Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng trước cửa nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh .Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.”
UBND HUYỆN NHO QUAN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI Năm học 2013 – 2014 MÔN: NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài 120 phút) Đề thi gồm 03 câu, trong 01 trang Câu 1: (4,0 điểm) a/ Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa truyện cười và truyện ngụ ngôn? b/ Chỉ rõ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong các đoạn văn bản sau: "Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm." (Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ) "Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền. Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa khi khóc. (Biển, Khánh Chi) Câu 2: (6,0 điểm) Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng trước cửa nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh..Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.” (Lòng yêu nước, I. Ê-ren-bua) Câu 3: (10,0 điểm) Vua Hùng Vương (người con trai trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ) trong buổi lễ thiết triều đã kể lại cho các quần thần và mọi người cùng nghe câu chuyện về truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Dựa vào truyện truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” (sách ngữ văn 6, tập một), em hãy tưởng tượng mình chính là vị vua đó và kể lại truyện trên. .............Hết................ Họ tên thí sinh : Số báo danh: . Giám thị 1:.. Giám thị 2: . UBND HUYỆN NHO QUAN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm học: 2013 - 2014 MÔN: NGỮ VĂN (Đáp án gồm 03 trang) Câu 1: (4,0 điểm): a/ (1,0 điểm): - Giống nhau: Đều là truyện dân gian do nhân dân xây dựng nên. (0,5điểm). - Khác nhau: + Truyện ngụ ngôn: Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy một bài học nào đó. (0,25điểm). + Truyện cười: Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.(0,25điểm). b/ (3,0 điểm): "Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm." (Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ) + Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ(0,25điểm). Hình ảnh người Cha trong câu thơ thứ nhất chỉ Bác Hồ. (0,25điểm). + Tác dụng: Sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ ấm áp, gần gũi như tình cảm của người cha đối với con. (0,5 điểm). Thể hiện lòng kính yêu, biết ơn của anh đội viên đối với Bác như người con đối với cha của mình. (0,5 điểm). "Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền. Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa khi khóc. (Biển, Khánh Chi) + Nghệ thuật: đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh. (0,5điểm) Biển so sánh như người khổng lồ; biển được nhân hóa ở những hình ảnh miêu tả tâm trạng: vui, buồn, suy nghĩ, mơ mộng, dịu hiền, nóng nảy, nũng nịu (0,25điểm) + Tác dụng: Biển như con người với nhiều tâm trạng khác nhau. (0,25 điểm). Biển như con người cụ thể: Khi to lớn hung dữ như người khổng lồ, khi hiền lành nhỏ bé dễ thương như trẻ con. (0,25 điểm). Nhờ biện pháp nhân hóa, so sánh, đoạn văn gợi sự sinh động ở trạng thái khác nhau của biển trong thời khắc khác nhau tạo nên bức tranh sống động về biển. (0,25 điểm). Câu 2. (6,0điểm) * Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh trình bày cảm nhận theo đúng thể thức của một đoạn văn. Diễn đạt lưu loát, ngôn từ rõ ràng, trình bày sạch sẽ, thể hiện năng lực cảm thụ. (1,0 điểm) * Yêu cầu về nội dung: - Đoạn văn cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: (3,5 điểm) + Cội nguồn của lòng yêu nước bắt nguồn từ những gì đơn giản, tầm thường và gần gũi nhất trong cuộc sống: Cái cây, con phố, vị thơm mát của quả, hơi rượu cỏ thảo nguyên. Đó là những thứ thân quen với mỗi người. (2,0 điểm) + Từ tình yêu cụ thể, nhỏ bé trở thành tình yêu lớn lao, thiêng liêng, sâu nặng, vĩnh cửu hơn đó là lòng yêu nước. (1,5 điểm) - Nghệ thuật (1,5 điểm): + Điệp từ: yêu.(0,75 điểm) + Cách trình bày đi từ cái cụ thể đến cái trừu tượng: yêu nhà, yêu làng xóm, yêu Tổ quốc.(0,75 điểm) Câu 3.(10,0 điểm): Bài văn cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Yêu cầu về kĩ năng :(1,0 điểm) Học sinh biết xây dựng một câu chuyện có bố cục đầy đủ, trình bày các sự việc rõ ràng, trình tự hợp lí. Chọn ngôi kể thứ nhất. Lời kể tự nhiên, sinh động, có thể hiện suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc. * Yêu cầu về nội dung : - Đảm bảo không thay đổi những chi tiết và sự kiện chính trong cốt truyện dù có sự chuyển đổi ngôi kể. - Phải đóng vai vua Hùng Vương - một trong số một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, trong không khí của lễ thiết triều, với tư cách là một vị vua kể cho các quần thần và mọi người nghe câu chuyện của cha mẹ mình mà mình được truyền lại. - Tái hiện lại nội dung truyện và lí giải nguồn gốc dân tộc để mọi người cùng hiểu về cội nguồn của mình. - Bài viết có thể có những sáng tạo riêng song cần đáp ứng những nội dung cơ bản sau: a. Mở bài (1,0 điểm): - Giới thiệu về bản thân mình. - Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện được kể. b. Thân bài (7,0 điểm): Kể lại toàn bộ truyện và bám sát vào các chi tiết sau: - Nguồn gốc, hình dáng, tài năng của cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ. (1,25 điểm) - Cuộc hôn nhân đặc biệt của họ. (1,25 điểm) - Sự sinh nở kì lạ, chi tiết mẹ Âu Cơ đẻ ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con không cần bú mớm vẫn hồng hào khỏe mạnh. (1,5 điểm) - Vì hoàn cảnh sống khác nhau, cha đành dẫn theo năm mươi người con xuống biển, mẹ dẫn năm mươi người con lên non, khi cần vẫn giúp đỡ, thăm hỏi nhau. (1,5 điểm) - Một số phong tục đã hình thành từ đây: người con trưởng được phong lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đặt chức quan văn, quan võ cho triều đình, con trai gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương. (1,5 điểm) c. Kết bài (1,0 điểm): Với giọng điệu tự hào, nhà vua nhắc nhở con cháu về cội nguồn chung cao quý của mình, khuyên con cháu đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau. Chú ý: Căn cứ vào bài viết cụ thể và sự sáng tạo của học sinh, giám khảo có thể thưởng điểm, nhưng nội dung cơ bản của bài văn phải bám sát vào các ý chính của đáp án.
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_6_nam_h.doc