Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Sinh học (Đề 1) - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Câu 3 ( 2,0 điểm) Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN?

 Câu 4 (3,0 điểm) Một loài có bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n = 20.

 a) Một nhóm tế bào của loài mang 200 NST ở dạng sợi mảnh. Xác định số tế bào của nhóm?

b) Nhóm tế bào khác của loài mang 400 NST kép. Nhóm tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào nguyên phân? Với số lượng bao nhiêu? Cho biết diễn biến của các tế bào trong nhóm đều như nhau.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Sinh học (Đề 1) - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG LỚP 9
Năm học: 2014 - 2015
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài 150 phút không kể giao đề
( Đề gồm 7 câu trong 01 trang)
Câu 1 (4,0 điểm): Ở bò, màu lông đen là trội hoàn toàn so với lông xám.
a) Bố phải có kiểu gen, kiểu hình như thế nào khi lai với mẹ bò xám để được F1 toàn bò đen.
b) Bố và mẹ phải có kiểu gen, kiểu hình như thế nào để được F1: 3 bò đen: 1 bò xám
Câu 2 (3,0 điểm): Một gen có 3000 nuclêôtit, T = 900 nuclêôtit.
a) Số nuclêôtit từng loại của gen là bao nhiêu?
b) Xác định chiều dài của gen?
c) Khi gen nói trên tự nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào bao nhiêu nuclêôtit?
Câu 3 ( 2,0 điểm) Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN?
	Câu 4 (3,0 điểm) Một loài có bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n = 20.
	a) Một nhóm tế bào của loài mang 200 NST ở dạng sợi mảnh. Xác định số tế bào của nhóm?
b) Nhóm tế bào khác của loài mang 400 NST kép. Nhóm tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào nguyên phân? Với số lượng bao nhiêu? Cho biết diễn biến của các tế bào trong nhóm đều như nhau.
Câu 5 ( 2,0 điểm) Di truyền y học tư vấn có những chức năng gì? Vì sao nên cấm chẩn đoán giới tính thai nhi?
Câu 6 (4,0 điểm) 
a) Hãy cho biết những điểm khác nhau cơ bản giữa đột biến và thường biến?
b) Đột biến cấu trúc NST là gì? Gồm các dạng nào? Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người, sinh vật?
Câu 7 (2,0 điểm) Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào? 
Hết
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HSG LỚP 9
Năm học: 2014- 2015
MÔN: SINH HỌC
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 (4 đ)
Theo giả thiết, quy ước:
- Gen A quy định lông đen
- Gen a quy định lông xám
a) Bố chưa biết kiểu gen lai với mẹ lông xám, F1: toàn lông đen
F1 đồng tính trội chứng tỏ bố mẹ đều thuần chủng về cặp tính trạng tương ứng theo định luật đồng tính của Menđen. 
Bài ra bò mẹ lông xám nên có kiểu gen aa
Vậy bò bố sẽ phải có kiểu gen AA (lông đen)
Sơ đồ lai: P: Bố AA (đen) x Mẹ aa (xám)
 GP: A a
 F1: Kiểu gen: Aa
 Kiểu hình: 100% lông đen
b) Bố mẹ chưa biết kiểu gen nhưng F1 là 3 đen : 1 xám.
Tỉ lệ phân tính ở F1 là 3 trội : 1 lặn tuân theo quy luật phân tính của Menđen.
Vậy bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử Aa và kiểu hình là lông đen
Sơ đồ lai: P : Bố Aa (đen) x Mẹ Aa (đen)
 GP: A, a A, a
 F1 : Kiểu gen : 1AA : 2Aa : 1aa
 Kiểu hình: 3 lông đen : 1 lông xám
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
0,5
Câu 2
(3,0đ)
a) Số lượng nuclêôtit X, G, A
Dựa vào nguyên tắc bổ sung, ta có: A = T = 900 nuclêôtit
 G = X = 3000/2 – 900 = 600 nuclêôtit
b) Chiều dài của mỗi gen bằng: 
 3000/2 x 3,4A0 = 5100 A0
c) Khi gen nói trên tự nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào 3000 nuclêôtit.
0,5
0,5
1,0
1,0
Câu 3
(2,0đ)
- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian.
- Khi bắt đầu nhân đôi, phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần dần và các nuclêôtit trên mạch đơn sau khi được tách ra lần lượt liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào để hình thành mạch mới.
- Khi quá trình tự nhân đôi kết thúc, 2 phân tử ADN con được tạo thành rồi đóng xoắn và sau này chúng được phân chia cho 2 tế bào con thông qua quá trình phân bào.
- Trong quá trình tự nhân đôi của ADN có sự tham gia của một số enzim và yếu tố có tác dụng tháo xoắn, tách mạch, giữ cho mạch ở trạng thái duỗi, liên kết nuclêôtit với nhau
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4
(3,0đ)
a) 
- Nếu NST là dạng sợi mảnh ở kì trung gian ( khi chưa tự nhân đôi) thì số tế bào của nhóm là 200 : 20 = 10 tế bào.
- Nếu NST là dạng sợi mảnh ở kì cuối trước khi sự phân chia tế bào chất kết thúc thì số tế bào của nhóm là 200 : 40 = 5 tế bào.
b) Trong chu kì nguyên phân NST kép tồn tại ở: 
- Kì trung gian sau khi NST tự nhân đôi.
- Kì trước, lúc này các NST kép đang co ngắn, đóng xoắn.
- Kì giữa, thời điểm này các NST kép co ngắn, đóng xoắn cực đại tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Dù ở kì nào trong 3 kì nói trên thì số tế bào của nhóm vẫn là 400:20 = 20 tế bào.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5
(2,0đ)
- Di truyền y học tư vấn có những chức năng: chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền.
- Nên cấm chẩn đoán giới tính thai nhi để hạn chế việc sinh con trai theo tư tưởng “Trọng nam khinh nữ“ dẫn đến làm mất cân đối tỉ lệ nam/nữ ở tuổi trưởng thành.
1,0
1,0
Câu 6
(4,0đ)
a.Những điểm khác nhau cơ bản giữa đột biến và thường biến.
Đột biến
Thường biến
- Là những biến đổi ở cơ sở vật chất di truyền(ADN, NST) 
- Xuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu nhiên.
- Do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn trao đổi chất trong TB cơ thể, ảnh hưởng đến vật chất di truyền.
- Thường có hại cho sinh vật.
- Có di truyền: là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
 - Là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
- Thường phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng, - Do tác động trực tiếp của môi trường.
- Thường có lợi cho SV, giúp SV thích nghi.
- Không di truyền: không có ý nghĩa đối với tiến hóa và chọn giống.
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST 
- Gồm các dạng : Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn,...
- Vì trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc NST đã làm đảo lộn cách sắp xếp nói trên, gây ra các rối loạn trong hoạt động của cơ thể, dẫn đến bệnh tật, thậm chí gây chết.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 7
(2,0đ)
- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Gồm 2 công đoạn thiết yếu :
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo.
+ Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. 
1,0
0,5
0,5
Lưu ý: Nếu học sinh làm cách khác đúng bản chất vẫn cho điểm tối đa

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_sinh_hoc_de_1.doc
Bài giảng liên quan