Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Hóa học (Đề 1) - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Câu II (4,0điểm)

Đổ từ từ V ml dung dịch KOH 0,5 M vào 500 ml dung dịch AlCl3 0,5M.

1. Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra; Tính khối lượng kết tủa tối đa có thể tạo thành.

2. Thể tích dung dịch KOH 0,5 M bằng bao nhiêu thì sau phản ứng sẽ không có chất kết tủa hoặc khối lượng kết tủa bằng một nửa lượng kết tủa tối đa?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Hóa học (Đề 1) - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GD&ĐT NHO QUAN
Đề chính thức
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9 
NĂM 2014-2015
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này có 01 trang)
Câu I (6,0 điểm)
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
1.	CaO	 +	H2O	 -- >  
2.	.	 +	HCl	 -- >	CuCl2 +	
3.	. +	H2O	 -- >	H2SO4
4.	CO	 +	Fe3O4	 -- > 	
5.	Al +  -- > NaAlO2 + .
6.	NaOH +		 -- > 	NaHCO3
7.	HCl	+ KMnO4	 -- >	.
8.	FeS2	+	HNO3 -- >	NO + H2SO4 +  
2. Hãy mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi sục từ từ khí cacbonic vào dung dịch Ca(OH)2 tới khi dư Cacbonic. 
Câu II (4,0điểm) 
Đổ từ từ V ml dung dịch KOH 0,5 M vào 500 ml dung dịch AlCl3 0,5M.
1. Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra; Tính khối lượng kết tủa tối đa có thể tạo thành.
2. Thể tích dung dịch KOH 0,5 M bằng bao nhiêu thì sau phản ứng sẽ không có chất kết tủa hoặc khối lượng kết tủa bằng một nửa lượng kết tủa tối đa?
Câu III (4,0 điểm)
 Một dung dịch A chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3.
1. Nếu thêm (a +b) mol Ca(OH)2 vào dung dịch A thì sau phản ứng thu được dung dịch có những chất gì? bao nhiêu mol.
2. Nếu thêm (a +b) mol H2SO4 vào dung dịch A thì sau phản ứng thu được dung dịch có những chất gì? bao nhiêu mol
Câu IV (6,0 điểm)
1. Có 6 lọ chứa riêng biệt các dung dịch không màu sau bị mất nhãn:
 KCl, Na2CO3, Ba(OH)2, Na2SO4, H2SO4, HNO3
Chỉ dùng thêm một thuốc thử bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các lọ hoá chất trên? Viết phương trình .
2. Cho 43,6g hỗn hợp Nhôm oxit và 1 oxit Sắt tác dụng vừa đủ với 500ml dd axit HCl 4M cũng lượng hỗn hợp đó tác dụng vừa đủ với 200ml dd NaOH 2M được dd A chất rắn B. Lấy B nung trong khí CO dư tới phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn C.
	a) Tìm CTPT của oxit sắt.
	b) Xác định m gam chất rắn C.
Cho: H =1, Na = 23, Ca = 40, Cu = 64, O=16,C=12, S=32,
Zn= 65, Fe=56, Mg=24, Al =27, Cl =35,5.
Chú ý: Học sinh không được dùng bảng hệ thống tuần hoàn
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GD&ĐT NHO QUAN
HƯỚNG ĐẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG LỚP 9 
NĂM 2014-2015
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này có 04 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
 I
6,0 điểm
1. (4,0)
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
1.	CaO	 +	H2O	 à Ca(OH)2
2.	CuO	 +	2HCl	 à CuCl2 +	H2O
3.	SO3 +	H2O	 à	H2SO4
4.	3CO	 +	Fe3O4	 Fe + CO2	
5.	2Al + 2H2O + 2NaOH(dư) à 2NaAlO2 + 3H2 ­ 
6.	NaOH +	CO2	 à	NaHCO3
7.	16HCl + 2KMnO4 à	2KCl + 2 MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O 
8.	FeS2	+ 8HNO3 à	5NO + Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 2H2O
 (Nếu không ghi rõ điều kiện hoặc cân bằng sai thì cứ 1 lỗi trừ 0,25điểm)
Mỗi PTPƯ đúng cho 0,5đ
2. (2,0 điểm)
Hãy mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi sục từ từ khí cacbonic vào dung dịch Ca(OH)2 tới khi dư Cacbonic. 
