Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Câu 1. (4,0 điểm).

Từ nội dung của ý thơ, em viết đoạn văn nghị luận (khoảng 15 - 20 dòng) suy nghĩ của em về vai trò của tình mẹ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
 (Đề thi gồm 2 phần, 01 trang)
Phần I. Đọc - hiểu văn bản (4,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Con đếm được những đoạn đường đi qua.
Đếm những niềm vui dại khờ tuổi trẻ.
Đếm tất cả những gì trên đời này có thể.
Duy chỉ một điều không đếm nổi, mẹ ơi!
Những nắng cùng sương theo mẹ suốt một đời
Tiếng kẽo kẹt oằn vai, con đường sỏi đá.
Mẹ gánh buồn vui qua tháng ngày vất vả
Giờ tóc bạc màu, lưng mẹ lại còng thêm”
 (Trích - Ngô Thị Thanh Nhàn)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? 
2. Chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
“Tiếng kẽo kẹt oằn vai, con đường sỏi đá
 Mẹ gánh buồn vui qua tháng ngày vất vả”
3. Hãy đặt một nhan đề phù hợp cho nội dung đoạn thơ?
4. Đặt mình là người con trong bài thơ, em cảm nhận thế nào trước hình ảnh tóc bạc màu và lưng lại còng thêm của mẹ.
Phần II. Tạo lập văn bản (16,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm). 
Từ nội dung của ý thơ, em viết đoạn văn nghị luận (khoảng 15 - 20 dòng) suy nghĩ của em về vai trò của tình mẹ.
Câu 2. (12,0 điểm).
 Trong bất kì hoàn cảnh nào, ở Bác cũng toát lên phong thái ung dung, tự tại, niềm lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống. Qua hai bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” và “Ngắm trăng”, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
......Hết......
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GD&ĐT NHO QUAN
HƯỚNG DẪN CHẤM 
 CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN
(Đáp án gồm 03 trang)
Phần I. Đọc hiểu văn bản (4,0điểm)
Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
Câu 2. ( 1,5 điểm)
- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ - chỉ những vất vả, cực nhọc của mẹ (0,5 điểm)
- Tác dụng:
+ Làm nổi bật nỗi vất vả, cực nhọc, sự hi sinh tảo tần cũng như công lao to lớn của người mẹ. (0,5 điểm)
+ Qua đó thể hiện tình cảm yêu thương, lòng biết ơn của người con trước tình cảm và công lao to lớn của mẹ. (0.5 điểm)
Câu 3. (0,5 điểm ). Học sinh có thể có cách đặt nhan đề khác nhau, miễn là hợp lí, ví dụ:
- Điều không đếm được.
- Mẹ ơi!
Câu 4. (1.5 điểm). Học sinh nêu được cảm nhận riêng của bản thân, có thể có một số gợi ý sau:
- Hình ảnh thể hiện dấu hiệu của tuổi già bởi thời gian, bởi vất vả của cuộc đời...
- Xót thương, lo lắng... trước hình ảnh ngày càng già đi của mẹ. Thêm yêu, kính trọng, biết ơn về những gì mẹ giành cho bản thân. Trân trọng những ngày tháng sống bên mẹ...
- Cố gắng sống tốt, học tập, rèn luyện làm cho mẹ vui, đền đáp công ơn của mẹ....
Phần II. Tạo lập văn bản (16,0 điểm)
Câu 1. ( 4,0 điểm)
Yêu cầu chung. Biết viết một đoạn văn nghị luận đúng hình thức theo yêu cầu đề bài. Đoạn văn mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng.
Yêu cầu về nội dung. Cần đảm bảo một số gợi ý cơ bản sau:
- Tình mẹ là thiêng liêng, là cao cả không gì so sánh được, có vai trò, ý nghĩa to lớn và thiêng liêng với cuộc đời mỗi người.
