Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Cùng một lúc hai xe xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 60km. Chúng chuyển động thẳng đều và cùng chiều từ A đến B. Xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc 30km/h, xe thứ hai đi từ B với vận tốc 40km/h.

1. Tìm khoảng cách giữa hai xe sau 30 phút kể từ lúc xuất phát? Hai xe có gặp nhau không? Tại sao?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2013 – 2014
MÔN: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề này gồm 5 câu, trong 01 trang)
Câu 1 (5,0điểm)
Cùng một lúc hai xe xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 60km. Chúng chuyển động thẳng đều và cùng chiều từ A đến B. Xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc 30km/h, xe thứ hai đi từ B với vận tốc 40km/h.
1. Tìm khoảng cách giữa hai xe sau 30 phút kể từ lúc xuất phát? Hai xe có gặp nhau không? Tại sao?
2. Sau khi xuất phát được 1giờ, xe thứ nhất tăng tốc và đạt tới vận tốc 50km/h. Hãy xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau. 
Câu 2 (4,0 điểm)
Người kê một tấm ván để kéo một cái hòm có trọng lượng 600N từ mặt đất lên một chiếc xe tải có sàn xe cách mặt đất 0,8m, tấm ván dài 2,5m, lực kéo bằng 300N.
1. Tính lực ma sát giữa đáy hòm và mặt ván.
2. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
Câu 3 (4,0 điểm)
Một mẩu hợp kim thiếc – chì có khối lượng m = 664g, khối lượng riêng D = 8,3g/cm3. Hãy xác định khối lượng của thiếc và chì trong hợp kim? Biết khối lượng riêng của thiếc là D1 = 7300kg/m3, của chì là D2 = 11300kg/m3 và coi rằng thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích các kim loại thành phần.
Câu 4 (5,0điểm)
Có hai bình cách nhiệt. Bình một chứa khối lượng m1 = 4kg nước ở nhiệt độ t1 = 20oC, bình hai chứa khối lượng m2 = 8kg nước ở nhiệt độ t2 =40oC. 
1. Nếu chuyển toàn bộ nước ở bình thứ nhất vào một thùng nhôm có khối lượng 2kg ở nhiệt độ 300. Tính nhiệt độ của nước ở trong thùng khi bắt đầu xảy ra cân bằng nhiệt.Biết nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là 4200J/Kg.K; 880J/Kg.K.
2. Nếu đổ một lượng nước m từ bình 2 sang bình 1. Sau khi nhiệt độ ở bình 1 đã ổn định, người ta lại chuyển lượng nước m từ bình 1 sang bình 2. Nhiệt độ ở bình 2 khi cân bằng là t2’ =38oC. Hãy tính khối lượng m đã đổ trong mỗi lần và nhiệt độ ổn định t1’ ở bình 1.
Câu 5 (2,0điểm)
Hai gương phẳng M1, M2 đặt vuông góc với nhau. Hai điểm A và B nằm trong cùng một mặt phẳng vuông góc với giao tuyến của hai gương.
1. Hãy vẽ một tia sáng đi từ A tới gương M1 tại I, phản xạ tới gương M2 tại E, rồi phản xạ tới B (không cần nêu cách vẽ).
2. Chứng minh AI // EB.
Hết..
UBND HUYỆN NHO QUAN
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KSCL HSG LỚP 8
Năm học: 2013 – 2014
MÔN: VẬT LÝ
 (Hướng dẫn chấm gồm 0 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(5,0 điểm)
1. (2,0 điểm)
Gọi S là khoảng cách ban đầu : 60km
Gọi S/ là khoảng cách sau 30 phút.
v1 là vận tốc của xe từ A
v2 là vận tốc của xe từ B
Ta có : Quãng đường xe đi từ A trong 30 phút là 
 S1 = v1.t = 30.0,5 = 15km
 Quãng đường xe đi từ B trong 30 phút là 
	S2 = v2.t = 40.0,5 = 20km
Vậy khoảng cách của hai xe sau 30 phút là 
	 S/ = S + S2 – S1
 = 60 + 20 – 15 = 65 km
Hai xe không gặp nhau. Vì xe I đuổi xe II nhưng có vận tốc nhỏ hơn.
0,5
0,5
0,5
0,5
2. (3,0 điểm)
Gọi S// là khoảng cách sau 1h
Gọi S/1, S/2 là quãng đương hai xe đi trong 1h
Gọi S//1, S//2 là quãng đường hai xe đi được kể từ lúc xe I tăng tốc lên 50km/h cho đến khi gặp nhau
Ta có :Quãng đường xe đi từ A trong 1h là 
	S/ 1 = v1.t/ = 30.1 = 30km
Quãng đường xe đi từ B trong 1h là 
	S/2 = v2.t/ = 40.1 = 40km
Vậy khoảng cách của hai xe sau 1h là 
	 S// = S + S/2 – S/1
 = 60 + 40 – 30 = 70 km
Quãng đường xe I từ A đi được kể từ lúc tăng tốc
	S// 1 = v/1.t// = 50.t//	(1)	
Quãng đường xe II từ B đi được kể từ lúc xe I tăng tốc
	S//2 = v2.t// = 40.t// 	(2)
Sau khi tăng tốc 1 khoảng thời gian t// xe I đuổi kịp xe II(v/1 > v2) nên khi gặp nhau thì : 
 S/ = S//1 – S//2 = 70 	(3)
Thay (1), (2) vào (3) ta được : t// = 7h
Vậy sau 7h thì hai xe gặp nhau kể từ lúc xe I tăng tốc.