Khi bắt đầu sục CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, lượng kết tủa tăng dần đến một lúc nào đó sẽ đạt tối đa
Nếu vẫn thổi thêm CO2 vào thì kết tủa tan dần đến hết tạo thành dung dịch không màu .
Ca(OH)2 + CO2 à CaCO3Œ + H2O 
CaCO3Œ + CO2 + H2O à Ca(HCO3)2 
0,5
0,5
0,5
0,5
II
4,0 điểm
Đổ từ từ V ml dung dịch KOH 0,5 M vào 500 ml dung dịch AlCl3 0,5M.
1. (2đ) Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra; Tính khối lượng kết tủa tối đa có thể tạo thành.
Điểm
 3KOH + AlCl3 à Al(OH)3 ↓ + 3KCl (1)
 KOH + Al(OH)3 à KAlO2 + 2H2O (2)
 4KOH + AlCl3 à KAlO2 + 3KCl + 2H2O (3) 
nAlCl3 = 0,5.0,5 = 0,25 mol
Để kết tủa tối đa thì chỉ xảy ra phản ứng (1) và các chất vừa đủ theo (1). Khi đó theo (1) ta có nAl(OH)3 = nAlCl3 = 0,25 mol
=> mkết tủa max= 0,25.78 = 19,5 g
(HS có thể không viết PTPƯ 3 mà làm đúng thì vẫn đạt điểm tối đa)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
2. ( 2 điểm)
Thể tích dung dịch KOH 0,5 M bằng bao nhiêu thì sau phản ứng sẽ không có chất kết tủa hoặc khối lượng kết tủa bằng một nửa lượng kết tủa tối đa?
* Để không có kết tủa thì lượng KOH phải vừa đủ hoặc dư sau (1) và (2). 
Vậy theo (1), (2) thì nKOH ≥ 4nAlCl3
=> nKOH ≥ 4.0,25 => nKOH ≥ 1mol 
=> Vdd KOH ≥ 2 lít
* Để kết tủa chỉ bằng 1/2 lượng kết tủa tối đa:
+ TH1: theo (1) nKOH = 1,5nAlCl3 = 1,5.0,25 = 0,375 mol
 => Vdd KOH = 0,375/0,5 = 0,75 lít
+ TH2: theo (1) và (2) thì nKOH = 3,5nAlCl3 = 3,5.0,25 = 0,875 mol
=> Vdd KOH = 0,875/0,5 = 1,75 lít
1,0
0,5
0,5
III
4,0 điểm
1. (2,0 điểm) Một dung dịch A chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3.
1.(2đ) Nếu thêm (a +b) mol Ca(OH)2 vào dung dịch A thì sau phản ứng thu được dung dịch có những chất gì? bao nhiêu mol.
 + Vì n Ca(OH)2 = (a +b) > n Na2CO3 = b ta có
 Ca(OH)2 + 2Na HCO3 ® CaCO3 ¯ + Na2CO3 +2 H2O (1) 
BĐ (a+b) a b mol
PƯ a/2 a 
Sau PƯ (a/2+b) 0 ( a/2+ b)
 Sau phản ứng (1) ta có
 Ca(OH)2 + Na2CO3 ® CaCO3 ¯ + 2 NaOH (2)
BĐ (a/2 +b) (a/2 + b) mol
PƯ a/2 a 
Sau PƯ (a/2+b) 0 2(a/2+ b)
Từ (1) và (2) => DD sau PƯ còn NaOH = (2b + a) mol.
