Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

 Có ý kiến cho rằng: “Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.”

 Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Ngô Tất Tố) và “Lão Hạc” (Nam Cao) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI 
Năm học 2015 – 2016
MÔN: NGỮ VĂN 8
 Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm 03 câu, trong 01 trang)
Câu 1 (4,0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
"Cục...cục tác, cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
 (Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh).
 Câu 2 (4,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bài ca dao sau:
“Anh đi anh nhớ quê nhà,
 Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.”
 (Ca dao).
 Câu 3 (12.0 điểm):
	Có ý kiến cho rằng: “Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.”
	Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Ngô Tất Tố) và “Lão Hạc” (Nam Cao) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
------------------ Hết -------------------
- Thí sinh không sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
UBND HUYỆN NHO QUAN
KÌ THI KSCL HỌC SINH GIỎI 
PHÒNG GD&ĐT NHO QUAN
Năm học: 2015 – 2016
Hướng dẫn chấm môn: NGỮ VĂN 8
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn chấm gồm 3 câu, 03 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo.
- Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu.
- Chấm theo thang điểm 20,0 (câu 1: 4,0 điểm; câu 2: 4,0 điểm; câu 3: 12,0 điểm).
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu
Yêu cầu về nội dung
Điểm
Câu1
(4điểm)
- Biện pháp tu từ: Điệp từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (Nghe).
- Tác dụng:
+ Điệp từ "nghe": Tạo điểm nhấn cảm xúc đang dâng trào mãnh liệt trong lòng người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa quen thuộc.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nghe vốn thuộc phạm trù của thính giác nhưng nghe tiếng gà trưa mà "xao động nắng trưa" (thị giác), " bàn chân đỡ mỏi" (cảm giác), "gọi về tuổi thơ" được cảm nhận bằng tâm hồn.
=> Diễn tả cảm xúc của người lính: xôn xao, phấn chấn, nhớ về kỉ niệm thời thơ ấu bên bà, về tình bà cháu, gia đình thân thương. Tình cảm ấy tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ trên đường hành quân.
1,0đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
Câu 2
(4,0 điểm)
* Về kỹ năng: HS viết đúng dạng một đoạn văn, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả.
* Về kiến thức: Nêu được các ý sau
- Khắc hoạ nỗi nhớ da diết của người xa quê, một nỗi nhớ mộc mạc, dân dã mà đằm thắm, khó phai. 
- Đầu tiên là nhớ quê hương với: bát canh rau muống, cà dầm tương. Những món ăn hết sức dân dã của quê nhà đã nuôi anh khôn lớn, trưởng thànhVà cái hương vị quê hương ấy đã hoà vào máu thịt, hoà vào hơi thở của anh.
- Tiếp theo là nhớ đến con người quê hương: Nỗi nhớ ấy từ khái quát đến cụ thể (cô thôn nữ dịu dàng, duyên dáng trong công việc lao động: tát nước).
- Điệp từ "nhớ", phép liệt kê và thể thơ lục bát nhẹ nhàng đã khắc họa nỗi nhớ da diết, dồn dập của người xa quê. Nỗi nhớ nọ bao trùm lên nỗi nhớ kia, hóa thành những lời dặn dò, những lời tâm sự, giúp người ở nhà vững niềm tin, giúp người đi xa có thêm sức mạnh.
-> Bài ca dao đã gợi tình yêu quê hương, đất nước trong trái tim mỗi người. 
0,5đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
0,5
Câu 3 (12điểm)
* Về kỹ năng: Đảm bảo yêu cầu của một bài văn nghị luận văn học, có bố cục và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, dẫn chứng linh hoạt, phù hợp. Lời văn trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
* Về kiến thức : Cần đảm bảo các ý sau:
1. Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
2. Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: Là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kỳ trước cách mạng:
+ Đảm đang, tháo vát (dẫn chứng).
+ Giàu tình yêu thương chồng con (dẫn chứng).
+ Có sức phản kháng tiềm tàng và tinh thần đấu tranh(dẫn chứng).
* Lão Hạc là tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân:
+ Hiền lành, nhân hậu, chất phác (dẫn chứng).
+ Giàu lòng tự trọng, có tình yêu thương con sâu sắc (dẫn chứng).
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: Chính sách sưu thuế của chế độ thực dân phong kiến đã đẩy gia đình chị Dậu vào bước đường cùng (dẫn chứng).
* Lão Hạc: Cuộc sống nghèo khổ, bế tắc đã đẩy lão Hạc đến bước đường cùng phải chọn một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội (dẫn chứng)
c. Bức chân dung của chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:
- Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của người nông dân trước cách mạng, đồng thời thể hiện số phận bi thảm của họ.
- Cả hai tác phẩm thể hiện tinh thần nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc.
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
1,0 đ
4,0 đ
4,0 đ
2.0 đ
1,0 đ
* Lưu ý : GK căn cứ vào thực tế bài làm của HS để cho điểm phù hợp, tránh để mất điểm của HS; cẩn trọng và tinh tế khi đánh giá bài làm của HS; phát hiện, trân trọng những bài viết có ý kiến riêng, miễn hợp lý, thuyết phục. Chú ý những bài viết có chiều sâu, thể hiện sự sáng tạo.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_h.doc