Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Hóa học (Đề 1) - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)
2/ Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lit hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Tính m?
UBND HUYỆN NHO QUAN PHÒNG GD-ĐT NHO QUAN Đề chính thức ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM 2013-2014 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề này có 01 trang) Câu 1 (6,0 điểm) 1/ Cho các chất sau: CaO, CuO, SO3 , H2O, HCl, NaOH. Các cặp chất nào có thể phản ứng được với nhau? Viết phương trình phản ứng đó 2/ Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau (Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): Cu ® CuCl2 ® Cu(OH)2 ® CuO ® Cu. Câu 2 (3,0 điểm) 1/ Chỉ dùng thêm Nước, nêu cách phân biệt các lọ đựng từng hóa chất riêng biệt sau: K2O, Al2O3, CaO, MgO. Viết các phương trình hoá học. 2/ Tại sao người ta không dùng chậu Nhôm để đựng vôi tôi? Câu 3 (5,0 điểm) 1/ Khử 60 gam CuO bởi 11,2 lít khí CO (đktc) thu được m gam chất rắn và V lít khí CO2. Tính m, V (ở đktc) (coi hiệu xuất các phản ứng đạt 100%) 2/ Cho 43,6g hỗn hợp nhôm ôxit và 1 ôxit sắt tác dụng vừa đủ với 500ml dd axit HCl loãng 4M cũng lượng hỗn hợp đó tác dụng vừa đủ với 200ml dd NaOH 2M được dd A chất rắn B . Lấy B nung trong khí CO dư tới phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn C. a) Tìm CTPT và CTCT của ôxit sắt. b) Xác định m gam chất rắn C. Câu 4 (6,0 điểm) 1/ Dẫn từ từ V lít khí CO2 (ở đktc) vào 300 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,5M và NaOH 1M thì thu được 19,7 gam kết tủa trắng. Tính thể tích V. 2/ Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lit hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Tính m? Chú ý: - Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn. - Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. UBND HUYỆN NHO QUAN PHÒNG GD-ĐT NHO QUAN HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM 2013-2014 MÔN: HÓA HỌC (Đáp án này có 03 trang) Câu I 6,0 điểm 1/ 4,0 điểm CaO + SO3 à CaCO3 CaO + H2O à Ca(OH)2 CaO + 2HCl à CaCl2 + H2O CuO + 2HCl à CuCl2 + H2O SO3 + H2O à H2SO4 SO3 + 2NaOH à Na2SO4 + H2O SO3 + NaOH à NaHSO4 HCl + NaOH à NaCl + H2O Nếu không cân bằng đúng thì cứ 1 PT trừ 0,25điểm Mỗi PT viết và cân bằng đúng cho 0,5đ 2/ 2,0 điểm 1. Cu + Cl2 CuCl2 2. CuCl2 + 2NaOH ® Cu(OH)2 + 2NaCl 3. Cu(OH)2 CuO + H2O 4. CuO + H2 Cu + H2O (Nếu thiếu 2đk hoặc không cân bằng hoặc cân bằng sai 1 PT thì trừ 0,25 đ) Mỗi pt đúng cho 0,5đ Câu 2 3,0điểm 1/ 2,0 điểm Lấy lần lượt các chất ra thành các mẫu thử và đánh số thứ tự tương ứng. TN1: Cho Nước (dư) lần lượt vào các mẫu thử, nếu: - Mẫu thử nào có phản ứng xảy ra, mẫu thử tan hoàn toàn thành dung dịch không màu => mẫu ban dầu là K2O K2O + H2O à 2 KOH - Mẫu thử nào có phản ứng xảy ra, sau đó tạo thành dung dịch, dưới đáy ống nghiệm có dạng huyền phù màu trắng => mẫu ban dầu là CaO CaO + H2O à Ca(OH)2 - Mẫu thử nào không tan, không có phản ứng => mẫu ban dầu là Al2O3 hoặc MgO TN2. Lấy dung dịch thu được K2O đã phản ứng xong với nước nhỏ từ từ đến dư vào hai mẫu thử không tan trong nước, nếu: - Mẫu thử nào tan => mẫu ban dầu là Al2O3 Al2O3 + 2KOH à 2KAlO2 + H2O - Mẫu thử còn lại không tan => mẫu ban dầu là MgO 0,25d 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 2/ 1,0 điểm Người ta không dùng chậu nhôm để đựng vôi đã tôi vì chậu nhôm có lớp màng rất mỏng bảo vệ bên ngoài là Nhôm Oxit, mà nhôm oxit lưỡng tính nên có thể phản ứng với Ca(OH)2 làm mất màng bảo vệ, sau đó kim loại nhôm có thể tiếp tục phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 sẽ làm hỏng chậu. Al2O3 + Ca(OH)2 à Ca(AlO2)2 + H2O Al + 2H2O + Ca(OH)2 à Ca(AlO2)2 + 3H2 0,5đ 0,25đ 0,25đ Câu 3 5,0 điểm 1/ 2điểm CuO + CO Cu + CO2 (1) Theo (1) tỷ lệ mol CuO và CO phản ứng 1:1, mà theo bài ra nCuO = 0,75 mol, nCO= 0,5 mol nên CuO sẽ dư sau (1) Theo (1) nCu = nCO= nCO = 0,5 mol mCu = 0,5.64 =32 gam; mCuO dư = (0,75 – 0,5).80 = 20 gam m = 32 + 20 = 52 gam VCO= 0,5.22,4 = 11,2 lít 0,25đ 0,25đ 0,25 đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 2/ 3,0 điểm a) -Đặt a, b là số mol Al2O3, FexOy. -Phản ứng với HCl Al2O3 + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2O (1) FexOy + 2yHCl ® xFeCl2y/x + y.H2O (2) từ (1, 2) Có : 6a + 2yb = 0,5. 4 3a + yb = 1 (I) -Phản ứng với NaOH. Al2O3 + 2NaOH ® 2.NaAlO2 + H2O (3) Từ (3) ® 2a = 0,2.2 ® a = 0,2mol (II) ® yb = 0,4 Từ ban đầu và (I) (II) có: 0,2. 102 + b(56x + 16y) = 43,6 xb = 0,3 -Ta có tỷ lệ CTPT của o xít sắt : Fe3O4 b) Sau (3) : B là Fe3O4 có pư Fe3O4 + 4CO ® 3Fe + 4.CO2 (4) x = 3 => b = 0,1 mol , theo (4) => nFe = 3nFe3O4 ® m = 0,3. 56 = 16,8g Fe 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ Câu 4 6,0 điểm 1/ 4,0 điểm Số mol các chất là: Đổi: 300 ml = 0,3 lít nBa(OH)2 = 0,5 x 0,3 = 0,15 mol nNaOH = 1 x 0,3 = 0,3 mol nBaCO3 = 19,7/ 197 = 0,1 mol TH1: Nếu Ba(OH)2 dư hoặc vừa đủ CO2 + Ba(OH)2 = BaCO3↓ + H2O 0,1 mol 0,1 mol V = 0,1 x 22,4 = 2,24 lít TH2: Nếu Ba(OH)2 hết(thiếu so với CO2) CO2 + Ba(OH)2 = BaCO3↓ + H2O (1) 0,15 0,15 0,15 CO2 + 2 NaOH = Na2CO3 + H2O (2) 0,15 0,3 0,15 CO2 + Na2CO3 + H2O = 2 NaHCO3 (3) 0,15 0,15 CO2 + BaCO3 + H2O = Ba(HCO3)2 (4) 0,05 0,05 Theo (1), (4) số mol BaCO3 bị hoà tan là: 0,15 – 0,1 = 0,05 mol Theo 1,2,3,4 Tổng số mol CO2 = 0,15 + 0,15 + 0,15 + 0,05 = 0,5 mol V = 0,5 x 22,4 = 11,2 lít 0,75đ 0,25 0,5đ 0,25d 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 2/ 2,0 điểm Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (1) Mg + H2SO4 MgSO4 + H2 (2) Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 (3) Theo 1, 2, 3 ta thấy ∑nHSOPư = ∑nH= = 0,06 mol áp dụng định luật BTKL ta có: mMuối = mX + m HSOpư - m H= 3,22 + 98 . 0,06 - 2 . 0,06 = 8,98g 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 1,0đ Nếu học sinh giải các bài toán theo cách khác nhưng vẫn chặt chẽ và đúng thì vẫn cho điểm tối đa của từng bài
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_hoa_hoc_de_1.doc