Xe I đi được : S// 1 = v/1.t// = 50.t// = 50.7 = 350km
Xe II đi được : S//2 = v2.t// = 40.t// = 40.7 = 280km
Vậy chổ gặp cách A một khoảng : S/1 + S//1 = 30 + 350 = 380km
Cách B một khoảng : S/2 + S//2 = 40 + 280 = 320km
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
(4,0 điểm)
1. (1,5 điểm)
Nếu không có ma sát thì lực kéo hòm sẽ là F’ 
áp dụng định luật bảo toàn công ta được: 
F’.l = P.h 
=> F’ = 
Vậy lực ma sát giữa đáy hòm và mặt ván: 
Fms = F – F’ = 300 – 192 = 108 N 
0,5
0,5
0,5
2. (2,5 điểm)
Ta có: A0 = P.h 
 và A = F.l 
Áp dụng công thức hiệu suất:
H = 
=> H = 
Thay số vào ta có: H = 
Vậy hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 64% 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
(4,0 điểm)
Đổi D1 = 7300kg/m3 = 7,3g/cm3 ; D2 = 11300kg/m3 = 11,3g/cm3 
Gọi m1 và V1 là khối lượng và thể tích của thiếc trong hợp kim 
Gọi m2 và V2 là khối lượng và thể tích của chì trong hợp kim 
Ta có m = m1 + m2 Þ 664 = m1 + m2 (1) 	
V = V1 + V2 
Þ 	(2) 
 Từ (1) ta có m2 = 664- m1. 
Thay vào (2) ta được 	(3)
Giải phương trình (3) ta được m1 = 438g và m2 = 226g 
0,5
0,5
0,25
1,0
0,25
0,5
1,0
Câu 4
(5,0 điểm)
1. (1,5 điểm)
Nhiệt lượng thùng nhôm toả ra : 
 Q1 = m2. c2 (t2 – t ) 	
Nhiệt lượng nước thu vào 
 Q2 = m1. c1 (t – t1) 	
Phương trình cân bằng nhiệt là: 
 Q1 = Q2 Þ m2. c2 (t2 – t) = m1. c1 (t – t1) 
 Þ	 0C 
0,25
0,25
0,5
0,5
2. (3,5 điểm)
Gọi m1, t1 là khối lượng của nước và nhiệt độ bình 1 
Gọi m2, t2 là khối lượng của nước và nhiệt độ bình .2. 	
* Lần 1: Đổ m (kg) nước từ bình 2 sang bình 1.
Nhiệt lượng nước toả ra : Q1 = mc(t2 – t1’ ) 	Nhiệt lượng nước thu vào Q2 = m1c(t1’ – t1) 	
Phương trình cân bằng nhiệt là: 
Q1 = Q2 Þ m.c (t2 – t1’ ) = m1c(t1’ – t1) (1)	 
* Lần 2:
 Đổ m (kg) nước từ bình 1 sang bình 2. 
Nhiệt lượng nước toả ra : Q1’ = m. c (t2’ – t1’ ) 	Nhiệt lượng nước thu vào Q2’ = (m2 – m ). c (t2 – t2’)	
Phương trình cân bằng nhiệt là :
Q1’ = Q2’ Þ m. c (t2’ – t1’ ) = (m2 – m ). c (t2 – t2’) (2) 
Từ (1) và (2) ta có: 
 m. c (t2 – t1’ ) = m1. c (t1’ – t1) 
 m. c (t2’ – t1’ ) = (m2 – m ). c (t2 – t2’) 
Thay số ta có: m. c (40 – t1’) = 4.c (t1’ – 20) (3)
	 m.c (38 – t1’) = (8 –m). c (40 – 38) (4)	
Giải (3) và (4) ta được: m= 1kg và t1’ = 240 C	
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
1,0
Câu 5
(2,0 điểm)
1. (1,0 điểm)
A
B
E
A1
I
M1
M2
A2
2
2
O
K
H
- Vẽ đầy đủ cho điểm tối đa
- Thiếu mũi tên hoặc sai ký hiệu gương phẳng, các điểm trừ 0,25
1,0
2. (1,0 điểm)
Theo bài ra ta có:
 (1)
Từ (1), (2) và (3) ta có:
=> 
Mà và là hai góc đồng vị
=> AI // EB
0,25
0,25
0,25
0,25
* Chú ý:
- Nếu thí sinh làm theo cách khác và tìm được kết quả đúng thì vẫn cho điểm tối đa
- Nếu thí sinh viết được công thức đúng, thay số và tính ra kết quả sai, thì cho nửa số điểm ý đó
- Nếu thiếu hoặc sai từ hai đơn vị trở lên trừ 0,25 điểm
------------------------ Hết-------------------

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_sinh_gioi_mon_vat_li_lop_8_nam_ho.doc
Bài giảng liên quan