Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về lời kết trong văn bản “Cổng trường mở ra” - Lý Lan (Ngữ Văn 7, Tập I)

Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
Năm học 2013 – 2014
MÔN:NGỮ VĂN 7
 (Thời gian làm bài 120 phút)
Đề thi gồm 03 câu, trong 01 trang
Câu 1: (3 điểm) 
	a. Xác định từ đồng nghĩa trong đoạn thơ sau. Chỉ rõ sắc thái biểu cảm của mỗi từ.
Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ
Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương!
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở 
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương
	(Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên)
b. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu ca dao:
Cô Xuân đi chợ mùa hạ
Mua cá thu về chợ hãy còn đông.
Câu 2: (5 điểm)
Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về lời kết trong văn bản “Cổng trường mở ra” - Lý Lan (Ngữ Văn 7, Tập I)
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”.
Câu 3: (12 điểm) 
Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến thể hiện một tình bạn giản dị mà cao đẹp. Dựa vào nội dung bài thơ em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.
..........................Hết............................
Họ tên thí sinh:.Số báo danh:
Giám thị 1:..Giám thị 2:
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
 KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 7
Năm học: 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1: (3,0 điểm)
a - Xác định từ đồng nghĩa: nước, quê hương, xứ sở .
- Chỉ ra sắc thái biểu cảm:
+ Nước: Chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường
+ Quê hương: gần gũi, thân mật
+ Xứ sở: đối với một mảnh đất mình đã cách xa.
0.75
0.75
b. – Biện pháp: Chơi chữ: xuân, thu, đông. Xuân là tên người, ngoài ra gợi đến mùa xuân, thu chỉ cá thu và gợi đến mùa thu, đông chỉ tính chất của chợ (nhiều người) đồng thời gợi đến mùa đông.
- Cách dùng từ gợi sự hóm hỉnh, óc hài hước của người xưa: Xuân, thu, đông tác giả dân gian ngoài việc phản ánh một sự việc bình thường (một cô gái tên Xuân đi chợ mùa hè mua cá thu) đã tạo sự liên tưởng thú vị về dòng chảy thời gian: Xuân - hạ - thu - đông. 
0.75
0.75
Câu 2 (5,0 điểm)
- Về kỹ năng: 
+ Phải biết cách xây dựng đoạn văn theo trình tự: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.
+ Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; lập luận vững chắc; dùng từ, đặt câu, chính tả đúng.
1.0
 - Về kiến thức: Học sinh dựa vào câu văn để trình bày cảm nhận của mình. Sau đây là một số gợi ý: 
+ Câu văn chứa chan tình mẫu tử: mẹ yêu con vì thế mẹ muốn con tự lập để khám phá một thế giới mới lạ, kì diệu;
0.5
+ Được đến với cả một chân trời tri thức bao la, mới mẻ, hấp dẫn;
1.0
+ Nơi ấy ước mơ, khát vọng được chắp cánh để bay cao, bay xa;
1.0
+ Được sống trong vòng tay yêu thương của thầy cô, bè bạn;
1.0
+ Khẳng định ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người;......................
0.5
* Chú ý: Suy nghĩ của thí sinh có thể rất đa dạng và những suy nghĩ ấy có thể được trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, cơ sở của mọi suy nghĩ chính là nội dung của câu văn đã cho trong đề bài. Giám khảo cần linh hoạt trong việc chấm bài của thí sinh. Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có sự sáng tạo, phát hiện và phong cách riêng nhưng giàu tính thuyết phục. 
Câu 3
(12,0 điểm)
1. Yêu cầu chung:
- Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận văn học).
- Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài.
- Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn
2. Yêu cầu cụ thể:
- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Nguyễn Khuyến;
- Nêu được vấn đề cần chứng minh: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến thể hiện một tình bạn giản dị mà cao đep.
1.0
-Thái độ và tình cảm vui mừng của nhà thơ khi gặp bạn:
+ Cách xưng hô: “bác” gợi lên thái độ niềm nở, thân mật, và trân trọng, một cách xưng hô thân tình.
+ Cụm từ chỉ thời gian: “đã bấy lâu nay” diễn tả thời gian xa cách của đôi bạn già tri kỉ đã quá lâu rồi mới được gặp nhau. Sự xa cách, nhớ mong làm nỗi bật niềm xúc động, niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn.
3.0
- Tình bạn vượt lên trên mọi vật chất tầm thường.
Tiếp bạn không có mâm cao cỗ đầy mà chỉ có một tấm lòng chân thành, cao đẹp. 
+ Có tất cả nhưng cũng chẳng có gì để đãi bạn thân: chợ có nhưng không có người đi; ao có cá nhưng sâu nước; gà vịt nhiều nhưng vườn rộng rào thưa khó bắt; rau quả đủ loại nhưng chưa đến độ, đến mùa.
+ Cái bí của chủ nhà lên đỉnh điểm khi “trầu không có” nhà thơ đã thi vị hoá cái nghèo của một vị quan thanh bạch.
- Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, tình bạn đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. 
4.0
- Khẳng định sự gắn kết của tình bạn thuỷ chung, keo sơn.
+ Từ “bác” xuất hiện lần thứ hai thể hiện sự trìu mến, kính trọng, gần gũi, dân dã....
+ Cụm từ “ta với ta” : Hai ngôi khác nhau nhưng cùng sử dụng đại từ “ta” thể hiện sự gắn kết giữa tôi và bác, gắn kết giữa hai chúng ta không hề còn ngăn cách; là hai mà như một.......tri âm tri kỷ.
3.0
- Quan niệm đúng đắn về tình bạn: Đó là tình bạn vượt lên vật chất tầm thường, tình bạn xuất phát từ sự chân thành, tình tri âm, tri kỷ
- Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình bạn trong cuộc sống hiện tại...
1.0

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7_nam_h.doc