Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Sinh học (Đề 2) - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Câu 2. (2 điểm):

 a. Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không? Cho ví dụ minh họa?

 b. Phân biệt nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 9 môn Sinh học (Đề 2) - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG LỚP 9
Năm học 2012- 2013
MÔN: SINH HỌC
Thời gian 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
( Đề gồm 8 câu trong 01 trang)
Câu 1. (3 điểm):
	a. Biến dị tổ hợp là gì? Tại sao ở những loài sinh sản hữu tính biến dị tổ hợp lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính?
	b. Cho 2 cá thể có kiểu gen: AabbDdEe và Aa mỗi cá thể trên cho tối đa bao nhiêu loại giao tử? Viết kiểu gen của các giao tử tạo thành?
Câu 2. (2 điểm):
	a. Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không? Cho ví dụ minh họa?
	b. Phân biệt nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính?
Câu 3. (2 điểm):
 ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? Trình bày nội dung của các nguyên tắc đó?
Câu 4. (3 điểm):
	a. Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
	b. Tại sao Moocgan lại chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu di truyền? Phát biểu nội dung của quy luật di truyền liên kết? Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống?
Câu 5. (2 điểm):
 Hãy phân loại các loại biến dị di truyền và biến dị không di truyền?
Câu 6. (2 điểm): 
	Khi nghiên cứu sự di truyền người gặp phải những khó khăn chính nào ? Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những điểm nào?
Câu 7. (2 điểm) :
	Để chuyển gen mã hóa Insulin từ tế bào người vào tế bào vi khuẩn E.coli, người ta phải tiến hành những khâu cơ bản nào? 
Câu 8. (4 điểm):
	Lai giữa hai dòng ruồi giấm, người ta thu được kết quả như sau:
150 cá thể có thân xám, lông ngắn.
151 cá thể có thân xám, lông dài.
149 cá thể có thân đen, lông ngắn.
148 cá thể có thân đen, lông dài.
Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.
Biết mỗi tính trạng do một gen nằm trên một nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định; thân xám và lông ngắn là hai tính trạng trội. 
Hết
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HSG LỚP 9
Năm học: 2012- 2013
MÔN: SINH HỌC
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 (3 đ)
a, - Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của P, làm xuất hiện các kiểu hình khác P
- Vì: 
+ Những loài sinh sản hữu tính là những loài trải qua quá trình giảm phân và thụ tinh.
+ GP: Do sự nhân đôi, phân li và tổ hợp tự do của các NST, các cặp gen tương ứng đã tạo ra các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST, nguồn gốc gen.
+ Thụ tinh: Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đã tạo nên nhiều biến dị tổ hợp.
b, 
- Kiểu gen AabbDdEe cho tối đa 23 = 8 loại giao tử 
 KG của giao tử: AbDE, AbDe, AbdE, Abde, abDE, abDe, abdE, abde
- Kiểu gen Aa cho tối đa 22 = 4 loại giao tử
 KG: A BD , A bD , a BD , a bD 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 2
(2 đ)
a, Số lượng NST trong bộ NST không phản ánh được trình độ tiến hóa của loài.
VD: ở người là động vật tiến hóa nhất nhưng bộ NST 2n=46
 Ở gà bộ NST 2n = 78, ruồi giấm 2n = 8
b, Phân biệt NST thường và NST giới tính
NST thường
NST giới tính
Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội 2n
Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
Luôn sắp xếp thành cặp tương đồng, giống nhau về hình dạng, kích thước
Cặp XY không tương đồng, khác nhau về hình dạng, kích thước
Giống nhau giữa cá thể đực, cái trong loài
Khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái trong loài
Không quy định giới tính
Quy định giới tính của cơ thể
Chứa gen quy định tính trạng thường không liên quan giới tính
Chứa gen quy định tính trạng thường liên quan yếu tố giới tính
