớt. C. Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ bất công. Câu 6. Cho các từ sau: tỉ tê, gục đầu, chùn chùn, nức nở, nghèo túng, thui thủi, độc ác. Hãy xếp các từ trên thành hai nhóm từ láy và từ ghép. Từ láy : .................................................................................... Từ ghép : ................................................................................ Câu 7. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò: - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. Câu 8. Nêu một hình ảnh nhân hóa trong bài đọc trên mà em thích. Cho biết vì sao em thích. B. BÀI KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả (Nghe - viết): Bài “Truyện cổ nước mình” (Từ đầu .... đến nhận mặt ông cha của mình), sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 19. 2. Tập làm văn. Đề bài: Nghe tin quê bạn bị thiệt hại do bão lũ, hãy viết thư thăm hỏi và động viên bạn em. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Đọc thành tiếng: 2 điểm; trả lời câu hỏi: 1 điểm II. Đọc hiểu ( 7 điểm) Các câu 1, 2, 3, 4, 5 mỗi câu đúng cho 0,75 điểm Câu 1 2 3 4 5 Đáp án đúng C B C A C Câu 6. (1,5 điểm) Nêu đúng 1 từ cho 0,2 điểm Từ láy: tỉ tê, chùn chùn, nức nở, thui thủi Từ ghép: gục đầu, nghèo túng, độc ác Câu 7. (0,75 điểm) Dấu hai chấm trong câu văn trên có tác dụng: Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của nhân vật. Câu 8. (1 điểm) Nêu đúng 1 ý cho 0,5 điểm Nêu được hình ảnh nhân hóa và giải thích được vì sao em thích hình ảnh đó. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: (2,0 ®iÓm) Yªu cÇu: Bµi viÕt ®Çy ®ñ theo yªu cÇu ®Ò, kh«ng m¾c lçi chÝnh t¶, ch÷ viÕt râ rµng, ®óng mÉu, ®óng cì, ®óng kho¶ng c¸ch, tr×nh bµy ®óng ®o¹n văn. (2,0 ®iÓm) Mçi lçi chÝnh t¶ trong bµi viÕt (sai, sãt, lÉn phô ©m ®Çu, vÇn, thanh, kh«ng viÕt hoa ®óng quy ®Þnh): trõ 0,25 ®iÓm. Lu ý: NÕu ch÷ viÕt kh«ng râ rµng, sai vÒ ®é cao, kho¶ng c¸ch, kiÓu ch÷ hoÆc tr×nh bµy bÈn bÞ trõ 0,5 ®iÓm toµn bµi; c¸c lçi sai gièng nhau chØ trõ ®iÓm 1 lÇn. 2. Tập làm văn: (8,0 điểm) Học sinh viết được bức thư đúng yêu cầu đề bài, bức thư gồm 3 phần. a, Phần đầu thư (1 điểm) - Nêu được địa điểm, thời gian viết thư. - Lời thưa gửi. b, Nội dung thư (6 điểm) - Nêu được mục đích, lí do viết thư. - Thăm hỏi tình hình bão lũ nơi quê bạn, gia đình bạn. - Động viên bạn và bày tỏ tình cảm của em đối với người nhận thư. c, Phần cuối thư (1 điểm) - Lời chúc, hứa hẹn... - Chữ kí và tên Lưu ý: Bài đạt điểm tối đa cần đạt được: + ViÕt c©u ®óng ng÷ ph¸p, dïng tõ ®óng, kh«ng m¾c lçi chÝnh t¶, câu văn có hình ảnh. Ch÷ viÕt râ rµng, tr×nh bµy s¹ch sÏ. Tæ chÊm th¶o luËn vµ thèng nhÊt biÓu ®iÓm chi tiÕt.
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_4_na.doc