Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

 1. Một khí A là Oxit mùi hắc có tính độc, gây ho, viêm đường hô hấp. Thành phần cứ có 1 gam S kết hợp với 1 gam O. Hãy tìm công thức hóa học của khí A biết công đơn giản của khí A cũng là công thức phân tử.

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GD-ĐT NHO QUAN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM 2015-2016
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề này có 01 trang)
Câu I (4 điểm)
Viết các phương trình hóa học và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có)
Cho khí Oxi tác dụng lần lượt với: Fe, Al, Cu, S, C, P, CH4.
Cho dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với: Al, Fe, Mg, Zn.
 2. Có mấy loại hợp chất vô cơ. Mỗi loại lấy một ví dụ về công thức hóa học kèm theo tên gọi.
Câu II (4điểm)
Có các axit sau: H2CO3, H2SO3, H2SO4, H3PO4.
Viết công thức hóa học của các oxit axit tương ứng với các axit trên và gọi tên các oxit đó.
Lập công thức hóa học của 4 muối trung hòa tạo bởi các gốc axit của các axit trên với kim loại K và gọi tên của các muối đó.
Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử của nguyên tố M và N là 78. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 26. Tổng số hạt mang điện của nguyên tử M nhiều hơn tổng số hạt mang điện của nguyên tử N là 28. Xác định M, N là những nguyên tố nào.
 ( Biết số p của: Na, K, Ca, Mg, O, C lần lượt là: 11, 19, 20, 12, 8, 6)
Câu III (4điểm)
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
Fe2O3 + H2 Na + H2Oà
CuO + H2 CaO + H2Oà
FexOy + H2 Fe + HClà
CxHy + O2 Zn + HNO3 à Zn(NO3)2 + N2 + H2O
Chỉ dùng hóa chất là nước cất và giấy quỳ tím và các dụng cụ khác có đủ hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 4 chất bột mầu trắng sau đựng trong 4 lọ riêng biệt bị mất nhãn sau: Na2O, MgO, NaCl, P2O5.
Câu IV (4điểm)
 1. Một khí A là Oxit mùi hắc có tính độc, gây ho, viêm đường hô hấp. Thành phần cứ có 1 gam S kết hợp với 1 gam O. Hãy tìm công thức hóa học của khí A biết công đơn giản của khí A cũng là công thức phân tử.
 2. Khử hoàn toàn 4,8 g hỗn hợp CuO và một Oxit sắt chưa rõ công thức ở nhiệt độ cao bằng khí H2 thu được 3,52 g chất rắn. Cho chất rắn đó tác dụng với dung dịch HCl dư sau phản ứng thấy chất rắn tan một phần và tạo ra 0,896 lít khí H2 (đktc.) Tìm công thức hóa học của Oxit sắt trên.
Câu V(4điểm)
1. Hòa tan hoàn toàn 23g Na vào trong 100g H2O. Tính C% của dung dịch thu được.
2. Xác định khối lượng KCl kết tinh thu được sau khi làm lạnh 302g dung dịch KCl bão hòa từ 800C xuống 200C. Biết độ tan của KCl ở 800C và 200C lần lượt là 51g và 34 g.
 Cho: H =1, Na = 23, O = 16, Cu = 64, Fe = 56, S = 32.
Chú ý: Học sinh được dùng bảng hệ thống tuần hoàn. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
UBND HUY ỆN NHO QUAN
PHÒNG GD-ĐT NHO QUAN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM 2015-2016
MÔN: HÓA HỌC
 (Đáp án này có 03 trang)
Câu I
Nội dung
4,0đ 
1.
3,0đ
a. 3Fe + 2O2 Fe3O4 
 4Al + 3O2 2Al2O3 
 2Cu + O2 2CuO 
 S + O2 SO2
 C + O2 CO2
 4P + 5 O2 2P2O5
 2H2 + O2 2H2O
 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
 b. 3H2SO4 + 2Al à Al2(SO4)3 + 3H2 
 H2SO4 + Fe à FeSO4 + H2
 H2SO4 + Mg à MgSO4 + H2
 H2SO4 + Zn à ZnSO4 + H2
 Cứ 3 lỗi cân bằng hoặc thiếu điều kiện PƯ trừ 0,5 điểm
0,25 đ
một ptpư.
12. 0,25đ = 3 đ
2.
1,0đ
 - Oxit. Ví dụ : CaO _Canxi oxit.
 - Axit. Ví dụ: HCl _ Axit clohiđric
 - Bazơ. Ví dụ : NaOH _ Natri hiđrôxit
 - Muối. Ví dụ: CaCO3 _ Canxi cacbonat
Mỗi ý đúng cho 
0,25 đ
Câu II
4,0đ 
1.