- Có tình mẹ cuộc sống có niềm vui, hạnh phúc. Thiếu tình mẹ, cuộc sống bất hạnh, thiếu niềm vui.
- Biết trân trọng tình cảm của cha mẹ, biết hiếu thảo, làm trò bổn phận với cha mẹ bằng cử chỉ, thái độ, việc làm. 
- Phê phán hành động bất hiếu với cha mẹ.
Câu 2 (12,0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết làm một bài văn nghị luận văn học đúng với yêu cầu đề bài. Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng đầy đủ - chính xác. Lời văn trong sáng, có cảm xúc. Không mắc các loại lỗi.
Yêu cầu về nội dung
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận: Phong thái ung dung, tự tại; niềm lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống
b. Làm sáng tỏ vấn đề nghị luận:
- Khái quát chung về hai bài thơ: 
+ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ để thấy được hoàn cảnh khác nhau nhưng đều thể hiện tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung của Người. Ngay trong cảnh khó khăn của cách Mạng trong buổi đầu Bác về nước (Tức cảnh Pác Bó), hay ngay trong cảnh tù đầy ( Ngắm trăng).
+ Thể thơ, giọng điệu, ngôn ngữ....
- Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.
 Bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó”: 
+ Thấy được điều kiện sống và làm việc vô cùng khó khăn, gian khổ thiếu thốn: Ở trong hang, làm việc bên bờ suối, chiếc bàn đá chông chênh. Nhưng lại cho thấy tâm hồn hòa hợp, gần gũi vơí thiên nhiên và con người Pác Bó; sự chủ động, ung ung , tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Bác
+ Phân tích được nghệ thuật đối, giọng điệu đùa vui, hóm hỉnh, đặc biệt là cách kết thúc bài thơ qua chữ “ sang” để thấy được tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung của Bác
Bài thơ “ Ngắm trăng”
+ Thấy được hoàn cảnh trong tù tối tăm, chật chội, bị đầy đọa khổ cực, thiếu thốn đủ thứ nhưng Bác chỉ nhắc đến rượu, hoa. Bác vẫn thả hồn mình ra ngoài song sắt nhà tù để ngắm trăng, để giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên, quên đi thân phận của một người tù để thấy tinh thần hoàn toàn tự do của Bác. Song sắt nhà tù hoàn toàn bất lực trước tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu thiên thiên, phong thái ung ung của Bác “Thân thể ở trong lao. Tinh thần ở ngoài lao” của Bác.
+ Phân tích được nghệ thuật điệp ngữ, phép đối, nhân hóa. Đặc biệt kết cấu đối xứng ở hai câu cuối để thấy được tâm hồn thực sự tự do, cuộc vượt ngục bằng tinh thần...
	c. Khẳng định lại vấn đề, đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của hai bài thơ.
Thang điểm:
	- Điểm 11-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu. Bài làm linh hoạt.
	- Điểm 9-10: Đáp ứng tương đối tốt yêu cầu: Biết xác lập luận điểm, lập luận tốt; chứng cứ xác thực; còn mắc một vài lỗi.
	- Điểm 7-8: Đáp ứng khá các yêu cầu: biết lập luận; đưa dẫn chứng hợp lí; diễn đạt có chỗ chưa thoát ý.
	- Điểm 5-6: Đáp ứng 1/2 các yêu cầu; lập luận chưa chặt chẽ; dẫn chứng chưa toàn diện;
- Điểm 3-4: Chưa xác định rõ luận điểm, bài còn sơ sài, lập luận còn lủng củng.
 diễn đạt lủng củng; ngôn ngữ thiếu sức biểu cảm.
	- ĐIểm 1-2: Bài quá sơ sài, lủng củng, chưa biết xác định yêu cầu. mắc nhiều các loại lỗi
	- Điểm 0,0 : Lạc đề hoặc không làm bài.
..............................Hết...............................

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_h.doc
Bài giảng liên quan