0,25
0.5
0,25
0,5 
0,5 
2.(2,0 điểm) Nếu thêm (a +b) mol H2SO4 vào dung dịch A thì sau phản ứng thu được dung dịch có những chất gì? bao nhiêu mol
 H2SO4 + Na2CO3 ® Na2SO4 + CO2 ­ + H2O (4)
BĐ (a +b) b mol
PƯ b b 
Sau PƯ a 0 b
 H2SO4 + 2 NaHCO3 ® Na2SO4 + 2CO2 ­ + 2H2O (5)
BĐ a a b mol
PƯ a/2 a 
Sau PƯ a/2 0 b+ a/2 
Theo 4,5 ® n H2SO4 dư = mol ; n Na2SO4 = b + mol 
0.25
 0,5
 0,25 
0,5
0,5 
IV
6,0điểm
1.(3,0 điểm) Phân biệt KCl, Na2CO3, Ba(OH)2, Na2SO4, H2SO4, HNO3
Lấy các dung dịch ra thành các mẫu thử tương ứng
TN1: Cho lần lượt các mẫu thử trên tác dụng với quỳ tím, nếu:
+ Dung dịch nào làm Quỳ tím hoá đỏ => đó là dung dịch H2SO4 hoặc dung dịch HNO3 ( Nhóm 1)
+ Dung dịch nào làm quỳ tím hoá xanh => dd Ba(OH)2
+ Các dung dịch còn không làm đổi màu quỳ tím là: KCl, Na2CO3, Na2SO4 (N2)
TN2: Lấy dung dịch Ba(OH)2 vừa tìm được cho vào 2 mẫu thử ở nhóm 1, nếu:
+ Dung dịch nào phản ứng và tạo ra kết tủa trắng => dd H2SO4 
+ Dung dịch không tạo ra kết tủa là HNO3
 Ba(OH)2 + H2SO4 à BaSO4 Œ + 2H2O
 Ba(OH)2 + 2HNO3 à Ba(NO3)2 + 2H2O
TN3: Lấy dung dịch HNO3 vừa tìm được cho tác dụng với các mẫu thử từ nhóm 2, nếu :
+ Dung dịch nào phản ứng và tạo ra các bọt khí không màu thoát ra => dd Na2CO3 
 Na2CO3 + 2HNO3 à 2NaNO3 + CO2 ↑ + H2O
+ 2 DD còn lại không có hiện tượng gì là: KCl và Na2SO4(Nhóm3)
TN4: Lấy dung dịch Ba(OH)2 cho vào 2 mẫu thử nhóm , nếu
+ Dung dịch nào phản ứng và tạo ra kết tủa trắng => dd Na2SO4 
+ Dung dịch không có hiện tượng gì là KCl
 Ba(OH)2 + Na2SO4 à BaSO4 Œ + 2NaOH
0,25 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2.(3,0 điểm) 
Cho 43,6g hỗn hợp Nhôm oxit và 1 oxit Sắt tác dụng vừa đủ với 500ml dd axit HCl 4M cũng lượng hỗn hợp đó tác dụng vừa đủ với 200ml dd NaOH 2M được dd A chất rắn B. Lấy B nung trong khí CO dư tới phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn C.
	a) Tìm CTPT của oxit sắt.
	b) Xác định m gam chất rắn C.
a) - Đặt a, b là số mol Al2O3, FexOy.
 - Phản ứng với HCl
 Al2O3 + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2O (1)
 FexOy + 2yHCl ® xFeCl2y/x + yH2O (2)
từ (1, 2) Có : 6a + 2yb = 0,5. 4
 => 3a + yb = 1 (I)
-Phản ứng với NaOH.
Al2O3 + 2NaOH ® 2NaAlO2 + H2O (3)
Từ (3) ® 2a = 0,2.2 ® a = 0,2mol (II)
 ® yb = 0,4
Từ đầu bài và (I) (II) có:
0,2. 102 + b(56x + 16y) = 43,6
 xb = 0,3
=> Ta có tỷ lệ
CTPT của oxít sắt : Fe3O4
b) Sau (3) : B là Fe3O4 có pư
 Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4.CO2­ (4)
® m = 0,3. 56 = 16,8g Fe
(Học sinh các bài tập làm theo cách khác mà vẫn đúng kết quả và đảm bảo tính logic khoa học thì vẫn cho điểm tối đa)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,75

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_hoa_hoc_de_1.doc