Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định (Kèm đáp án)

Câu 7: Dấu phẩy trong câu: “Dòng sông quê tôi xanh biếc, hiền hòa” được dùng để đánh dấu ranh giới:

A. giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.

B. giữa thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.

C. giữa một từ ngữ với một bộ phận chú thích của nó.

D. giữa các vế của câu ghép.

Câu 8: Phép so sánh trong câu thơ sau thuộc kiểu so sánh nào?

“Trường Sơn: chí lớn ông cha,

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.”

(Lê Anh Xuân)

A. So sánh người với người. B. So sánh vật với người.

C. So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng. D. So sánh vật với vật.

pdf2 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Sở giáo dục và đào tạo Nam Định (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Trang 1/2 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
NAM ĐỊNH 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II 
NĂM HỌC 2020 – 2021 
Môn: Ngữ văn – lớp 6 THCS 
(Thời gian làm bài: 90 phút.) 
Đề khảo sát gồm 02 trang. 
Họ và tên học sinh: 
Số báo danh: ... 
Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó 
vào bài làm. 
Câu 1: Trong các từ sau, từ nào là từ Hán Việt? 
 A. Chân trời. B. Màu mỡ. C. Phù sa. D. Bờ bãi. 
Câu 2: Trong các từ sau, từ nào không phải từ láy? 
 A. Lao xao. B. Giam giữ. C. Chót vót. D. Đủng đỉnh. 
Câu 3: Từ loại nào sau đây là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái? 
 A. Danh từ. B. Động từ. C. Tính từ. D. Phó từ. 
Câu 4: Trong các câu sau câu nào từ hoa dùng theo nghĩa gốc? 
 A. Chị ấy có rất nhiều hoa tay. B. Chị ấy đẹp như hoa hậu. 
 C. Chị ấy đeo đôi bông hoa tai sáng lấp lánh. D. Cô ấy cười tươi như hoa. 
Câu 5: Trong câu: 
 “Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu 
 Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.” 
 (Trần Đăng Khoa) 
 Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? 
 A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Hoán dụ. D. Ẩn dụ. 
Câu 6: Trong câu: “Không! Lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong 
phú và sâu sắc hơn” (Nguyễn Đình Thi) có mấy cụm tính từ? 
 A. Hai cụm. B. Ba cụm. C. Bốn cụm. D. Năm cụm. 
Câu 7: Dấu phẩy trong câu: “Dòng sông quê tôi xanh biếc, hiền hòa” được dùng để đánh dấu ranh giới: 
 A. giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. 
 B. giữa thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ. 
 C. giữa một từ ngữ với một bộ phận chú thích của nó. 
 D. giữa các vế của câu ghép. 
Câu 8: Phép so sánh trong câu thơ sau thuộc kiểu so sánh nào? 
 “Trường Sơn: chí lớn ông cha, 
 Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.” 
 (Lê Anh Xuân) 
 A. So sánh người với người. B. So sánh vật với người. 
 C. So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng. D. So sánh vật với vật. 
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
Trang 2/2 
Phần II: Đọc - hiểu văn bản (3,0 điểm) 
Đọc văn bản: 
Cậu bé nọ học việc trong một tiệm sửa xe đạp. Một ngày, có người khách đem đến một chiếc xe đạp 
hư. Cậu không những sửa lại cho thật tốt, mà còn lau chùi cho chiếc xe cho sạch đẹp. Những người học việc 
khác cười nhạo cậu bé dại dột, đã chẳng được thêm chút tiền công nào lại còn tốn sức. 
Hai ngày sau, người khách trở lại, thấy chiếc xe đạp vừa tốt vừa đẹp như mới mua, liền đưa cậu bé về 
hãng của ông ta để làm việc với mức lương cao. 
 ( Nguồn: https://www.ohay.tv) 
Thực hiện các yêu cầu sau: 
Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? 
Câu 2. (0,5 điểm) Nêu những việc làm của cậu bé học việc đối với chiếc xe đạp bị hư? 
Câu 3. (1,0 điểm) Theo em, cậu bé học việc là người như thế nào? 
Câu 4. (1,0 điểm) Từ văn bản trên, em rút ra được những bài học gì cho bản thân mình khi được giao công 
việc? 
Phần III: Tập làm văn (5,0 điểm) 
Em hãy miêu tả một người trí thức đang làm việc. 
 ---------Hết-------- 

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2.pdf
  • pdfHDC_VĂN 6.pdf
Bài giảng liên quan