Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Câu 1. (3,0 điểm)

 Vì sao Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX? Lê-nin đóng vai trò như thế nào đối với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

 

docx6 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: Lịch sử
 Thời gian làm bài: 120 phút
I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
	Vì sao Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX? Lê-nin đóng vai trò như thế nào đối với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
Câu 2. (4,0 điểm)
	Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh, kết cục và tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất? 
II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (13,0 điểm)
Câu 1 (7,0 điểm)
	Bằng những kiến thức đã học về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, em hãy:
	a. Nêu nguyên nhân dẫn đến trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Kể tên các sĩ phu, quan lại đã đưa ra những đề nghị cải cách trong thời kì này?
	b. Nhận xét về kết cục, tác động và ý nghĩa của các đề nghị cải cách đó?
	c. Giải thích vì sao các đề nghị cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX không thể thực hiện được mà chủ trương mới của Đảng ta ngày nay lại thành công?
Câu 2 (6,0 điểm) 
	Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước đến năm 1918? Hướng đi của Người có gì khác so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
-----------------Hết--------------
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 8
NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: Lịch sử 8
 (Hướng dẫn chấm gồm có 4 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Vì sao cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX? Lê-nin đóng vai trò như thế nào đối với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
* Cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại ........ (2,25 điểm)
- Cách mạng tháng Mười Nga đưa đến việc thành lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, có ý nghĩa to lớn đối với nước Nga và thế giới.
0,25
- Đối với nước Nga: 
+ Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga.
0,5
+ Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đưa những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới - chế độ XHCN trên một đất nước rộng lớn, chiếm 1/6 diện tích thế giới. 
0,5
- Đối với thế giới: 
+ Dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức.
0,5
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.
0,5
* Vai trò của Lê-nin đối với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga .... (0,75 điểm)
- Lê-nin đóng vai trò quan trọng, lãnh đạo trực tiếp, quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga
0,25
- Là người sáng lập ra Đảng Bôn-sê-vich Nga, vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn
0,25
- Trực tiếp chỉ đạo cách mạng, có những quyết đoán táo bạo, sáng suốt và hành động mau lẹ, đúng thời cơ.
0,25
Câu 2 (4,0 điểm)
Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh, kết cục và tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất? 
* Nguyên nhân: (2,25 điểm)
- Nguyên nhân sâu xa: 
+ Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
0,5
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh. 
0,5
- Nguyên nhân trực tiếp: 
+ Hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau hình thành: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).
0,5
+ Cả hai khối đều ráo riết chạy đua vũ trang, tích cực chuẩn bị chiến tranh để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.
0,5
+ Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.
0,25
* Kết cục: (1,25 điểm)
- Chiến tranh đã gây nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố làng mạc, nhà máy, đường sá, cầu cống  bị phá hủy. 
0,5
- Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đô la.
0,25
- Chiến tranh kết thúc đem lại lợi ích cho các nước thắng trận. Bản đồ thế giới được chia lại.
0,5
* Tính chất: (0,5 điểm)
- Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa giữa các nước đế quốc nhằm giải quyết vấn đề thuộc địa và kinh tế... 
0,25
- Chiến tranh phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến, chỉ đem lại lợi ích cho giai cấp thống trị và các nước thắng trận gây bao đau thương thảm hoạ cho nhân loại...
0,25
II. LỊCH SỬ VIỆT NAM (13 điểm)
Câu 1 (7,0 điểm)
Bằng những kiến thức đã học về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, hãy:
a. Nêu nguyên nhân dẫn đến trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Kể tên các sĩ phu, quan lại đã đưa ra những đề nghị cải cách trong thời kì này?
b. Nhận xét về kết cục, tác động và ý nghĩa của các đề nghị cải cách đó?
c. Vì sao các đề nghị cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX không thể thực hiện được mà chủ trương mới của Đảng ta ngày nay lại thành công?
a. Nguyên nhân dẫn đến trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Kể tên các sĩ phu, quan lại ... (2,5 điểm)
* Nguyên nhân..... 
- Thực dân Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị chiếm cả nước ta. 