2,0 đ
CO2 ( Cacbon đi oxit)
 SO2 ( Lưu huỳnh đi oxit)
 SO3 ( Lưu huỳnh tri oxit)
 P2O5 ( Đi photpho penta oxit)
b. K2CO3 ( Kali cacbonat)
 K2SO3( Kali sunfit)
 K2SO4( Kali sunfat)
 K3PO4( Kali photphat)
0,25đ
Cho mỗi ý
2.
2,0 đ
Từ gt ta có: nM + pM + eM + nN + pN + eN = 78
 ( pM + eM + pN +eN) - (nM + nN) = 26
 ( pM + eM) - (pN + eN) = 28
Giải hệ 3 phương trình trên ta có: pM = 20. Nên M là Ca.
 pN = 6. Nên N là C.
0,5đ
0,5đ
0.5đ
0,5đ
Câu III
4,0đ 
1.
2,0đ
2. 
2,0đ
Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O. 2Na + 2H2Oà2NaOH + H2.
CuO + H2 Cu + H2O. CaO + H2OàCa(OH)2.
FexOy + yH2 xFe + y H2O. Fe + 2HClàFeCl2 +H2.
CxHy + (x +y/4)O2x CO2 + y/2 H2O. 
 5Zn + 12HNO3 à 5Zn(NO3)2 + N2 + 6H2O.
Thả 4 mẫu bột vào 4 ống nghiệm riêng biệt đựng nước cất rồi khuấy kỹ.
 Mẫu nào không tan là MgO.
Ba mẫu còn lại tan hết tạo thành dd trong suốt không mầu là Na2O, NaCl, P2O5 đem thử ba mẫu dd thu được bằng mẩu giấy quỳ tím.
 - Mẫu dd nào làm quỳ hóa xanh thì chất bột thả vào là Na2O. 
 - Mẫu dd nào làm quỳ hóa đỏ thì chất bột thả vào là P2O5.
 - Mẫu dd nào làm quỳ không đổi mầu thì chất bột thả vào là NaCl.
 * Na2O + H2O à 2NaOH
 * P2O5 + 3 H2O à 2H3PO4 
Mỗi pthh được 0,25đ
8 ý mỗi ý được 0,25đ
Câu IV
4,0đ
1.
2,0đ
2.
2,0đ
- Đặt CTHH của oxit là SxOy. (x, y thuộc N*) 
- Ta có : x : y = 1/32 : 1/16 = 1: 2.
- Vậy x = 1. y = 2.
- CTHH là : SO2
Các pthh:
 CuO + H2 Cu + H2O (1)
 FexOy + yH2 xFe + y H2O (2)
 Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 (3)
n H2 ở (3) = 0,896/22,4 = 0,04 mol.
Nên n Fe ở (3) = 0,04 mol. (= 0,04. 56 = 2,24g)
Vậy m Cu ở (1) = 3,52 – 2,24 = 1,28g (= 0,02 mol)
Vậy n CuO ở (1) = 0,02 mol (= 0,02. 80 = 1,6g)
Do đó m FexOy ở (2) = 4,8 – 1,6 = 3,2 g.
Theo (2) cứ: (56x+ 16y) g FexOy sinh ra 56x g Fe.
 Gt: 3,2..2,24.
Do đó ta có: (56x+16y). 2,24 = 3,2. 56x
Suy ra: x/y = 2/3. Nên x = 2; y = 3. 
CTHH: Fe2O3
0, 5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
8 ý mỗi ý 0,25đ
Câu V
1.
2,0đ
2.
2,0đ
Pthh: 2Na + 2H2O à 2NaOH + H2
Theo pthh cứ: 46g 36g 80g 2g
 Gt: 23gà 18g à 40g à 1g
 Vậy dd thu được có hòa tan 40g NaOH
Khối lượng dd thu được là 100 + 23 – 1 = 122g
C% = (40/122).100% =32,787%.
Ở 800C :
100g H2O hòa tan 51g KCl tạo thành 151 g dd bão hòa.
x..............................y............................302..................
 - Suy ra : x = 200g H2O; y = 102g KCl.
 Ở 200C:
100 g H2O hòa tan được 34 g KCl tạo thành dd bão hòa.
200 g H2O hòa tan được z g KCl...................................
Suy ra z = 68 g KCl.
Vậy số g KCl tách ra là: 102 – 68 = 34 g
4 ý mỗi ý 0,5đ
4 ý mỗi ý 0,5đ
Lưu ý:
- Học sinh có thể làm cách khác đáp án nhưng vẫn đảm bảo tính logíc, đúng về bản chất hoá học, đúng kết quả thì vẫn cho điểm tối đa.
- Nếu giải bài toán theo phương trình hoá học mà phương trình hoá học viết sai hoặc cân bằng sai thì bỏ toàn bộ những vấn đề có liên quan.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_h.doc
Bài giảng liên quan