Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

1, Nước cất có nhiệt độ sôi ở điều kiện thường là bao nhiêu? Khi đun sôi nước tự nhiên (nước sông, suối, ao, hồ, ) trong cùng điều kiện theo em nhiệt độ sôi liệu có khác không? Tại sao?

2, Em hãy trình bày cách điều chế và thu khí Oxi trong phòng thí nghiệm? Viết PTPƯ?

3, Tính khối lượng KMnO4 dùng để điều chế 5,6 lít khí Oxi (đktc) biết hiệu xuất phản ứng chỉ đạt 70%.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GDĐT NHO QUAN
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: HOÁ HỌC LỚP 8
(Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (4,0 điểm)
Cho các sơ đồ phản ứng sau:	 
1.		+		 -- > H2O
2.	Al	+	HCl	 -- >	.	 +	
3.	P2O5	+	H2O	 -- >	 
4.	Ca	+		 -- >	Ca (OH)2 +	
5.	KClO3	 ...
6.	BaO	+		-- > 	Ba(OH)2
7.	Fe	+	O2	 -- >	FexOy
8.	Fe	+	HNO3 -- >	Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
Hoàn thành các phương trình phản ứng trên và cho biết các phản ứng đó thuộc loại nào mà em đã được học? 
Câu 2. (4,5 điểm)
1, Nước cất có nhiệt độ sôi ở điều kiện thường là bao nhiêu? Khi đun sôi nước tự nhiên (nước sông, suối, ao, hồ,) trong cùng điều kiện theo em nhiệt độ sôi liệu có khác không? Tại sao? 
2, Em hãy trình bày cách điều chế và thu khí Oxi trong phòng thí nghiệm? Viết PTPƯ?
3, Tính khối lượng KMnO4 dùng để điều chế 5,6 lít khí Oxi (đktc) biết hiệu xuất phản ứng chỉ đạt 70%.
Câu 3. (4,5 điểm)
1, Có 5 bình riêng biệt chứa các chất lỏng không màu sau bị mất nhãn: Dung dịch KOH, dung dịch Ca(OH)2, dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch NaCl, Nước cất. Bằng kiến thức đã học em hãy tìm lại nhãn cho từng bình nói trên.
2, Hòa tan hoàn toàn 5,75 gam kim loại Na vào 200g nước. Tính thể tích khí thoát ra (đktc), tính nồng độ % của dung dịch sau phản ứng.
Câu 4. (4,0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 21,6 gam kim loại R có một hoá trị duy nhất tạo ra 40,8 gam oxit của kim loại đó. 
1. Xác định kim loại R.
2. Nếu điện phân nóng chảy và có mặt chất xúc tác toàn bộ lượng oxit trên sẽ thu được a gam kim loại R và V lít Oxi(đktc). Hãy lập luận cách tìm ra a và V một cách nhanh nhất mà không phải tính theo phương trình hoá học.(Coi hiệu xuất các phản ứng đều đạt 100%).
Câu 5 (3,0 điểm)
 Quặng A có 60% Fe2O3, quặng B có 70%Fe3O4. Trộn A với B với tỷ lệ khối lượng bằng bao nhiêu để được hỗn hợp C, mà trong 500 kg sẽ chứa 239 kg sắt.
Na=23; K= 39; Cu=64; H=1; S=32; Fe=56; Al=27; O=16; Mn = 55; Zn = 65; Cl =35,5
Họ Tên:  Số báo danh: 
Giám thị 1:......... Giám thị 2
UBND HUYỆN NHO QUAN
 PHÒNG GDĐT NHO QUAN
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN HOÁ HỌC LỚP 8
(Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1
4 điểm
Cho các phương trình phản ứng sau:	 
1.	2H2	+	O2	 2H2O (pư hóa hợp)
2.	2Al	+	6HCl	 à	 2AlCl3	+	3H2 (Pư thế)
3.	P2O5	+	H2O	 à	 2H3PO4 (Pư hóa hợp)
4.	Ca	+	H2O	 à	 Ca(OH)2	+	H2 ( pư thế)
5.	2KClO3	 2KCl + 3O2 (Pư Phân hủy)
6.	BaO	+	H2O	à 	 Ba(OH)2 (pư hóa hợp) 
7.	2xFe	+	yO2	 2FexOy (pư hóa hợp)
8. (5x-2y)Fe + (18x-6y)HNO3 (5x-2y)Fe(NO3)3+3NxOy +(9x-3y) H2O
Nếu cân bằng sai hoặc thiếu điều kiện thì cứ 2 lỗi trừ 0,25 điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
4,5 điểm
1
(1 điểm)
ts, nước cất ở nhiệt độ thường = 1000C
Nhưng khi đun sôi nước tự nhiên thường có nhiệt độ sôi khác với nhiệt độ sôi của nước cất.
Vì nước cất là nước tinh khiết còn nước tự nhiên là hỗn hợp của nước với nhiều chất khác hòa tan trong nước.
0,25
0,25
0,5
2
(2 điểm)
* Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế Oxi bằng cách nhiệt phân các hóa chất giàu Oxi, dễ bị phân hủy thành Oxi như:KMnO4,KClO3, KNO3,..
* Cách tiến hành: 
