Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn (Đề 2) - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)
Câu 2: (6 điểm)
Có ý kiến cho rằng “Sách là tài sản quý giá, là bạn tốt của con người.” Suy nghĩ của em về ý kiến trên.
UBND HUYỆN NHO QUAN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề chính thức ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2012-2013 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút (Đề gồm 03 câu, 01 trang) Câu 1: (4 điểm) Nhận diện và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ sau: a, Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. (Bếp lửa- Bằng Việt) b, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. (Ngắm trăng- Hồ Chí Minh) Câu 2: (6 điểm) Có ý kiến cho rằng “Sách là tài sản quý giá, là bạn tốt của con người.” Suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3: (10 điểm) Trong bài thơ “Bánh trôi nước” nữ sĩ Hồ Xuân Hương có viết: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ em hãy làm sáng tỏ ý thơ trên. ..Hết. UBND HUYỆN NHO QUAN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2012-2013 Môn: Ngữ văn Câu 1: (4 điểm) Nhận diện đúng và nêu được hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong các câu thơ: a, - Xác định đúng biện pháp tu từ: Điệp ngữ “Một bếp lửa” (0,5đ) - Nêu tác dụng: (1,5đ) + Nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa- một hình ảnh quen thuộc, bình dị gợi tình cảm gia đình, quê hương đất nước + Khơi gợi những suy tư, cảm xúc của người cháu về bà. b, - Xác định đúng biện pháp tu từ: Nhân hoá trăng biết “nhòm”, “ngắm” (0,5đ) - Phân tích tác dụng: (1,5đ) + Gợi hình ảnh Trăng thật sinh động, mang tâm hồn tình cảm như con người, trở thành người bạn tri kỉ của Bác. + Thể hiện tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung lạc quan của Bác. Câu 2: (6 điểm) Yêu cầu: * Về kĩ năng: - Làm đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. - Văn viết có cảm xúc, không mắc các lỗi dùng từ, đặt câu, lối chính tả. * Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những cảm nhận riêng, song cần đảm bảo những ý cơ bản sau: - Sách là tài sản quý giá: Là sản phẩm của trí tuệ con người, là kho tàng tri thức của nhân loại. (1,5đ) - Sách là người bạn tốt của con người bởi: + Sách là chìa khoá mở ra tri thức, đưa ta đến chân trời kiến thức vô tận, mở rộng tầm hiểu biết của con người. (1,5đ) + Hướng ta tới những tình cảm tốt đẹp, giáo dục ta thành người, sách làm cho con người sáng mắt sáng lòng(1,5đ) - Bàn về cách đọc sách: (1,5đ) + Lựa chọn những cuốn sách hay, phù hợp để đọc. + Đọc sách không cốt nhiều mà phải đọc cho tinh; vừa đọc vừa suy ngẫm không đọc theo kiểu cỡi ngựa xem hoa. + Biết vận dụng kiến thức có ích học được từ sách vào trong đời sống Câu 3: (10 điểm) Yêu cầu: 1. Kĩ năng: - Học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài, biết cách giải thích một vấn đề đặt ra kết hợp với phân tích một số dẫn chứng trong Chuyện người con gái Nam Xương để làm rõ chủ đề, tư tưởng của hai câu thơ . - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu và có sức thuyết phục. - Bài văn có cảm xúc không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Kiến thức: Bài viết cần làm rõ các nội dung sau: * Giải thích nội dung, ý nghĩa của 2 câu thơ: HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý cơ bản sau: - Ý nghĩa tả thực: Chiếc bánh trôi dù rắn hay nát, ngon hay không ngon là tuỳ thuộc vào tay người làm bánh nhưng nhân bánh vẫnn hồng sắc đỏ. - Ý nghĩa ẩn dụ: Cấu trúc tương phản hai câu thơ đã khẳng định: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ phụ thuộc vào lễ giáo phong kiến, họ bị tước quyền làm chủ cuộc đời mình; nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào họ vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là tấm lòng hiếu thảo, thuỷ chung. * Phân tích dẫn chứng qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương để làm rõ những vấn đề sau: - Vũ Nương là nạn nhân của chế độ nam quyền độc đoán: + Cuộc hôn nhân giữa nàng và Trương Sinh có phần không bình đẳng + Nghi oan cho vợ Trương Sinh đã lấy quyền làm chồng để đánh đổi vợ không để cho nàng minh oan. + Sau khi biết vợ bị oan Trương Sinh chỉ coi như: “Chuyễn đã qua rồi” + Chính xã hội Phong kiến với lễ giáo hà khắc đã đẩy Vũ Nương tới cái chết oan ức. - Trong bất kỳ hoàn cảnh nào nàng vẫn mang trong mình những phẩm chất đáng quý: + Là người con dâu đảm đang, hiếu thảo (chồng đi lính một mình quán xuyến công việc gia đình; nuôi dạy con thơ; phụng dưỡng mẹ chồng, chăm sóc thuốc thang chu đáo khi mẹ chồng ốm, lo liệu ma chay chu đáo cho mẹ chồng khi bà qua đời như đối với cha mẹ đẻ.) + Là người vợ khéo léo, thuỷ chung với chồng (Biết chồng có tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép; khi chồng đi lính nàng giãi bày sự lo lắng, yêu thương, nớ nhung; bị nghi oan về tấm lòng trinh tiết nàng đã tìm đến cái chết..) + Ngay cả khi ở thế giới bên kia nàng vẫn không nguôi ngoai nỗi nhớ gia đình, lo lắng cho phần mộ của tổ tiên, vẫn khao khát có ngày được đoàn tụ với chồng con * Đánh giá: - Cuộc đời và số phận của Vũ Nương cũng chính là cuộc đời, số phận của người phụ trong xà hội xưa. + Họ không có quyền làm chủ cuộc đời của mình. + Trong bất kỳ hoàn cảnh nào họ vẫn luôn giữ được những phẩm chất truyền thống: công, dung, ngôn, hạnh đúng như lời của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong câu thơ trên. - Qua hình ảnh Vũ Nương cho ta hiểu thêm về tầm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà thơ đối với người phụ nữ xưa. - Ý nghĩa của chuyện được thể hiện sâu sắc bởi sự đặc sắc về nghề thuật: Bố cục chặt chẽ, các chi tiết hoang đường kì ảo Cách cho điểm: - 9- 10 điểm: Bài làm đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung, thể hiện sự vững vàng về kiến thức có những luận điểm sâu sắc. Bố cục hợp lý, diễn đạt tốt, trình bày đẹp có thể còn một vài sai sót nhỏ. - 8 điểm: Bài làm đảm bảo tương đối tốt các yêu cầu về nội dung, diễn đạt tốt , trình bày đẹp có thể còn một vài sai sót nhỏ về chính tả, dùng từ. - 6-7điểm: Bài làm đáp ứng 2/3 yêu cầu về nội dung, diễn đạt tương đối tốt, trình bày rõ ràng, có thể còn vài ba lỗi về chính tả, về dùng từ hay lỗi ngữ pháp. - 4- 5điểm: Bài làm đáp ứng 1/2 yêu cầu về nội dung, diễn đạt đôi chỗ còn lỗi, trình bày rõ ràng, còn một số lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. - 3 điểm: Bài làm đáp ứng 1/3 yêu cầu về nội dung, diễn đạt đôi chỗ còn lỗi, còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. - 1-2 điểm: Bài làm quá sơ sài, mắc nhiều lỗi. . .Hết
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_ngu_van_de_2.doc