Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

 Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản cũng có hoàn cảnh giống như các nước châu Á khác nhưng Nhật Bản đã thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa? Vì sao?

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
Đề chính thức
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Lịch sử
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề gồm 4 câu trên 1 trang)
A. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8 điểm)
Câu 1 (6 điểm)
	Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản cũng có hoàn cảnh giống như các nước châu Á khác nhưng Nhật Bản đã thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa? Vì sao?
Câu 2 (2 điểm)
	Trình bày kết cục của chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945)? Qua kết cục của cuộc chiến tranh đó, em thấy mình cần phải làm gì?
B. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (12 điểm)
Câu 1 (6 điểm)
	Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp mấy Hiệp ước? Nêu nội dung của các Hiệp ước đó? Hiệp ước nào chấm dứt sự tồn tại của triều đình nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập và thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến cách mạng tháng Tám năm 1945?
Câu 2 (6 điểm)
	Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển như thế nào? Vì sao chiếu Cần Vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng? Trong phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa nào là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất ? Em hãy lý giải?
-------------------- Hết ---------------------
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM CHẤM
 THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Lịch sử
Nội dung
Điểm
Phần A. Câu 1
(6điểm)
* Vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản cũng giống như các nước châu Á khác đều đứng trước nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược: Các nước tư bản phương Tây (Mĩ, Nga, Anh, Pháp...) ngày càng can thiệp vào Nhật Bản, đòi “mở cửa”.
* Để thoát khỏi nguy cơ xâm lược- 1/1868, sau khi lên ngôi, Thiên Hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ, nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
- Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự.
+ Về kinh tế: 
 Thống nhất tiền tệ,
 Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, 
 Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, 
 Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...phục vụ giao thông liên lạc.
+ Về chính trị, xã hội: 
 Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản và đại tư sản lên nắm quyền; 
 Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học- kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
+ Về quân sự: 
 Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, 
 Chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.
 Công nghiệp đóng tàu , sản xuất vũ khí được chú trọng.
* Kết quả: 
- Nhờ những cải cách này, Nhật Bản có những chuyển biến mau lẹ, từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp
- Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản không những thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa mà còn phát triển thành một nước đế quốc hùng mạnh nhất châu Á.
0.75
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.5
0.5
Phần A
Câu 2 
(2điểm)
* Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai(1939-1945):
- Chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản sụp đổ hoàn toàn.
- Nhân loại phải gánh chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.
- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn tât, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới lần thứ nhất, bằng tất cả cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lai.
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
* Trách nhiệm của bản thân:
- Học tập tốt, góp một phần sức lực của mình để xây dựng một thế giới hòa bình......
- Phản đối, tuyên truyền cho mọi người cùng phản đối các cuộc chiến tranh phi nghĩa......
0.5
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
Phần B
Câu 1 
(6điểm)
* Trước sự xâm lược của Pháp triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp 4 Hiệp ước.
* Nội dung các hiệp ước:
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)
+ Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên hòa) và đảo Côn Lôn:
+ Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán;
+ Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây;
+Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc;
+ Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng chiến...
- Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874)
+ Pháp rút quân khỏi Bắc Kì,
+ Triều đình chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Hiệp ước Hác- măng (Hiệp ước Quý Mùi, 25/8/1883)
+ Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.
+ Ba tỉnh Thanh- Nghệ - Tĩnh được sát nhập vào Bắc Kì.
+Triều đình chỉ được cai quản vùng đất ở Trung Kì, nhưng mọi việc phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.
+ Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
+ Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
+ Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6/6/1884)
+ Có nội dung cơ bản giống với hiệp ước Hác-măng.
+ Chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì
* Hiệp ước chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến kéo dài đến cách mạng tháng Tám năm 1945 là hiệp ước Pa-tơ-nốt.
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
Phần B
Câu 2
(6điểm)
* Phong trào Cần Vương bùng nổ: 
- Sau cuộc tấn công quân Pháp của phái chủ chiến thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở ( Quảng Trị).
- Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, một phong trào yêu nước chống xâm lược bùng nổ gọi là phong trào Cần vương.
* Phong trào phát triển qua 2 giai đoạn:
+ 1885-1888: Phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.
+ 1888-1896: Phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn.
* Chiếu Cần vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng vì:
- Đó là lời kêu gọi tâm huyết của một ông vua trẻ tuổi, có tinh thần yêu nước và khẳng khái, mong muốn giành lại độc lập cho dân tộc.
- Chiếu Cần vương phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và truyền thống yêu nước của quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam.
* Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là khởi nghĩa Hương Khê vì:
- Khởi nghĩa diễn ra với quy mô lớn, phân bố trên địa bàn nhiều tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức cao: Nghĩa quân chia được thành 15 quân thứ, mỗi quân thứ có vài trăm người, được chỉ huy thống nhất, giữa các quân thứ có sự phối hợp chặt chẽ...
- Nghĩa quân đã chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.
- Nghĩa quân Hương Khê đã biết sử dụng phương pháp tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong cách đánh địch, có nhiều trận đánh lớn gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. Chúng phải tập trung lực lượng, mở những cuộc tấn công với quy mô mới có thể dập tắt được cuộc khởi nghĩa.
- Khởi nghĩa diễn ra trong thời gian 10 năm (1885-1896). Khởi nghĩa thất bại cũng là dấu mốc kết thúc phong trào Cần vương trên phạm vi cả nước.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_8_nam_h.doc