Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Câu 2 (5 điểm)

 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 diễn ra như thế nào? Hãy cho biết những hậu quả mà nó để lại.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GD&ĐT NHO QUAN
 Đề chính thức
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Lịch sử
( Thời gian làm bài: 120 phút)
Đề gồm có 4 câu trên 1 trang
A. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8 điểm).
Câu 1 (3 điểm)
Hãy nêu những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945).
Câu 2 (5 điểm)
	Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 diễn ra như thế nào? Hãy cho biết những hậu quả mà nó để lại.
B. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (12 điểm).
Câu 1 (4 điểm)
	Có ý kiến cho rằng: “ đến cuối thế kỉ XIX Việt Nam bị xâm lược là điều tất yếu”. Bằng kiến thức lịch sử đã học anh, (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 2 (8 điểm)
Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đã thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam. Tác động của những chính sách đó đối với nền kinh tế Việt Nam?
-------------------------- Hết ----------------------------
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GD&ĐT NHO QUAN
HƯỚNG DẪN CHẤM
 CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Lịch sử
( Thời gian làm bài: 120 phút)
Đáp án gồm có 04 trang
Câu
Nội dung
Điểm
I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8,0 điểm)
Câu 1. 
3,0 điểm
* Những nội dung chính.
- Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có tác động và ảnh hưởng to lớn đến tình hình chính trị thế giới.
- Phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước Âu – Mĩ có bước chuyển biến mới, đảng cộng sản ở nhiều nước ra đời.
- Quốc tế cộng sản được thành lập đã lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Giai cấp vô sản trên thế giới trưởng thành tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.
- Các nước tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) dẫn tới hậu quả: chủ nghĩa phát xít thắng thế ở các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) gây tổn thất lớn nhất, khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 2. 
5,0 điểm
* Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933:
 - Trong những năm 1929 – 1933 diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa.
 - Do sự phát triển ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, trong khi người lao động không có tiền mua.
 - Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ, bắt đầu từ nước Mĩ rồi nhanh chóng lan sang các nước châu Âu và thế giới.
 - Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài, có sức tàn phá chưa từng thấy đã đẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ.
 - Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng, một số nước như Anh, pháp...tiến hành những cuộc cải cách kinh tế, xã hội...
 - Một số nước khác như Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tiến hành phát xít hóa bộ máy thống trị ( thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thiết lập chế độ khủng bố công khai) và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.
* Hậu quả: 
 - Tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa và thế giới, đẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm.
 - Nạn thất nghiệp gia tăng, đời sống nhân dân lao động đói khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt.
 - Chủ nghĩa phát xít lên cần quyền ở nhiều nước.
 - Xuất hiện các khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới xuất hiện.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (12,0 điểm)
Câu 1. 
4,0 điểm
* Tình hình thế giới và khu vực:
 - Bước sang thế kỉ XIX đặc biệt đến cuối thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây phát triển lên chủ nghĩa đế quốc vì vậy nhu cầu về thuộc địa, thị trường là rất cần thiết
 - Vì vậy họ tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược các nước phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
 - Đến cuối thế kỉ XIX hầu hết các nước châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng đều bị xâm lược, trở thành thuộc địa, phụ thuộc vào các nước phương Tây.
* Tình hình trong nước:
 - Việt nam có vị trí chiến lược quan trọng về nhiều mặt, đất rộng người đông, nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng
 - Đến cuối thế kỉ XIX chế độ phong kiến ở Việt Nam trên đà suy yếu và khủng hoảng về mọi mặt.
 - Nhà Nguyễn tiếp tục thi hành những chính sách đối nội và đối ngoại lạc hậu và lỗi thời
0.75
0.5
0.75
0.5
1.0
0.5
 Câu 2.
8,0 điểm
* Chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam:
- Về chính trị:
+ Pháp thiết lập bộ máy nhà nước Liên bang Đông Dương gồm Việt Nam, Lào, Cam- pu- chia, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.
+ Pháp thi hành chính sách “ chia để trị”, chia nước ta thành ba sứ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, mỗi sứ có một chế độ cai trị khác nhau.
+ Bộ máy hành chính được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương đều do người Pháp quản lý.
- Về kinh tế:
+ Nông nghiệp: 
. Pháp tăng cường đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nhân dân ta.
. Áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.
+ Công nghiệp:
. Pháp tập trung vào khai thác than và kim loại.
. Cho xây dựng một số ngành sản xuất như xi măng, gạch ngói, chế biến gỗ...,nhưng tìm mọi cách hạn chế phat triển ngành công nghiệp nặng
+ Thương nghiệp: Pháp đánh thuế nặng vào mặt hàng các nước nhập vào Việt Nam( chủ yếu là Trung Quốc và Nhật Bản).
+ Thuế: Pháp tăng thêm các thứ thuế mới, chồng lên các thứ thuế cũ. Nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuốc phiện
+ Giao thông vận tải: Pháp cho xây dựng hệ tống giao thông vận tải để tăng cường việc bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
- Về văn hóa - giáo dục:
+ Pháp duy trì chế độ giáo dục cũ, thực hiện chế độ chính sách “Ngu dân”.
+ Mở một số lớp để đào tạo con em quan lại và bọn tay sai.
+ Chia giáo dục nước ta thành ba bậc là: Bậc Ấu học, bậc Tiểu học và bậc Trung học.
* Tác động của những chính sách đó đối với nền kinh tế Việt Nam:
- Tích cực: Nền kinh tế Việt Nam ít nhiều có sự chuyển biến và phát triển hơn trước, nhiều ngành nghề mới ra đời, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam tiến bộ hơn so với quan hệ sản xuất phong kiến.
- Hạn chế: Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác, vơ vét cạn kiệt, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp, công nghiệp phát triển nhỏ giọt và què quặt đặc biệt là ngành công nghiệp nặng.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.5
0.25
0.5
1.0
1.0
TÔNG
20
-----------Hết-----------
 Chú ý: Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, nếu học sinh trình bày bằng phương pháp khác, nhưng vẫn đảm bảo những nội dung cơ bản, thì vẫn cho điểm tối đa.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_8_nam_h.doc
Bài giảng liên quan