Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử (Đề 2) - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Câu 2. ( 3 điểm ).

 Hãy nêu những biến đổi chính của các nước Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 2000. Theo em biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Lịch sử (Đề 2) - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đề chính thức
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2012 – 2013
Môn: Lịch sử 
( Thời gian làm bài: 150 phút)
I. Phần lịch sử thế giới ( 14 điểm)
Câu 1. ( 4 điểm ).
	Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay:
	- Nêu ý nghĩa và tác động tiêu cực.
	- Liên hệ trách nhiệm của bản thân em đối với sự phát triển của nền khoa học - kĩ thuật nước nhà và hạn chế những hậu quả tiêu cực mà cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật để lại. 
Câu 2. ( 3 điểm ).
	Hãy nêu những biến đổi chính của các nước Đông Nam Á từ năm 1945 đến năm 2000. Theo em biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 3. ( 7 điểm)
	Những thành tựu về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu Ba ( 1959 đến nay). Trình bày những hiểu biết của em về mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Cu Ba với nhân dân Việt Nam.
II. Phần lịch sử Việt Nam ( 6 điểm )
	Em hãy cho biết sự phân hóa, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
-------------------------- Hết ----------------------------
Số báo danh:.Phòng thi..
 Giám thị 1..
 Giám thị 2..
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học 2012 – 2013
Môn: Lịch sử 
I. Lịch sử thế giới (14 điểm)
Nội dung
Điểm
Câu 1 ( 4 điểm)
* Ý nghĩa:
- Là cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh loài người.
- Làm thay đổi to lớn trong cuộc sống con người: Con người có bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản suất và năng suất lao động.
- Mức sống và chất lượng cuộc sống nâng cao.
- Cơ cấu dân cư thay đổi: lao động nông - công nghiệp giảm, lao động dịch vụ tăng.
* Tác động tiêu cực:
- Việc chế tạo sử dụng các loại vũ khí, các phương tiện quân sự có sức tàn phá, hủy diệt lớn.
- Nạn ô nhiễm môi trường, dịch bệnh mới đe dọa cuộc sống của nhân loại.
- Tai nạn lao động, tai nạn giao thông....
* Liên hệ:
- Nhận thức đúng về vai trò, vị trí của cách mạng khoa học - kĩ thuật đối với cuộc sống nói chung và công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay.
- Ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện để chiếm lĩnh tri thức của nhân loại.
- Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức đã học, áp dụng vào cuộc sống (học đi đôi với hành).
- Nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông, tuyên truyền vận động những người xung quanh.
Câu 2 (3 điểm)
* Những biến đổi của các nước Đông Nam Á:
- Cho đến nay các nước Đông Nam Á đều giành độc lập.
- Từ khi giành độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á đều xây dựng nền kinh tế - xã hội và đạt nhiều thành tựu to lớn ( Đặc biệt Xingapo là nước có nền kinh tế phát triển nhất trong các nước Đông Nam Á và được xếp vào hàng các nước đang phát triển trên thế giới).
- Các nước ĐNÁ đều ra nhập hiệp hội các nước ĐNÁ (ASEAN). Đó là tổ chức liên minh chính trị, kinh tế của khu vược ĐNÁ nhằm mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác các nước trong khu vực.
* Biến đổi thứ nhất là quan trọng nhất vì:
- Là biến đổi thân phận từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc trở thành các nước độc lập.
- Nhờ biến đổi này, các nước ĐNÁ mới có điều kiện xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội ngày càng phồn vinh.
Câu 3 ( 7 điểm)
* Cu Ba xây dựng chế độ mới:
- Sau khi cách mạng thành công, Cu Ba tiến hành cuộc cách mạng dân chủ: Cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp, xây dựng chính quyền các cấp...
- 4/1961 Cu Ba tiến lên CNXH.
* Thành tựu xây dựng CNXH:
- Xây dựng các ngành công nghiệp với cơ cấu hợp lí, một nền nông nghiệp đa dạng.
- Văn hóa, giáo dục phát triển với trình độ cao.
- Mĩ thực hiện chính sách thù địch, cấm vận Cu Ba vẫn kiên trì với CNXH.
- Liên Xô, Đông Âu tan rã, Cu Ba trải qua thời kỳ khó khăn nhưng chính phủ đã thực hiện cải cách, điều chỉnh kinh tế tiếp tục đi lên.
* Hiểu biết của học sinh:
- Trong kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta, Phi đen Ca-xtơ- rô là nguyên thủ nước ngoài duy nhất vào tuyến lửa Quảng Trị để động viên nhân dân ta.
- Bằng trái tim và tình cảm chân thành, Phi đen và nhân dân Cu Ba luôn ủng hộ cuộc kháng chiến Việt nam "Vì nhân dân Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến cả máu".
- Cu Ba cử các chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu bệnh sốt rét, mổ cho thương binh ở chiến trường.
- Sau 1975 Cu Ba giúp nhân dân ta xây dựng thành phố Vinh, bệnh viện Đồng Hới ở Quảng Bình.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
1.0
1.0
1.0
1.0
1.0
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
II. Lịch sử Việt Nam (8điểm)
Nội dung
Điểm
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất đặc biệt do tác động cuộc khai thác lần thứ hai của Pháp, xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc thành nhiều giai cấp, mỗi giai cấp có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau.
* Giai cấp địa chủ phong kiến:
- Đầu hàng, câu kết và làm tay sai đắc lực cho Pháp, ra sức đàn áp và bóc lột nhân dân ta. Tuy nhiên một số bộ phận địa chủ vừa và nhỏ vẫn có tinh thần yêu nước và tham gia đấu tranh nếu điều kiện thuận lợi.
* Giai cấp tư sản:
- Ra đời sau chiến tranh, trong quá trình phát triển phân hóa thành hai bộ phận: Tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản có quyền lợi kinh tế chính trị gắn liền với thực dân Pháp, phản bội lại quốc gia dân tộc. Tư sản dân tộc có tinh thần đấu tranh chống đế quốc phong kiến nhưng lại mang tính chất “ cải lương”.
* Tầng lớp tiểu tư sản thành thị:
- Tăng nhanh về số lượng, họ bao gồm học sinh, sinh viên, nhà văn, tầng lớp tri thức, họ bị chèn ép bạc đãi nên cuộc sống rất bấp bênh. Bộ phận trí thức, học sinh sinh viên có tinh thần đấu tranh yêu nước và trở thành một lực lượng quan trọng của cách mạng.
* Giai cấp nông dân:
- Chiếm số lượng đông ( trên 90% dân số), chịu nhiều tầng áp bức bóc lột, họ bị bần cùng hóa và phá sản hàng loạt, đời sống vô cùng khổ cực. Vì thế nông dân đấu tranh hăng hái, quyết liệt chống đế quốc và phong kiến, họ trở thành lực lượng hùng hậu nhất của cách mạng.
* Giai cấp công nhân:
 - Ra đời sớm, phát triển nhanh về số và chất lượng, bị nhiều tầng áp bức bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó mật thiết với nông dân, được kế thừa truyền thống yêu nước. Họ từng bước vươn lên và trở thành lực lượng lãnh đạo của cách mạng Việt Nam, đấu tranh kiên quyết không khoan nhượng trước kẻ thù.
0.5
1.0
1.0
1.0
1.0
1.5
----------------------Hết-------------------

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_lich_su_de_2.doc
Bài giảng liên quan