- Lấy KMnO4, hoặc KClO3,.. vào ống nghiệm chịu nhiệt, nghiêng ống nghiệm để hóa chất dồn xuống đáy ( khoảng 5 g hóa chất), lắp ống nghiệm lên giá nhiệt phân sao cho phía miệng hơi thấp so với đáy, phía trong miệng ÔN nhiệt phân đặt một ít bông trước khi lắp các nút có ống vuốt để thu khí Oxi, dùng một ống nghiệm khác hoặc bình thủy tinh khác đặt vào đầu thoát khí ra của vuốt thủy tinh để thu khí Oxi.
- Dùng đèn cồn để nung ống nghiệm chứa hóa chất.
Ban đầu dùng đèn hơ nóng đều toàn bộ ÔN bị nung sau đó nung tập chung vào phần ÔN có hóa chất, sao cho đáy ống nghiệm nung ở vị trí 1/3 phía trên của ngọn lửa.
* Cách thu: Có 2 cách thu khí Oxi: Đẩy nước hoặc đẩy không khí
- Đẩy không khí: đặt ngửa ÔN chứa khí Oxi vào vuốt thủy tinh thoát khí sao cho đầu vuốt khí gần sát đáy ON. Để kiểm tra đã đầy Oxi chưa bằng cách cho tàn đóm đỏ đến sát miệng ON thu khí nếu tàn đóm bùng cháy => đã đầy.
- Đẩy nước: lấy đầy ÔN nước, đặt trong chậu nước, úp miệng ÔN vào đầu vuốt thủy tinh, khi khí Oxi thoát ra sẽ đẩy nước ra dần, đến khi đẩy hết nước ta dùng nút cao su đậy kín ÔN trong chậu nước sau đó lấy ra khỏi chậu nước.
* Viết đúng phương trình nhiệt phân
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(1,5điểm)
 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 (1)
 316 g 22,4 lít
 a g 5,6 l
 Theo (1) a = 79 g
=> mKMnO4 thực cần = 79.100/70 = 112,86 gam
0,5
0,5
0,5
Câu 3
4,5 điểm
1
(2,5điểm)
Lấy các chất trong mỗi bình thành các mẫu thử và đánh số tương ứng để làm các thí nghiệm sau:
* TN1: cho giấy quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử trên, nếu mẫu nào:
- Làm quỳ tím hóa đỏ => đó là dung dịch HSO4 loãng
- Làm quỳ tím hóa xanh => đó là dung dịch KOH và dd Ca(OH)2 (Nhóm 1)
- Không làm quỳ tím đổi màu => đó là dd NaCl và Nước cất (Nhóm 2)
* TN2: Thổi từ từ khí CO2 vào 2 mẫu thử của nhóm 1, nếu dung dịch nào:
- Bị vẩn đục => đó là dung dịch Ca(OH)2
- Dung dịch còn lại không bị vẩn đục => đó là dd NaOH
* TN3: Lấy 2 mẫu thử nhóm 2 đem cô cạn, nếu dung dịch nào:
 - Bay hơi hết và để lại chất rắn màu trắng kết tính => đó là dd NaCl
 - Bay hơi hoàn toàn không đọng lại gì => đó là nước cất.
Lưu ý: không bắt buộc học sinh viết các phương trình phản ứng, nếu học sinh vẫn viết PTPƯ thì không tính điểm nên cũng không trừ điểm khi viết sai, nếu học sinh không chia mẫu thử trừ 0,25 điểm
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(2điểm)
 nNa = 5,25/23 = 0,25 mol
 2Na + H2O à 2 NaOH + H2 (1)
 2mol 80 g 22,4 lít
 0,25 mol 10 g 2,8 lít
Theo (1): - VH2 = 2,8 l => mH2 = 0,25 g
mNaOH = 10 g
=> mdd = 200 + 5,75 – 0,25 = 205,5
=> C%NaOH = (10/205,5) .100 = 4,87 %
Học sinh làm theo cách khác mà vẫn đúng và đảm báo tính logic vẫn cho điểm tối đa
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu 4
4 điểm
1
(3 điểm)
Gọi khối lượng mol nguyên tử của R là M gam, 
 hoá trị của R là n (1≤ n ≤ 7 , n )
 4R + nO2 2R2On
 4M g (4M + 32n) g
 21,6 g 40,8 g
=> 4.40,8 M = 21,6.(4M + 32n) = > M = 9 n 
ta xét bảng: 
n
1
2
3
4
M
9
18
27
36
Kết luận
loại
loại
phù hợp
loại
 Vậy R là Al
0,25
0,5
1,0
0,75
0,5
2
(1 điểm)
Vì các phản ứng xảy ra với hiệu xuất 100% nên khối lượng của kim loại ban đầu sẽ bằng khối lượng kim loại sau khi điện phân nóng chảy thu được nên a = 21,6 g.
Theo định luật bảo toàn khối lượng thì:
= 40,8 – 21,6 = 19,2 g => = (19,2/32).22,4 = 13,44 lít
0,5
0,5
Câu 5
3 điểm
Gọi khối lượng quặng A cần là x kg, quặng B là y kg.
Ta có: mFe2O3 = 0,6x 
=> mFe = 0,6x = 0,42x 
 mFe3O4 = 0,7y
=> mFe = 0,7y = 0,507y 
theo bài ra ta có:
Giải hệ => y = 333,5; x=166,5
=>vậy mA : mB = x:y = 333,5: 166,5 = 1:2
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
Lưu ý:
- Học sinh giải bài toán theo cách khác mà vẫn đảm bảo tính chính xác và logic thì vẫn cho điểm tối đa
- Nếu tính theo phương trình hóa học mà phương trình không cân bằng thì bỏ phần tính toán nếu phần đó tính theo pthh.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_h.doc
Bài giảng liên quan