Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)
Câu 1 (4 điểm)
Nêu đặc điểm của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? Giải thích vì sao các nước đế quốc lại mang những đặc điểm đó?
UBND HUYỆN NHO QUAN Đề chính thức PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2015- 2016 Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 120 phút (Đề gồm 4 câu trên 1 trang) A. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8 điểm) Câu 1 (4 điểm) Nêu đặc điểm của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? Giải thích vì sao các nước đế quốc lại mang những đặc điểm đó? Câu 2 (4 điểm) Trình bày những thành tựu của khoa học- kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX? Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đó đã mang lại kết quả tích cực và hạn chế gì cho nhân loại? Em hiểu như thế nào về câu nói của nhà khoa học A. Nô-ben: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”? B. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (12 điểm) Câu 1 (7 điểm) Để chiếm được Bắc Kì, Pháp đã phải tiến đánh mấy lần? Vào thời gian nào? Nhân dân Bắc Kì đã kháng chiến chống Pháp như thế nào trong những lần chúng tiến đánh? Câu 2 (5 điểm) Hãy cho biết nguyên nhân, diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế? Em có nhận xét gì về thời gian, tính chất và thành phần lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa này? Qua đó, em có suy nghĩ gì về vai trò của người nông dân trong các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc? -------------------- Hết --------------------- ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2015- 2016 Môn: Lịch sử Nội dung Điểm Phần A. Câu 1 (4điểm) * Đặc điểm của đế quốc Anh: Là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”: - Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới (khoảng 33 triệu km vuông với 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh. - Thuộc địa trải dài từ Niu-di-lân, Ô-xtray-li-a, Ấn Độ, Ai Cập, Xu- đăng, Nam Phi, Ca-na-đa, cùng nhiều vùng đất khác ở Châu Á, châu Phi và các đảo trên đại dương. * Đặc điểm của đế quốc Pháp: Là “đế quốc cho vay lãi”vì: - 2/3 số tư bản trong nước thuộc về 5 ngân hàng, phần lớn được đầu tư ra nước ngoài. - Năm 1914, Pháp xuất khẩu 60 tỉ phrăng, trong đó hơn một nửa cho Nga vay, còn lại cho Thổ Nhĩ Kì, các nước ở vùng Trung Cận Đông, Trung Âu và Mĩ la- tinh vay, chỉ có 2-3 tỉ phrăng được đưa vào thuộc địa. * Đặc điểm của đế quốc Đức: Là “đế quốc quân phiệt hiếu chiến”, vì: - Nước Đức bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh, Pháp. - Do vậy, giới cầm quyền Đức hung hăng dùng vũ lực đòi chia lại thị trường và khu vực ảnh hưởng trên thế giới. * Đặc điểm của đế quốc Mĩ: Là đế quốc công nghiệp hay còn gọi là xứ sở của các “ông vua công nghiệp” - Đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp - Năm 1894, sản phẩm công nghiệp của Mĩ gấp đôi Anh và bằng 1/2 các nước Tây Âu cộng lại. - Xuất hiện nhiều công ty độc quyền có ảnh hưởng lớn về kinh tế, chính trị. Đứng đầu các công ty đó là các ông “vua”: “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Mooc-gan, “vua ô tô” Pho... 0.25 0.5 0.25 0.5 0.25 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 Phần A Câu 2 (4điểm) * Thành tựu của khoa học- kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX: - Trong lĩnh vực Vật lí: + Sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là lí thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh, đã mang lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại khi xét lại các khái niệm vật lí về không gian và thời gian. + Có thể nói các phát minh lớn về Vật lí học của thế kỉ XX, từ năng lượng nguyên tử đến lade, bán dẫn..đều có liên quan đến lí thuyết này. -Trong các lĩnh vực khác: Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất (Hải dương học, Khí tượng học...) đều đạt những thành tựu to lớn. - Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã được đưa vào sử dụng như điện tín, điện thoại, ra đa, hàng không, điện ảnh với phim có tiếng nói và phim màu. * Kết quả tích cực và hạn chế của khoa học kĩ thuật: - Tích cực: Mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người. - Hạn chế: Những thành tựu khoa học cũng được sử dụng để trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm họa cho nhân loại qua hai cuộc chiến tranh thế giới. * Hiểu biết về câu nói của nhà khoa học A. Nô-ben: HS trả lời theo 2 ý: Nhà khoa học hi vọng nhân loại: - Phát huy mặt tích cực của những thành tựu. - Khắc phục những hạn chế của những thành tựu khoa học kĩ thuật. 