0,25
- Triều đình Huế tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu 
0,25
- Kinh tế, xã hội Việt nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
0,25
- Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.
0,25
- Trước tình trạng đất nước ngày một nguy khốn, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có đủ thực lực chống thực dân Pháp.
0,25
* Kể tên các sĩ phu, quan lại ... 
- Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế
0,25
- Đinh Văn Điền
0,25
- Viện thương bạc
0,25
- Nguyễn Trường Tộ
0,25
- Nguyễn Lộ Trạch
0,25
b. Nhận xét về kết cục, tác động và ý nghĩa ....(3,5 điểm)
* Kết cục:
Các đề nghị cải cách đều bị khước từ, không được chấp nhận.
0,25
 * Tác động:
- Tích cực: Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó.
0,25
- Hạn chế:
+ Các đề nghị cải cách vẫn còn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc. 
0,5
+ Nội dung còn dập khuôn hoặc mô phỏng nước ngoài.
0,25
+ Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. 
0,5
+ Nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực: Khước từ mọi đề nghị cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện được.
0,5
* Ý nghĩa: 
- Những tư tưởng cải cách cuối thế kỷ XIX đã gây tiếng vang lớn, ít nhiều cũng đã dám tấn công vào tư tưởng bảo thủ, lỗi thời.
0,5
- Phản ánh trình độ nhận thức mới của người dân Việt Nam hiểu biết, thức thời.
0,5
- Góp phần chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
0,25
c. Chủ trương mới của Đảng ta ngày nay thành công là do: (1,0 điểm)
- Những đổi mới của Đảng ta hiện nay xuất phát từ nhu cầu thiết yếu trong nước, đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
0,5
- Xã hội có những mảnh đất chính trị để tiếp thu nó đó là đội ngũ trí thức đông đảo, họ sẵn sàng tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển kinh tế, xã hội.
0,25
- Chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước được nhân dân ủng hộ với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
0,25
Câu 2 (6,0 điểm)
Nêu những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước đến năm 1918? Hướng đi của Người có gì khác so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
* Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước: (2,75 điểm)
- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất thành rời bến nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, để có cơ hội tới các nước phương Tây xem họ làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước. 
0,5
- Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm, Người đi qua nhiều nước ở Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Âu.
0,5
- Năm 1917, Người quay trở lại Pháp. Ở đây Người đã sống, lao động và học tập trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp.
0,75
 - Người sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Người dần dần có những chuyển biến.
0,5
- Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ là bước đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
0,5
* Hướng đi của Nguyến Tất Thành có điểm khác so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là: (3,25 điểm)
- Các chí sĩ yêu nước trước, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh..., Phan Bội Châu đã chọn con đường cứu nước là đi sang phương Đông, chủ yếu là Nhật: Vì ở đó từng diễn ra cuộc duy tân Minh Trị 1868. Nhật đánh bại đế quốc Nga trong cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904 – 1905). Nhật còn là nước “Đồng chủng, đồng văn”.
0,5
+ Đối tượng của Phan Bội Châu gặp gỡ là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp.
0,25
+ Phương pháp của cụ là vận động, tổ chức giai cấp, cùng các tầng lớp trên để huy động lực lượng đấu tranh bạo động.
0,25
- Phan Châu Trinh: dựa vào pháp để đề nghị cải cách không khác gì xin giặc rủ lòng thương...
0,25
- Nguyễn Tất Thành lựa chọn hướng đi sang phương Tây: Vì đó là nơi mệnh danh có tư tưởng "Tự do - Bình đẳng - Bác ái", có khoa học - kĩ thuật, có nền văn minh phát triển.
0,5
+ Cách đi của Người là đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, phong trào quần chúng giác ngộ, đoàn kết họ đấu tranh bằng sức mạnh của mình là chủ yếu.
0,25
+ Người rất mẫn cảm về chính trị. Nhận thức rõ muốn đánh Pháp thì phải hiểu Pháp. Người sang Pháp để tìm hiểu: Nước Pháp có thực sự “ Tự do - Bình đẳng - Bác ái” hay không? Nhân dân Pháp sống thế nào? Sau đó Người sang Anh, Mĩ, đi vòng quanh thế giới tìm hiểu, tìm ra con đường cách mạng chân chính cho dân tộc. 
0,5
+ Trong hành trình của Người qua nhiều nước, Người nhận thấy chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù, nhân dân ở đâu cũng là bạn. Người tiếp cận chân lí cứu nước bằng thực tế, đúc rút kinh nghiệm cho con đường cứu nước sau này.
0,5
+ Hoạt động của Người bước đầu gắn liền phong trào dân tộc của giai cấp công nhân, nhân dân lao động với phong trào cộng sản và phong trào công nhân cũng như phong trào cách mạng thế giới.
0,25
	-----------------Hết--------------

File đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_8_nam_h.docx
Bài giảng liên quan