Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Địa Lý Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định - Mã đề: 305 (Kèm đáp án)

Câu 8: Nhóm khoáng sản năng lượng (nhiên liệu) bao gồm những loại nào dưới đây?

A. Sắt, man-gan, ti-tan, crôm. B. Muối mỏ, apatit, kim cương, đá vôi, .

C. Than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt. D. Đồng, chì, kẽm, bạc, vàng.

Câu 9: Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là

A. nhiệt độ. B. đá mẹ. C. độ ẩm. D. sinh vật.

Câu 10: Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào?

A. Hàn đới. B. Cận nhiệt. C. Cận nhiệt đới. D. Nhiệt đới.

pdf2 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Địa Lý Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định - Mã đề: 305 (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Trang 1/2 - Mã đề 305 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
NAM ĐỊNH 
MÃ ĐỀ: 305 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II 
NĂM HỌC 2020 – 2021 
Môn: Địa Lý – lớp 6 THCS 
(Thời gian làm bài: 45 phút.) 
Đề khảo sát gồm 02 trang 
Họ và tên học sinh: 
Số báo danh:... 
Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng 
trước phương án đó vào bài làm. 
Câu 1: Lưu vực sông là vùng đất đai 
 A. cung cấp nước cho một con sông. B. có sông chảy qua. 
 C. nơi sông thoát nước ra. D. bắt nguồn của một sông. 
Câu 2: Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp thường xảy ra ở tầng nào của 
khí quyển? 
 A. Tầng bình lưu. B. Tầng đối lưu. 
 C. Tầng ôdôn. D. Các tầng cao khí quyển. 
Câu 3: Càng lên cao nhiệt độ không khí sẽ thay đổi như thế nào? 
 A. Càng tăng. B. Càng giảm. 
 C. Thay đổi tùy từng thời điểm. D. Không thay đổi. 
Câu 4: Đất có hai thành phần chính là 
 A. hữu cơ và không khí. B. khoáng và thành phần hữu cơ. 
 C. nước và không khí. D. hữu cơ và nước. 
Câu 5: Các thung lũng và các đồng bằng châu thổ được hình thành do tác động của yếu tố tự 
nhiên nào? 
 A. Nhiệt độ. B. Gió. 
 C. Nước ngầm. D. Nước ở các sông suối. 
Câu 6: Yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí là 
 A. độ ẩm. B. thể tích. C. nhiệt độ. D. áp suất. 
Câu 7: Không khí luôn luôn chuyển động từ 
 A. nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. B. nơi khí áp thấp về nơi khí áp cao. 
 C. biển vào đất liền. D. đất liền ra biển. 
Câu 8: Nhóm khoáng sản năng lượng (nhiên liệu) bao gồm những loại nào dưới đây? 
 A. Sắt, man-gan, ti-tan, crôm. B. Muối mỏ, apatit, kim cương, đá vôi, ... 
 C. Than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt. D. Đồng, chì, kẽm, bạc, vàng. 
Câu 9: Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là 
 A. nhiệt độ. B. đá mẹ. C. độ ẩm. D. sinh vật. 
Câu 10: Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào? 
 A. Hàn đới. B. Cận nhiệt. C. Cận nhiệt đới. D. Nhiệt đới. 
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
 Trang 2/2 - Mã đề 305 
Câu 11: Nước biển và các đại dương có độ muối trung bình là 
 A. 30 0/00. B. 32 0/00. C. 35 0/00. D. 33 0/00. 
Câu 12: Sự phân hóa thành các đới khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ vào yếu tố nào? 
 A. Vĩ độ. B. Địa hình. 
 C. Vị trí gần hay xa biển. D. Dòng biển. 
Câu 13: Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào thời gian nào trong ngày? 
 A. 15 h 00. B. 9 h 00. C. 13h 00. D. 11 h 00. 
Câu 14: Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là 
 A. sông hồ. B. sông ngòi. C. ao hồ. D. biển, đại dương. 
Câu 15: Khi nhiệt độ 00C thì lượng hơi nước tối đa trong không khí là bao nhiêu? 
 A. 2g/m3. B. 6g/m3. C. 4g/m3 . D. 5g/m3. 
Câu 16: Ở các trạm khí tượng, khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế ở đâu và 
đặt như thế nào? 
 A. Ngoài trời nắng, cách mặt đất 3m. B. Nơi mát, cách mặt đất 1m. 
 C. Ngoài trời, sát mặt đất. D. Trong bóng râm, cách mặt đất 2m. 
----------------------------------------------- 
PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) 
Câu 1. (2,5 điểm) 
a. Nước biển và đại dương có những hình thức vận động nào? Nguyên nhân sinh ra 
các hình thức vận động đó? 
b. Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau? 
Câu 2. (2,0 điểm) 
Nêu sự khác nhau (vị trí và tính chất) của các khối khí: khối khí nóng, khối khí lạnh, 
khối khí đại dương, khối khí lục địa. 
Câu 3. (1,5 điểm) 
Ở Nam Định, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 24oC, lúc 13 giờ được 26oC và lúc 
21 giờ được 22oC. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu? Hãy nêu cách tính. 
----------HẾT--------- 

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_dia_ly_lop_6_nam_hoc_20.pdf
  • pdfHDC_ĐỊA LÍ 6.pdf
Bài giảng liên quan