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Phần B Câu 1 (6điểm) * Để chiếm được Bắc Kì, Pháp đã tiến đánh 2 lần: - Lần 1: Năm 1873. - Lần 2: Năm 1882 *Cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì khi Pháp đánh lần 1: - Tại Hà Nội: Nhân dân ta anh dũng đứng lên kháng chiến. + Đêm đêm, các toán nghĩa binh bí mật vào thành phố quấy rối địch, đốt cháy kho đạn giặc. + Một đội nghĩa binh, dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ, chặn đánh địch quyết liệt ở cửa ô Thanh Hà. Họ hi sinh đến người cuối cùng. + Khi giặc chiếm được tỉnh thành Hà Nội, tổ chức Nghĩa hội của những người yêu nước được thành lập. - Tại các tỉnh đồng bằng: + Đi tới đâu quân Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. + Ở Thái Bình, có căn cứ kháng chiến của cha con ông Nguyễn Mậu Kiến. Tại Phong Doanh(Ý Yên- Nam Định), có căn cứ kháng chiến của Phạm Văn Nghị. - Ngày 21/12/1873, khi Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng đã bị quân đội của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ đen cuả Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận. - Chiến thắng Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân ta thì phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc. * Cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì đánh Pháp lần 2: Nhân dân tích cực phối hợp với quân triều đình kháng chiến. - Tại Hà Nội: + Nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc. + Hàng nghìn người dân tụ tập thành đội ngũ, gươm giáo chỉnh tề tại đình Quảng Văn (Cửa Nam) chuẩn bị kéo vào thành đánh giặc, nhưng chua kịp đi thì thành đã mất. + Cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra sau đó vô cùng quả cảm: Nhân dân không bán lương thực cho Pháp, phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh, đào hào, đắp lũy, lập ra các đội dân dũng, bất chấp lệnh giải tán của triều đình. - Tại các địa phương: + Nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy... chống Pháp. + Khi Ri-vi-e đánh Nam Định, quân ta từ Sơn Tây và Bắc Ninh kéo về áp sát thành Hà Nội uy hiếp địch. Ri-vi-e hoảng sợ phải trở về Hà Nội đối phó. - Ngày 19/5/1883, hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục của ta. Quân Cờ đen lại phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh. Nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết, trong đó có Ri-vi-e. - Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai càng làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động. 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.25 0.5 0.25 Phần B Câu 2 (5điểm) * Nguyên nhân bùng nổ: - Tình hình kinh tế nông nghiệp sa sút dưới thời Nguyễn đã khiến cho nhiều nông dân vùng đồng bằng Bắc Kì buộc phải rời quê hương đi tìm nơi khác sinh sống. Một số người đã lên Yên Thế. Giữa thế kỉ XIX, họ bắt đầu lập làng, tổ chức sản xuất. - Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh. *Diễn biến: Phát triển qua 3 giai đoạn: - 1884-1892:Nhiều toán nghĩa binh hoạt động riêng rẽ ở Yên Thế, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm. - 1893-1908: Là thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa gây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Đề Thám. +Trong thời gian này nghĩa quân đã buộc Pháp phải 2 lần giảng hòa, +Nhiều nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã liên lạc với nghĩa quân. - 1909-1913: Thực dân Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng của nghĩa quân hao mòn dần. Ngày 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã. * Nhận xét: - Thời gian tồn tại: Lâu hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào (gần 30 năm). - Tính chất: Là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng. - Thành phần lãnh đạo: Nông dân * Suy nghĩ... - Nông dân có vai trò quan trọng trong bất cứ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nào. Là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng. - Do hạn chế về giai cấp nên mặc dù đấu tranh quyết liệt nhưng cuối cùng đều thất bại.... 0.5 0.5 0.5 0,5 0.25 0.25 0.5 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_8_nam_h.doc