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 3
(2 đ)
- Phân tử ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nửa ( bán bảo toàn)
- Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các Nu ở mạch khuôn liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại
- Nguyên tắc giữ lại một nửa ( bán bảo toàn): Trong mỗi phân tử ADN con mới, có 1 mạch là mạch cũ của ADN mẹ, còn một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu môi trường nội bào.
0,5 đ
0,75 đ
0,75 đ
Câu 4
(3 đ)
a. Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
- Trình tự các Nu trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự các Nu trong mạch mARN
- Trình tự các Nu trong mARN quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của Prôtêin.
- Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể
b. 
- Ruồi giấm được chọn làm đối tượng nghiên cứu vì: Dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn, có nhiều biến dị dễ quan sát, số lượng NST ít, ở tuyến nước bọt có NST khổng lồ dễ quan sát.
- Nội dung quy luật DTLK: Các gen quy định nhóm tính trạng cùng nằm trên một NST=> cùng phân li trong giao tử, cùng tổ hợp trong thụ tinh.
- Ý nghĩa của DTLK: DTLK đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng => có thể chọn những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 5
( 2 đ)
a. Biến dị không di truyền được ( Thường biến)
b. Biến dị di truyền được:
* Biến dị tổ hợp
* Đột biến:
- Đột biến gen ( mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp Nu)
- Đột biến NST:
+ Đột biến cấu trúc NST ( mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn,)
+ Đột biến số lượng NST: 
. Đột biến dị bội thể
. Đột biến đa bội thể
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 6
(2 đ)
- Khi nghiên cứu di truyền người gặp những khó khăn sau:
+ Người sinh sản muộn và đẻ ít con
+ Vì lí do xã hội, không thể gây phương pháp lai và gây đột biến
- Khác nhau cơ bản giữa sinh đôi cùng trứng và khác trứng:
+ Sinh đôi cùng trứng: Cùng kiểu gen=> cùng kiểu hình, cùng giới tính.
+ Sinh đôi khác trứng: Khác kiểu gen=> Kiểu hình khác nhau, cùng giới tính hoặc khác giới tính.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 7
( 2 đ)
Gồm 3 khâu:
- Khâu 1: 
+ Tách ADN chứa gen mã hóa Insulin của tế bào người ra khỏi tế bào 
+ Tách ADN dùng làm thể truyền ra khỏi tế bào vi khuẩn
- Khâu 2: 
+ Dùng enzim cắt để cắt gen mã hóa Insulin và mở rộng vòng ADN làm thể truyền
+ Dùng enzim nối để nối đoạn gen mã hóa Insulin với ADN dùng làm thể truyền tạo ADN tái tổ hợp ( ADN lai) 
- Khâu 3:
+ Chuyển ADN tái tổ hợp vào vì khuẩn E.coli
+ Nhờ sự sinh sản nhanh của E.coli mà gen ghép được nhân lên rất nhanh dẫn tới sản xuất 1lượng lớn gấp bội Insulin
05 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 8
( 4 đ)
- Quy ước: A thân xám; a thân đen
 B lông ngắn; b lông dài
- Xét tính trạng màu sắc Thân 
 Thân xám/ thân đen = => có 2 kiểu tổ hợp = 2 giao tử x 1 giao tử 
=> P: Aa x aa
- Xét tính trạng chiều dài lông
lông ngắn/ lông dài = => có 2 kiểu tổ hợp = 2 giao tử x 1 giao tử 
=> P: Bb x bb 
- Tổ hợp 2 tính trạng ta có 
P: AaBb x aabb hoặc Aabb X aaBb 
- Sơ đồ lai: 
+ TH 1: P: Thân xám, lông ngắn x Thân đen, lông dài
 AaBb aabb
 G: AB, Ab, aB, ab ab
 F: KG: 25% AaBb: 25% Aabb: 25% aaBb: 25% aabb
 KH: 25% thân xám, lông ngắn: 25% thân xám, lông dài 
 25% thân đen, lông ngắn: 25% thân đen, lông dài
+ TH 2: P: Thân xám, lông dài x Thân đen, lông ngắn
 Aabb aaBb
 G: Ab, ab aB, ab
 F: KG: 25% AaBb: 25% Aabb: 25% aaBb: 25% aabb
 KH: 25% thân xám, lông ngắn: 25% thân xám, lông dài
 25% thân đen, lông ngắn: 25% thân đen, lông dài
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
Lưu ý: Nếu học sinh làm cách khác đúng bản chất vẫn cho điểm tối đa

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_sinh_hoc_de_2.doc